Thuật lừa để thắng tranh biện/Thuật lừa 39

Tủ sách mở Wikibooks

Nói nước đôi

Hãy đối mặt với điều này - chúng ta thường làm những gì chúng ta đang buộc tội đối thủ của mình. Nhưng dĩ nhiên, ta không muốn thừa nhận điều đó vì nó sẽ làm hại đến mục đích của ta. Nói nước đôi có thể là một phương cách rất mạnh để công kích hoặc phòng vệ. Trong việc nói nước đôi (đôi khi còn được gọi là nói bóng gió), ta sử dụng một từ hay một cụm từ tích cực khi ta làm điều gì đó và dùng từ tiêu cực khi chính đối thủ của ta làm điều tương tự.

Chẳng hạn như trước Chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Mỹ đã gọi Bộ tiến hành chiến tranh là "Bộ Chiến tranh". Sau Thế chiến, họ quyết định gọi nó là "Bộ Quốc phòng". Thay đổi này là vì chính phủ không muốn thừa nhận rằng bộ đó đã khởi đâu những cuộc chiến. Thay vào đó, nó muốn thao túng mọi người tin rằng nó chỉ bảo vệ đất nước trước những nước gây hấn khác mà thôi. Nói ngắn, về mặt chính trị, từ "quốc phòng" dễ chấp nhận hơn nhiều so với từ "chiến tranh".

Khi một công dân của một chính phủ đang xung đột với ta (ta = chính phủ Mỹ) âm thầm báo ta biết thông tin về kẻ thù, ta gắn nhãn đó là hành vi "dũng cảm" và "gan dạ". Khi có người trong nước ta báo bí mật của ta cho cũng kẻ thù đó, thì ta sẽ kết tội người đó là "phản quốc". Chúng ta thì thông minh, còn bọn chúng thì xảo quyệt. Chúng ta ủng hộ các chiến sĩ tự do; còn bọn chúng ủng hộ những kẻ khủng bố. Chúng ta thành lập các trung tâm nỗ lực duy trì hiện trạng; còn bọn chúng tạo ra các trại tập trung. Chúng ta rút lui có chiến lược; bọn chúng tháo chạy. Chúng ta có tôn giáo; bọn chúng cuồng tín. Chúng ta cương quyết; bọn chúng thì cứng đầu.

Thật vậy, có hàng ngàn từ nằm giữa thế nước đôi rằng sẽ là tốt khi tôi làm và là xấu khi kẻ khác làm.