Sách Tam hoàng Ngũ đế

Tủ sách mở Wikibooks


Tam hoàng[sửa]

Phật tổ[sửa]

Thần nông[sửa]

Thần Nông (3220 TCN—3080 TCN), thường được biết với tên gọi Viêm Đế (炎帝). Thần Nông là một vị thần huyền thoại Là một trong Tam Hoàng . Theo theo truyền thuyết ông ta là thủ lĩnh nổi tiếng của bộ lạc Khương thời cổ đại. Một số bộ lạc này cư trú ở lưu vực Khương Thủy, Mễ Đới Sinh ở thị trấn Bắc Lệ Sơn. Thành phố Tùy Châu tỉnh Hồ Bắc ngày nay. Đầu tiên cư trú ở huyện Trần, về sau xuống dời hướng đông và định cư ở Khúc Phụ (nay là phía đông bắc huyện Khúc Phụ Tỉnh Sơn Đông).

Thần Nông nếm thử bách bảo[sửa]

Thoạt đầu, Thần Nông Thị chưa hiểu được loại quả, hạt hoặc rễ, cành lá của cây nào có thể ăn được, loại nào ăn ngon, loại nào không nên ăn hoặc ăn không ngon. Để mọi người được ăn no, không bị đói, để cho mọi người được sinh tồn, Thần Nông Thị quyết định dùng chính miệng của mình để thử mùi vị của các loại thực vật hoang dại. Ông đã thu thập các loại quả, hạt, rễ, lá, cành, ghé miệng thử từng loại. Mùi vị của thứ nào ngọt, đặc biệt ngon, ông đánh dấu lại. Mùi vị của thứ nào vừa đắng vừa chát, khó có thể nuốt được, ông cũng đánh dấu lại. Có một số thứ mùi vị không đến nỗi kém, nhưng sau khi nếm thử thì thấy nếu không váng đầu đau óc, cũng đau bụng nhức tim, thậm chí còn thượng thổ, hạ tả, miệng nôn, trôn tháo. Thì ra những thứ này có chứa chất độc, ông cũng đánh dấu tỉ mỉ kỹ càng. Truyền thuyết kể rằng trong quá trình Thần Thị Nông nếm thử bách thảo, lúc nhiều nhất trong một ngày đã từng gặp phảI bảy mươi loại thực vật có chất độc, trong đó mấy lần suýt mất mạng. Thế nhưng cuối cùng Thần Nông Thị vĩ đại đã khắc phục được muôn vàn khó khăn, đã chiến thắng được mọi loại nguy hiểm, tìm ra được một khối lượng lớn thức ăn cho loài người. Ông đã tìm được những thực vật có thể làm ra lương thực, những loài cây có thể làm rau ăn, đã tìm được những trái cây ngon, còn tìm được cả những cây có thể chữa bệnh được.

Thần Nông Thị vẫn chưa thỏa mãn, ông phát hiện thấy sự sinh trưởng của thực vật chẳng những có quan hệ đến thời tiết mà còn có quan hệ tới đất đai. Có một số thực vật thích sinh trưởng ở vùng đất vàng, một số thực vật thức sinh trưởng nơi đất đen; một số thực vật ưa đất khô ráo, có một số thực vật hợp với đất ẩm. Tất cả các hiện tượng quan sát được ông đều ghi nhớ, rồi chỉ đạo mọi người theo đuổi việc trồng trọt sao cho ngày một tốt hơn.

Thần Nông Thị lại phát hiện, việc trồng trọt cũng giống như việc săn bắt, đòi hỏi phải có một loại công cụ chuyên dùng. Tức thì ông mò mẫm nhiều lần rồi chế tạo ra các công cụ như cày, bừa, liềm, hái… dùng để trồng trọt và gặt hái. Tới đây, nền sản xuất nông nghiệp nguyên thủy được kể là một hệ thống phương pháp tương đối hoàn chỉnh. Con người đã bắt đầu sản xuất nông nghiệp, chẳng những đời sống có đảm bảo; sản phẩm dư thừa, mà quan hệ mua bán cũng đã xuất hiện, chợ búa, mậu dịch sơ khai ra đời. Mọi người đem những thức vật dư thừa của thị tộc đem ra chợ trao đổi với thị tộc khác lấy những thứ mà mình không có. Biện pháp là “họp chợ giữa ban ngày”, tới đúng giữa trưa, mặt trời ở giữa không trung, tất cả mọi người đều ra họp chợ, tiến hành trao đổi.

