Sách tôn giáo/Tôn giáo trên thế giới/Sách Khổng giáo
Nho giáo hay Khổng giáo (Confucus) được hình thành từ thời Tây Chu . Tại Trung Quốc, Khổng giáo thịnh hành ở thời Hán Vũ Đế, trở thành hệ tư tưởng chính thống cả về chính trị và đạo đức của Trung Hoa trong hơn 2.000 năm. Từ thế kỷ thứ IV, Nho giáo lan rộng và cũng rất phát triển ở các nước châu Á khác như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
Khổng tử
[sửa]Khổng Tử[3] (tiếng Trung: 孔夫子; hoặc Khổng Tử (tiếng Trung: 孔子) là danh hiệu tôn kính của hậu thế cho Khổng Khâu (sinh ngày 28 tháng 9, 551 TCN - chết ngày 11 tháng 4, 479 TCN) tự Trọng Ni (chữ Hán: 仲尼)) là nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông thời đại nhà Tần ở Trung quốc. Khổng Tử cùng với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (624 - 544 TCN) và Lão Tử được coi là 3 nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất tới Văn hóa Á Đông, và có một sự trùng hợp là cả 3 người đã sống trong cùng một thời kỳ lịch sử.
Ra đời
[sửa]Khổng tử sinh trưởng tại ấp Trâu, thôn Xương Bình, nước Lỗ[12] (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Hoa) cuối thời Xuân Thu. Ông là con của một gia đình nghèo, nhưng cụ tổ ba đời vốn cũng thuộc dòng quý tộc đã sa sút từ khi nước Tống di cư đến nước Lỗ. Cha ông là Khổng Hột (Thúc Lương Hột) lấy bà Nhan Chinh Tại mà sinh ra ông.
Năm lên ba, Khâu mồ côi cha. Bà Nhan Chinh Tại lúc đó mới 20 tuổi không sợ khó khăn vất vả đã đưa Khổng Tử đến sống ở Khúc Phụ, thủ phủ nước Lỗ, mong ông được sống và lớn lên trong một điều kiện tốt hơn. Khi lớn lên, ông phải làm lụng vất vả để giúp đỡ mẹ, nhưng rất ham học. Năm ông 16 tuổi thì mẹ qua đời, Khổng Tử từ đó sống một cuộc sống thanh bạch, hàng ngày vẫn chăm chỉ học hành, mong muốn thực hiện được ước vọng của mẹ.
Lấy vợ , làm quan
[sửa]Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho chuyên quản lý kho tàng, xuất nạp tiền lương công bằng chuẩn xác. Ông cũng từng đảm nhiệm chức quan nhỏ chuyên quản lý nông trường chăn nuôi, súc vật sinh trưởng rất tốt. Nhờ vậy ông được thăng chức lên làm quan Tư không, chuyên quản lý việc xây dựng công trình.
Năm 21 tuổi, Đức Khổng Tử được cử làm chức Ủy Lại, một chức quan nhỏ coi việc sổ sách của kho lúa, cùng là cân đo và gặt lúa. Sau đó, qua làm chức Tư Chức Lại, coi việc nuôi bò, dê, súc vật dùng trong việc tế tự.Năm 22 tuổi, ông lập trường giảng học và thường được các môn đồ gọi bằng phu tử. Năm 29 tuổi, ông học đàn với Sư Tương ở nước Lỗ.
Tu học
[sửa]Năm 30 tuổi, Khổng Tử muốn đến Lạc Dương, kinh đô nhà Chu, để nghiên cứu về nghi lễ, chế độ miếu đường, nhưng vì nhà nghèo, không đủ tiền lộ phí, đành than thở mà thôi. Học trò là Nam Cung Quát nghe vậy, liền về tâu với Lỗ Chiêu Công. Vua liền ban cho ông một cỗ xe song mã vài quân hầu cận để đưa Khổng Tử và Nam Cung Quát đi Lạc Dương. Đến nơi, Khổng Tử quan sát nhà Tôn miếu, nhà Minh đường, khảo cứu luật lệ và thư tịch đời cổ, đi xem Giao đàn là nơi nhà vua tế Thiên Địa và Tinh tú, rồi đến Xã đàn là nơi vua tế Thần Nông và Thần Hậu Thổ. Nơi nào có quan hệ đến việc tế lễ thì ông đến quan sát và hỏi han cho tường tận.
