Sách tam giáo
Tam giáo có nghỉa là ba nhà giáo dục có công trong việc giáo dục truyền đạt tư tưởng của những nhà sáng tạo đi trước tạo nền tảng học tập cho các thế hệ về sau
Tam giáo
[sửa]Phật giáo
[sửa]Phật giáo (chữ Hán: 佛教 - chữ Phạn: बुद्ध धर्म) hay đạo Phật là một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống triết học bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như tư tưởng cùng tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan . Giải thích các hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, bản chất sự vật và sự việc . Các phương pháp thực hành, tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử có thật là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇, सिद्धार्थ गौतम, Siddhārtha Gautama) Tất-đạt-đa Cồ-đàm thường được gọi là Bụt hay Phật hoặc người giác ngộ, người tỉnh thức. Theo kinh điển của Phật giáo, cũng như các tài liệu khoa học khảo cổ chứng minh rằng, Tất-đạt-đa Cồ-đàm đã sống và thuyết giảng ở vùng đông bắc bán đảo Ấn Độ xưa (nay thuộc Ấn Độ, Nepal, Bhutan) từ khoảng thế kỉ thứ 6 TCN đến thế kỉ thứ 4 TCN.
Lão giáo
[sửa]Lão giáo là một trong Tam giáo tồn tại từ thời Trung Quốc cổ đại, song song với Nho giáo và Phật giáo. Ba truyền thống tư tưởng nội sinh (Nho-Lão) và ngoại nhập (Phật) này đã ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng văn hoá Trung Quốc. Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác biệt nhưng cả ba giáo lý này đã hoà hợp thành một truyền thống. Ảnh hưởng của Tam giáo trong lĩnh vực tôn giáo và văn hoá vượt khỏi biên giới Trung Quốc, được truyền đến các nước lân cận như Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan và Nhật Bản. Người ta không biết rõ Đạo giáo khởi phát lúc nào, chỉ thấy được là tôn giáo này hình thành qua một quá trình dài, thâu nhập nhiều trào lưu thượng cổ khác.
- Lịch sử hình thành và phát triển Lão giáo
- Giáo lý Lão giáo
- Kinh sách Lão giáo
- Danh ngôn Lão giáo
- Lão tử
Khổng giáo
[sửa]Khổng giáo hay Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trước Công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi Khổng Tử là người sáng lập ra Khổng giáo.
Tại Trung Quốc, Khổng giáo thịnh hành ở thời Hán Vũ Đế, trở thành hệ tư tưởng chính thống cả về chính trị và đạo đức của Trung Hoa trong hơn 2.000 năm. Từ thế kỷ thứ IV, Nho giáo lan rộng và cũng rất phát triển ở các nước châu Á khác như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
- Lịch sử hình thành và phát triển Khổng giáo
- Nền tảng Khổng giáo
- Kinh sách Khổng giáo
- Danh ngôn Khổng giáo
- Khổng tử
Kinh sách
[sửa]Phật giáo
[sửa]Kinh tạng(zh. 經藏, sa. sūtra-piṭaka, pi. sutta-piṭaka, bo. mdo sde`i sde snod མདོ་སྡེའི་སྡེ་སྣོད་) bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử. Kinh điển Phật giáo (Tipitaka) được phiên dịch từ tiếng Pali và được xem là gần gũi với lời Phật dạy nhất; gồm năm bộ:
Trường bộ kinh (pi. dīgha-nikāya),
Trung bộ kinh (pi. majjhima-nikāya),
Tương Ưng Bộ kinh (pi. saṃyutta-nikāya),
Tăng chi bộ kinh (pi. aṅguttara-nikāya) và
Tiểu bộ kinh (pi. khuddaka-nikāya). Ngoài ra còn có chú giải và phụ chú giải.
Luận tạng(zh. 論藏, sa. abhidharma-piṭaka, pi. abhidhamma-piṭaka, bo. mngon pa`i sde snod མངོན་པའི་སྡེ་སྣོད་)
Phật giáo nguyên thủy gọi là A-tì-đạt-ma hoặc Vi diệu pháp — chứa đựng các kiến thức về tâm.
Luật tạng(zh. 律藏; sa., pi. vinaya-piṭaka, bo. `dul ba`i sde snod འདུལ་བའི་སྡེ་སྣོད་)
chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng-già (sa., pi. saṅgha) cũng như các giới luật của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Phật nhập Niết-bàn.
Lão giáo
[sửa]Đạo đức kinh Do Lão tử viết về Đạo và Đức , Vũ trụ , Con người và Vạn vật Nam hoa chân kinh Do Trang tử viết về lối sống thanh nhàn, thanh tịnh
Khổng giáo
[sửa]Tứ thư là 4 quyển sách cổ do môn đồ của Khổng tử biên soạn bao gồm
Sách Đại học Sách ghi chép về đạo học lớn - lối học làm người cao thượng Sách Trung dung Sách ghi chép về học thuyết Trung dung Sách Luận ngữ Sách ghi chép về Sách Mạnh tử Sách riêng của Mạnh tử ghi chép về lịch sử nước Lỗ
Ngũ kinh là 5 quyển kinh cổ do Khổng tử biên soạn bao gồm
Kinh dịch Sách ghi chép về Âm dương , Ngũ hành , Tư tượng, Bát quái Kinh lễ Sách ghi chép về Nghi lễ, nghi thức Kinh thi Sách ghi chép về các bài thơ cổ Kinh thư Sách ghi chép về các bài văn cổ Kinh Xuân thu Sách ghi chép về lịch sử nước Tề nơi ông sinh ra và lớn lên