Thần Nông thủy tổ của người Việt[sửa]

Tại Việt Nam thì Thần Nông được xem là thủy tổ của người Việt. Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, phần lời tựa của Ngô Sĩ Liên chép: “Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam–Bắc. Thủy tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương”. Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Vua Đế Minh là cháu ba đời của Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, sinh một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”. Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.” (Nguồn: https://bienniensu.com/lich_su_trung_quoc/viem-de-than-nong-thi/)

Phục Hy[sửa]

Theo truyền thuyết Trung Hoa, ông sinh ra tại Thành Kỷ (成紀, nay có lẽ là Thiên Thủy, Cam Túc) sau dời tới Trần Thương (陳倉). Đóng đô tại đất Trần Uyển Khâu (nay là Hoài Dương, Hà Nam). Về hình dạng, ông thường được mô tả là thân rồng đầu người, hoặc thân rắn đầu người, nhân thế được người đời sau xưng là Long tổ (龍祖).

Trong văn hóa Trung Hoa, ông là một hình tượng lớn và nổi tiếng vì người Trung Hoa cho rằng Phục Hy là người sáng lập của văn minh Trung Hoa. Ông được cho là người phát minh ra chữ viết, nghề đánh bắt cá, và bẫy thú. Theo truyền thuyết, ông còn là người đã kiến thuyết Bát quái[1] (八卦). Phục Hy được cho là đã phát hiện cấu trúc Bát quái từ các dấu trên lưng một con Long Mã (có sách viết là một con rùa) nổi lên từ dưới sông Lạc Hà, một sông nhánh của Hoàng Hà. Cách sắp xếp Bát quái này đã sinh ra Kinh Dịch trong thời nhà Chu. Phát kiến này còn được cho là nguồn gốc của thư pháp.

Theo Sơn hải kinh, Phục Hy và Nữ Oa lại là một người bình thường sống ở một ngọn núi hư cấu mang tên Côn Lôn. Một ngày, họ đốt lửa ở hai nhánh cây khác nhau và tự dưng 2 ngọn lửa lại hòa làm một. Từ đó, họ quyết định trở thành vợ chồng. Cả hai nặn hình người đất và ban sự sống cho chúng, từ người đất thì loài người đã được sinh ra.

Công rình[sửa]

  • Mả vạch âm dương , Bát quái
  • Hà đồ

Ngũ Đế[sửa]

Hoàng Đế[sửa]

Hoàng Đế là một trong Ngũ đế. Theo huyền sử Trung Quốc, ông trị vì trong khoảng 2698 TCN đến 2599 TCN . Hoàng Đế có họ là Công Tôn thị (公孫氏), do sống ở gò tên gọi Hiên Viên (軒轅) nên từ đó ông được gọi là Công Tôn Hiên Viên (公孫軒轅), là con của Thiếu Điển và con gái bộ tộc Hữu Kiểu là Phù Bửu (附寶). Mẹ ông đã nằm mơ thấy sao Bắc Đẩu rớt vào mình mà thụ thai sinh ra ông. Thuở nhỏ, ông rất thông minh, có tính thần linh, dáng vẻ ngoài rất kỳ dị, khi còn bọc trong tã đã biết nói, lớn lên cần cù hiểu biết sáng suốt, thường khuyên người đồng thời lo làm lành và tu ngũ đức, được bầu làm tù trưởng bộ lạc Hữu Hùng (有熊氏)[7]. Hoàng Đế sinh ra ở đất Thọ Khâu (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) sau chuyển đến sống ở ven sông Cơ Thủy, từ đó mới lấy tên sông làm họ Cơ (姬).

Theo truyền thuyết, việc ông rút về phía tây tại trận Trác Lộc (涿鹿) đánh thủ lĩnh Xi Vưu là cái mốc hình thành người Hán.Trong các truyền thuyết cổ đại Trung Quốc, Hoàng Đế rất được tôn sùng. Người đời sau đều cho rằng Hoàng Đế là thuỷ tổ của người Hoa Hạ (tức dân tộc Hán ngày nay) và coi mình là con cháu của Hoàng Đế. Viêm Đế và Hoàng Đế vốn thân thuộc nên sau này hai bộ lạc lại hoà hợp, nên người Trung Quốc thường tự xưng mình là con cháu Viêm-Hoàng, họ tự gọi mình là Viêm Hoàng tử tôn (炎黃子孫). Có truyền thuyết kể rằng, sau khi Hoàng Đế băng hà, một đêm Rồng thiêng đáp xuống tẩm cung đón Hoàng Đế lên trời. Để đáp lại công lao của ông, ông được phong thần, trở thành Ngọc Hoàng.

