Thuật lừa để thắng tranh biện/Thuật lừa 37

Tủ sách mở Wikibooks

Xuyên tạc liên tục

Trong một bài xã luận trên tờ Wall Street Journal (ngày 7 tháng 5 năm 2004) viết về sự thịnh hành của "trò chơi xuyên tạc" trên truyền thông, Daniel Henniger có nói: "Thế giới truyền thông mà chúng ta đang sống hoàn toàn tuyệt đối là một thế giới của sự "xuyên tạc". Hầu hết người ta đã và đang không còn tin vào một nhóm các sự kiện không gian đối, trong khi lại tán đồng bất kỳ phương tiện xuyên tạc nào có vẻ khiến họ hài lòng". Sự thật là việc "hầu hết" mọi người đều hiểu rằng truyền thông dựa vào sự xuyên tạc là rất đáng ngờ, vì họ cũng thường là nạn nhân của sức mạnh truyền thông. Nhưng, không có kẻ thao túng lão luyện (hay bậc thầy xuyên tạc) nào đánh giá thấp sức mạnh của sự xuyên tạc trong việc thao túng khách hàng của các "tin tức". Kẻ thao túng phải liên tục cổ vũ sự xuyên tạc đang làm mờ đi các quan điểm của đối thủ, trong khi đồng thời trình bày quan điểm của chính mình (tức quan điểm họ muốn khán giả chấp nhận) một cách tích cực.

Là một người tiêu dùng có óc phê phán, ta phải có ý thức về sự thịnh hành khắp nơi của sự xuyên tạc và sự chọn lọc tin tức được đưa ra trong truyền thông, để đặt những sự xuyên tạc mâu thuẫn nhau lại gần với nhau và tự mình quyết định xem đâu là những sự thật có ý nghĩa nhất và đâu là những diễn giải đáng tin nhất. Người tiêu dùng biết phản biện sẽ cho rằng truyền thông đang đặt ra những sự xuyên tạc lên mọi mục tin tức cho phù hợp với những định kiến của khán giả họ đang "phục vụ". Người tiêu dùng biết phản biện phải xem xét những phương án thay thế khác để nhìn các vấn đề đang tranh cãi trên các phương tiện truyền thông tin tức, những phương án thay thế khác để tư duy về những gì đang được trình bày, đâu là điều ý nghĩa nhất về nó và nó đang được trình bày như thế nào.