Bước tới nội dung

Thuật lừa để thắng tranh biện/Thuật lừa 16

Tủ sách mở Wikibooks

Tạo sự nghi ngờ: Nơi nào có khói, nơi đó ắt phải có lửa

Kẻ thao túng biết rằng một khi những gánh nặng quan trọng được đặt ra cho một người, thì người bị cáo buộc đó khó (nếu không muốn nói là không thể) xóa bỏ sự nghi ngờ rằng nhất định họ phải đang chịu trách nhiệm cho việc gì đó. Những sự ngờ vực đang treo lơ lửng có thể sẽ hủy hoại cơ hội để một người giữ được thanh danh của mình trong con mắt của công chúng. Tin đồn rất khó bị kiểm soát. Vì thế, đây được xếp vào một trong những thuật lừa phổ biến nhất để thắng tranh biện.

Nước Mỹ thập niên 1950, trong suốt thời kỳ McCarthy nắm quyền, nhiều gia đình, quan hệ bạn bè và sự nghiệp đã bị hủy hoại bởi sức mạnh của tin đồn và tâm thế "nơi nào có khói, nơi đó có lửa". Thượng nghị sĩ McCathy và Ủy ban Điều tra các Hoạt động chống Mỹ của ông hẳn đã kéo người ta ra trước một tòa án công luận và ngụ ý rằng nếu họ thực sự yêu nước, hẳn họ sẽ hợp tác với ủy ban bằng cách giao ra tên tuổi của những người có quan niệm thân tả. Khi yêu cầu của họ bị từ chối, một lượng cực kỳ lớn khán giả truyền hình ắt sẽ rút ra kết luận rằng những công dân "bất hợp tác" là những kẻ "cộng sản" và vì thế là "chống lại nước Mỹ". Hầu hết những người bị cho là thách thức Ủy ban Điều tra các Hoạt động chống Mỹ đều mất việc làm; gia đình của họ bị tẩy chay; con cái họ bị trêu chọc và bị bắt nạt ở trường. Hầu hết đều bị bỏ phiếu chống và không thể nào tìm được việc làm với nghề của mình nữa.

Dĩ nhiên, việc đưa ra những trách nhiệm vô lý thường được thực hiện trong những cuộc chuyện trò riêng tư, không chính thức. Một khi tin đồn đã được phát đi, thì không cần làm gì thêm nữa. Người ta thích gieo rắc các câu chuyện: "Dĩ nhiên là tôi không tin rồi, song ông có biết là có nhiều người nói Jack đánh đập vợ con dữ lắm không? Tệ thật nhỉ?".

Khi mánh khóe này được các quan chức chính phủ sử dụng, nó thường được gọi tên là gieo rắc "thông tin sai" (tức những cáo buộc sai mà chính phủ biết sẽ được người ta tin tưởng). Chẳng hạn, việc đặt ra những câu chuyện về "những hành động tàn bạo" của một quốc gia (vốn trên thực tế chưa từng xảy ra) là rất hiệu quả cho việc tạo giá trị hiệu lực cho một quốc gia khác tấn công gây hấn. Hitler đã sử dụng chiến lược này rất hiệu quả. Chính phủ Mỹ cũng thường phát tán thông tin sai - chẳng hạn, để biện minh cho việc gửi Thủy quân lục chiến vào các quốc gia Trung Mỹ hoặc Nam Mỹ nhằm phế truất một chính quyền và dựng lên một chính quyền "thân thiện" hơn. Sự thật là sau nhiều năm, những câu chuyện đó sẽ không được tin tưởng nữa song lại không mang lại hậu quả gì cho những kẻ dựng chuyện. Thông tin sai thường rất hiệu quả. Việc không tin nó thường đến quá trễ. Những năm sau đó, dường như người ta không còn quan tâm đến nó nữa.

Vì hầu hết người tư duy bằng những cách đơn giản, kẻ thao túng và chính trị gia có thể thường khiến họ phải phản bác ai đó chỉ đơn giản bằng cách để cập đến điều gì đó về người đó mà điều đó có vẻ không phù hợp hoặc đi ngược lại những quy ước xã hội. Chẳng hạn, "Kevin đã thừa nhận có hút cần sa. Chuyện này cho chúng ta biết khá nhiều điều về thằng đó đấy!", hoặc "Nhìn cô gái mới lớn mặc đồ thiếu vải kìa. Tôi nghĩ chúng ta đều biết cô này đang theo đuổi cái gì".