Khổng Tử ở Lạc Dương khảo sát các việc xong thì trở về nước Lỗ. Từ đó, sự học của ông càng rộng hơn nhiều nên học trò xin theo học càng lúc càng đông. Nhưng vua Lỗ vẫn chưa dùng ông vào việc nước. Được mấy năm, trong nước Lỗ, Quý Bình Tử khởi loạn. Ông theo Lỗ Chiêu Công tạm lánh sang nước Tề. Tề Cảnh Công mời ông tới để hỏi việc chính trị và rất khâm phục, muốn đem đất Ni Khê phong cho ông, nhưng quan Tướng quốc nước Tề là Yến Anh ngăn cản không cho. Năm sau, ông trở về nước Lỗ lo việc dạy học, và nghiên cứu cho tường tận Đạo học của Thánh hiền. Lúc đó ông được 36 tuổi.
Dạy học và soạn sách
[sửa]Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách . Năm 69 tuổi, ông bắt tay vào việc hiệu đính các cổ thư bị tản nát, nhiều chỗ không rõ ràng, dễ bị thất truyền hoặc khiến người đời sau nhầm lẫn. Do vậy, Khổng Tử thực hiện san định lại các kinh sách của Thánh hiền đời trước, lập thành 6 cuốn sách: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu.
Qua đời
[sửa]Mùa Xuân năm Lỗ Ai công thứ 14 (481 TCN), tương truyền người nước Lỗ đi săn bắt được một con kỳ lân què chân trái phía trước. Đức Khổng Tử đến xem rồi bưng mặt khóc, ông than rằng: "Ngô đạo cùng hĩ!" (Đạo của ta đến lúc cùng). Sách Xuân Thu chép đến đây thì hết, nên đời sau còn gọi sách Xuân Thu là Lân kinh.
Năm Nhâm Tuất đời Lỗ Ai Công thứ 17 (479 TCN), một hôm Khổng Tử chống gậy đi tản bộ trước nhà, vừa đi vừa hát: "Thái sơn kỳ đồi hồ! Lương mộc kỳ hoại hồ! Triết nhân kỳ nuy hồ! (Núi Thái sơn đổ ư! Cây gỗ tốt hư hoại ư! Triết nhân mòn mỏi ư!)" Học trò của ông là Tử Cống liền đến hỏi thăm, ông nói: "Ta biết mình sắp chết". Đến ngày Kỷ Sửu, tức là ngày 18 tháng 2 năm Nhâm Tuất (tháng 4 năm 479 TCN) Khổng Tử tạ thế, hưởng thọ 73 tuổi. Trước khi mất Khổng Tử cảm thán "Chim phượng hoàng không bay đến, sông Hoàng Hà không xuất hiện đồ thư, một đời ta thế là hết.[27]". Mộ của ông ở bên bờ sông Tứ Thủy, cực Bắc nước Lỗ, nay gọi là Khổng Lâm, thuộc huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông.
Lịch sử hình thành và phát triển
[sửa]Nho giáo hay Khổng giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trước Công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi Khổng Tử là người sáng lập ra Khổng giáo.
Tại Trung Quốc, Khổng giáo thịnh hành ở thời Hán Vũ Đế, trở thành hệ tư tưởng chính thống cả về chính trị và đạo đức của Trung Hoa trong hơn 2.000 năm. Từ thế kỷ thứ IV, Nho giáo lan rộng và cũng rất phát triển ở các nước châu Á khác như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
Nền tảng Khổng giáo
[sửa]Khổng giáo đặt nền tảng trên , Đạo đức , Lễ nghỉa , Giáo dục , Chính trị.
Đạo đức
[sửa]Đạo
[sửa]Khổng Tử chú trọng "Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình Thiên hạ" nghỉa là chú trọng vào việc tu dưỡng đạo đức cá nhân trước tiên, sau đó nuôi dưỡng gia đình, rồi mới đến cai trị thiên hạ bằng lòng nhân từ .
