Bước tới nội dung

Thuật lừa để thắng tranh biện/Thuật lừa 11

Tủ sách mở Wikibooks

Lặp lại vấn đề

Một cách dễ dàng để chứng minh ý của mình là giả định nó ngay từ đầu. Ta hãy xem xét ví dụ sau:

"Ừ, thế thì bạn muốn hình thức chính quyển nào, một chính quyên do những nhà cải cách hăng hái phái tự do sẵn sàng tiêu xài tiền mà bạn vất vả kiếm được, hay một chính quyên do những người có tỉnh thần kinh doanh lãnh đạo vốn hiểu rõ cách sống trong một ngân sách hạn hẹp và tạo ra công ăn việc làm cho mọi người?"

Phát biểu này gồm những giả định vốn được xem là đương nhiên như dưới đây:

  1. Một chính phủ tự do ắt sẽ tiêu tiền một cách thiếu khôn ngoan.
  2. Những nhà kinh doanh hiểu rõ cách sống trong một ngân sách hạn hẹp và tạo ra công ăn việc làm cho mọi người.

Một biến thể khác của ngụy biện này được gọi là "ngụy biện giả định lặp lại vấn đề", tức sử dụng câu từ vốn đã đánh giá trước một vấn để ngay khi vấn để được đặt ra. Chẳng hạn, "Chúng ta có nên bảo vệ tự do và nền dân chủ hay nên nhượng bộ trước chủ nghĩa khủng bố và sự chuyên chế?". Bằng cách đặt câu hỏi theo hướng này, chúng ta tránh phải nói về những câu hỏi hóc búa khác như: "Nhưng chúng ta có thực sự đang thúc đẩy cho sự tự do của con người? Chúng ta có thực sự đang mở rộng nền dân chủ (hay chỉ đang mở rộng quyền lực, sự kiểm soát, sự thống trị và lối vào các thị trường nước ngoài của ta)?". Hãy chú ý kỹ đến những câu chữ được người ta sử dụng khi nói ra "những sự việc" có liên quan đến vấn đề đang bàn. Họ thường chọn lựa những từ ngữ tiền giả định sự đúng đắn của lập trường của họ trong vấn đề rồi.