Sách binh pháp/Binh pháp Khổng Minh
Binh pháp Khổng Minh là sách binh pháp được sáng tác bởi Khổng minh một quân sư tài ba thao lược sống thời hậu Hán ở Trung quốc thời cổ đại
Tác giả
[sửa]Gia Cát Lượng (chữ Hán: 諸葛亮; bính âm: Zhūgě Liàng;[1] 181 – 234), biểu tự Khổng Minh (孔明),[2] hiệu Ngọa Long (臥龍), là Thừa tướng, công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục, và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Quý Hán (Thục Hán) thời Tam Quốc.Gia Cát Lượng đã giúp Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc Tam quốc, liên minh Thục-Ngô chống Ngụy. Ông được cho là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của ông, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác của Trung Quốc là Tôn Tử.[3] Tuy nhiên, năm chiến dịch đánh Tào Ngụy do ông phát động đều không thành công, cuối cùng ông bị bệnh mất trong doanh trại.
Gia Cát Lượng là người đất Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông) quận Lang Nha đời Đông Hán. Ông sinh vào mùa Thu năm Tân Dậu (181) thời Hán Linh Đế. Dòng họ Gia Cát (諸葛) của ông là một họ kép ít gặp. Gia Cát Lượng là hậu duệ của quan Tư lệ Hiệu úy là Gia Cát Phong đời nhà Hán, cha là Gia Cát Khuê, thời Hán mạt làm chức Quận thừa ở Thái Sơn, nhưng chết khi Gia Cát Lượng còn nhỏ. Gia Cát Khuê sinh được ba người con trai là Gia Cát Cẩn, Gia Cát Lượng và Gia Cát Quân.[4][5]
Do cha mất sớm, Gia Cát Lượng theo chú là Gia Cát Huyền làm Dự Chương thái thú cho Viên Thuật. Gia Cát Huyền dẫn Lượng cùng em trai ông là Gia Cát Quân đến nhậm chức. Gặp lúc Hán triều cử người khác đến thay Huyền, nên ông qua Kinh Châu nương nhờ Lưu Biểu, vốn là chỗ quen biết cũ. Anh trai của ông là Gia Cát Cẩn tránh loạn đến Giang Đông, gặp lúc Tôn Sách chết, phục vụ cho Tôn Quyền ở Giang Đông.[5][6]
Trong gia tộc Gia Cát, Gia Cát Lượng là người tài giỏi nhất nên người đời sau có câu: "Thục được rồng[11], Ngô được hổ, Ngụy được chó", ví trong 4 anh em thì ông tài giỏi nhất, Lưu Bị thu nạp được rồng và cả Gia Cát Quân em ông trong số 3 người (Lưu, Tào, Tôn).
Theo Bàng Thống truyện chép trong Tam quốc chí, Gia Cát Lượng là học trò của Bàng Đức Công, người Tương Dương. Gia Cát Lượng thường hay tới nhà, một mình lạy ở dưới giường, ban đầu Bàng Đức Công chẳng chỉ bảo gì sau mới dạy. Chính họ Bàng đặt các biệt danh Ngọa Long cho Gia Cát Lượng, Phượng Sồ cho Bàng Thống và Thủy Kính cho Tư Mã Huy. Bàng Đức Công có cháu là Bàng Thống, người sau này được Gia Cát Lượng tiến cử cho Lưu Bị.[10]
Nội dung Binh pháp Khổng Minh
[sửa]TIỆN NGHI THẬP LỤC SÁCH