- Đạo học lớn (Đại Học) cốt để phát huy đức sáng, đức tốt đẹp của con người, đổi mới khiến lòng dân bỏ cũ theo mới, bỏ ác theo thiện, khiến mọi người đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất. Có hiểu được phải đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất thì mới kiên định chí hướng. Chí hướng kiên định rồi, tâm mới yên tĩnh. Tâm yên tĩnh rồi, lòng mới ổn định. Lòng ổn định rồi, suy nghĩ sự việc mới có thể chu toàn. Suy nghĩ sự việc chu toàn rồi, mới có thể xử lý, giải quyết công việc được thỏa đáng. Vạn vật đều có đầu đuôi , gốc ngọn. Vạn sự đều có bắt đầu và kết thúc. Biết làm cái gì trước cái gì sau, tức là đã tiếp cận nguyên tắc của đạo rồi
- Người quân tử vừa ra sức coi trọng đạo đức vốn có của mình, vừa ra sức chăm lo học tập , vừa phấn đấu đạt đến tầm rộng lớn của đạo, vừa nắm hết chỗ tinh vi tận cùng của đạo. Muốn có được đạo đức cao minh, phải thông hiểu đạo lý , ôn tập những kiến thức đã biết, thu hoạch thêm những kiến thức mới . Khi ở ngôi cao không kiêu ngạo, khi làm kẻ dưới chẳng dám gây điều trái nghịch bất chấp lễ nghĩa. Khi nước có đạo, người quân tử có thể ra giúp nước, nghĩ mưu kế để khiến nước nhà hưng thịnh. Khi nước không có đạo, người quân tử có thể dựa vào trí sáng suốt của mình, tránh cho mình khỏi bị tai ương họa hại .
- Muốn trị quốc tốt trước hết phải chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình. Bởi vì người trong gia đình, gia tộc mình giáo dục không được, mà lại có thể giáo dục được người khác thì đây là điều không thể có. Cho nên người quân tử không cần ra khỏi nhà mà vẫn giáo dục tốt dân một nước.
- Đạo đức lớn được thực hành thì thiên hạ là của chung. Kén chọn kẻ có tài đức ra làm việc. Giảng giải điều tín nghĩa, sửa trị điều hoà mục. Cho nên mọi người không riêng thân cha mẹ mình, không riêng yêu con cái mình, khiến người già cả có chỗ sử dụng năng lực, các thiếu niên được nuôi dạy khôn lớn. Thương người goá bụa, thương kẻ mồ côi và những người già không nơi nương tựa. Người tàn tật phải có chỗ nuôi dưỡng, con trai đều có nghề nghiệp, con gái đều có chồng con. Như vậy thì của cải vứt bỏ dưới đất cũng không ai nhặt mà cũng không cần thiết phải cất giữ cho riêng mình. Còn về năng lực thì e không có cách gì để thi thố mà không cần phải giữ làm của riêng. Do đó mọi âm mưu đều bị mai một mà không thể xảy ra, mọi hành vi trộm cắp, gây rối, giặc cướp đều không thể nổi dậy, cửa ngõ không cần đóng. Như thế gọi là Đại đồng. .
- Giáo lý Tu thân, Tề gia , Trị quốc , Bình thiên hạ
- Tu dưỡng bản thân thì đạo đức được xác lập.
- Tôn trọng hiền tài thì không bị mê hoặc, ngu tối.
- Yêu quý thân tộc thì chú bác, anh em không oán hận.
- Kính trọng đại thần thì công việc ít phạm sai lầm.
- Săn sóc quần thần thì kẻ sĩ tận lực báo đáp.
- Quan tâm đến dân thì dân chúng thực hiện tốt mọi điều bề trên đề ra.
- Khuyến khích bách nghệ phát triển thì vật dụng, hàng hóa buôn bán đủ đầy, sung túc.
- Trọng đãi người nước ngoài đến nước mình làm ăn sinh sống thì bốn phương quy thuận.
- Vỗ về chư hầu thì khắp thiên hạ sẽ kính phục.
Đức
[sửa]Khổng tử đặt ra tiêu chuẩn Ngũ thường Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín để mọi người phải noi theo
- Nhân . Thương yêu mọi người như thương yêu chính mình
- Nghĩa . Tôn trọng, kính nể mọi người
- Lễ . Kính trọng, lễ phép với mọi người
- Tín . Tín cẩn có uy tính với mọi người
- Trí - Thông minh có hiểu biết về người
Lễ nghĩa
[sửa]Nhân cách
[sửa]Trong cách đối xử giửa người và người , Khổng tử cho rằng
- Không làm gì cho người , nếu không muốn người làm lại cho mình - (Kỷ sở bất dục vật thị ư nhân ) .
Lễ nhạc
[sửa]Khổng Tử cũng nhấn mạnh trên cái mà ông gọi là "Lễ và Nhạc"
Giáo dục
[sửa]Khổng Tử đã đưa ra hệ thống các phương pháp giáo dục, phát huy tính năng động, tích cực và sáng tạo của người học. Để đào tạo ra những con người lý tưởng, Khổng Tử đã đề xuất một hệ thống phương pháp giáo dục khá chặt chẽ, với những kiến giải sâu sắc. Khổng Tử đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học rất độc đáo, có thể khái quát lại gồm:
Phương pháp đối thoại gợi mở - Đối thoại vấn đáp
[sửa]- Giảng dạy bằng cách trao đổi giữa thầy và trò, giữa người dạy và người học nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và khoa học, khả năng tư duy của người học. Ông nói - Kẻ nào chẳng phấn phát lên để hiểu thông, thì ta chẳng giúp cho hiểu thông được. Kẻ nào chẳng ráng lên để tỏ ý kiến mình, thì ta chẳng khai phát cho được. Kẻ nào đã biết rõ một góc, nhưng chẳng chịu căn cứ vào đó để biết luôn ba góc kia, thì ta chẳng dạy kẻ ấy nữa.
Phương pháp học hành đi đôi
[sửa]- Theo Khổng tử , học phải đi đôi với hành . Học để có kiến thức có hiểu biết trước rồi sau đó đem hiểu biết vận dụng vào trong cuộc sống thường ngày. Ông nói Người quân tử trước học văn chương (như Kinh Thi, Kinh Thư) đặng mở rộng trí thức của mình . Kế đó, người nương theo lễ giáo mà kiềm giữ lấy nết mình; nhờ vậy mà khỏi trái đạo lý. - (Quân tử bác học ư văn; ước chi dĩ lễ; diệc khả dĩ phất bạn hỹ phù).
Phương pháp "ôn cũ biết mới" - Ôn cố tri tân
[sửa]- Thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng , ôn lại những gì đả học và tiếp thu những kiến thức mới . Ông thường nhắc rằng: "Người nào ôn lại những điều đã học, do nơi đó mà biết thêm những điều mới, người đó có thể làm thầy thiên hạ đó - (Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hỹ)".
Theo Khổng Tử, muốn tiến bộ người học phải luôn cố gắng nỗ lực, siêng năng trau dồi tri thức cho mình, phải luôn cầu tiến, vượt lên. Người học nhất định phải có thái độ khách quan trong học tập, không được vị kỷ tư dục, võ đoán, cố chấp, tự phụ chủ quan - Vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã.
Trong quá trình giáo dục, Khổng Tử nhấn mạnh Tôn kín thầy và tôn trọng đạo (Tôn sư trọng đạo) cả thầy và trò đều phải có nghĩa vụ với nhau. Trò phải tôn kính thầy, dẫu sau này có thành đạt, quyền cao chức trọng đến đâu chăng nữa cũng không được bỏ rơi lễ nghĩa, vẫn luôn phải cung kính thầy. Ngược lại, người thầy thì phải có tư cách mẫu mực để làm gương cho trò. Người thầy có can trực, đạo đức, như thế mới có thể đào tạo nên những học trò hữu ích cho đất nước.
Chính trị
[sửa]Dân chủ
[sửa]Khổng giáo chủ trương Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh (Dân là quý nhất, rồi đến đất nước, cuối cùng mới là vua).
Nho giáo nguyên thủy muốn xây dựng xã hội hài hòa, thiết lập quan hệ tốt đẹp giữa người cai trị và dân chúng, đào tạo ra người lãnh đạo tài đức chứ không phải là công cụ của giai cấp thống trị bảo vệ chế độ chính trị của họ, thậm chí Nho giáo rất gần với tư tưởng về nhà nước dân chủ.
Đạo đức
[sửa]Trong khi ủng hộ ý tưởng về một vị Hoàng đế đầy quyền lực, các triết lý của Khổng Tử chứa đựng một số yếu tố hạn chế sự lạm quyền của những nhà cai trị. Theo ông người cầm quyền phải có đạo đức, đặt nhân nghĩa lên hàng đầu và đặt lợi ích của dân chúng cao hơn lợi ích bản thân. Tư tưởng chính trị Khổng Tử dựa trên tư tưởng đạo đức của ông. Ông cho rằng chính phủ tốt nhất là chính phủ cai trị bằng Lễ nghĩa và đạo đức chứ không phải bằng vũ lực và mua chuộc.
Kinh sách Nho giáo
[sửa]Các kinh sách nho giáo được Khổng Tử và các môn đồ Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử , soạn thảo . Các kinh sách này được dùng làm nền tảng giáo dục của Nho giáo bao gồm Ngũ kinh và Tứ thư .
Ngũ kinh
[sửa]Ngũ kinh là 5 quyển kinh cổ do Khổng tử biên soạn bao gồm
Tứ thư
[sửa]Tứ thư là 4 quyển sách cổ do môn đồ của Khổng tử biên soạn bao gồm