Người sáng lập ra nền văn minh Trung Quốc[sửa]

Thời Hoàng Đế trong truyền thuyết, đã có rất nhiều phát minh sáng tạo, như làm nhà ở, đóng xe thuyền, may được quần áo ngũ sắc… Đương nhiên, những cái đó không thể là phát minh của một người, nhưng người đời sau đều qui công tất cả cho Hoàng Đế. Theo truyền thuyết, Hoàng Đế có người vợ tên là Luy Tổ, tự mình làm mọi công việc lao động. Từ trước, giống tằm chỉ sống trong tự nhiên, người ta không biết tác dụng của nó, Luy Tổ dạy phụ nữ nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa. Từ đó, loài người mới có tơ lụa. Hoàng Đế còn có một sử quan tên là Thương Hiệt, đã sáng tạo ra chữ viết thời cổ. Chúng ta không được thấy chữ viết thời đó, nên không có cách gì chứng minh việc này. Trong các truyền thuyết thời cổ đại Trung Quốc, Hoàng Đế rất được tôn sùng. Người đời sau đều cho rằng Hoàng Đế là Thủy tổ, của tộc Hoa Hạ (tức tộc Hán ngày nay) và coi mình là con cháu Hoàng Đế. Vì Viêm Đế và Hoàng Đế vốn là thân thuộc, sau này hai bộ lạc lại hòa lẫn vào nhau, nên người Trung Quốc thường tự xưng mình là con cháu Viêm – Hoàng. Để kỷ niệm vị tổ tiên chung đó, đời sau người ta xây lăng Hoàng Đế ở Kiểu Sơn, phía Bắc huyện Hoàng Lăng tỉnh Thiểm Tây.

Viêm Đế[sửa]

Người khám phá ra lửa

Xi vưu[sửa]

Đế Nghiêu[sửa]

Sách “Sử ký” ghi lại: Cha của Nghiêu là Đế Khốc (có sách chép là Đế Cốc). Đế Khốc có bốn người vợ là: Khương Nguyên, Giản Địch, Khánh Đô và Thường Nghi.

Khương Nguyên là chính phi của Đế Khốc, Khương Nguyên ướm vào dấu chân người khổng lồ, sau đó thụ thai sinh được người con trai đặt tên là Cơ Khí (tức Hậu Tắc). Hậu Tắc chính là tổ tiên của nhà Chu sau này.

Giản Địch nuốt trứng chim Huyền Điểu mà sinh ra Tử Tiết, Tử Tiết chính là tổ tiên của triều đại nhà Thương sau này.

Khánh Đô, họ Trần Phong sinh ra ở dưới núi Y Kỳ. Truyền thuyết kể rằng Khánh Đô là con gái của một vị Thần nhân. Một ngày nọ, trời nổi sấm sét đánh vào người vị Thần nhân đó đến chảy máu, máu của vị Thần nhân này chảy đến tảng đá lớn, về sau chỗ máu đó hóa thành một đứa trẻ, đứa trẻ này chính là Khánh Đô. Sau này Đế Khốc cưới nàng làm phi rồi sinh ra Đế Nghiêu.

Người vợ thứ tư của Đế Khốc là Thường Nghi, bà sinh ra Đế Chí. Đế Chí là con trai trưởng của Đế Khốc. Sau này Thường Nghi còn hạ sinh được thêm một người con gái.

Theo sách “Trúc thư kỷ niên” ghi chép: Mẹ của Đế Nghiêu là Khánh Đô, bà được sinh ra ở cánh đồng Đấu Duy, thường có mây màu vàng che trên đầu. Sau khi lớn lên, bà đi du ngoạn Tam Hà, thường có rồng theo sát phía sau. Một ngày, rồng mang đến một bức tranh, trên đó viết rằng: “Diệc thụ thiên hữu” (Được trời ban phước). Phía dưới còn có bảy chữ “Xích đế khởi thành thiên hạ bảo” (Xích đế lớn lên trở thành báu vật của thiên hạ): Lông mày tám sắc, tóc mai dài bảy thước hai tấc, khuôn mặt trên nhọn dưới đầy, chân dẫm lên chòm sao Dực. Chốc lát có gió lạnh từ bốn phương thổi lại, Xích Long (rồng đỏ) xuất hiện. Sau đó, Khánh Đô hoài thai mười bốn tháng sinh ra Đế Nghiêu ở Đan Lăng, tướng mạo giống như miêu tả trong bức họa. Hai lòng bàn chân có hai mươi hai nốt ruồi đỏ, tựa như chòm Dực trên bầu trời vậy. Đây có thể gọi là sự tích ra đời của Xích đế, còn được gọi tên là “Phóng Huân”. Thụy hiệu là Đế Nghiêu, theo chương “Thụy pháp” sách “Lễ ký” chép, đấng quân chủ có bốn phẩm đức Dực Thiện Truyền Thánh, hoặc có bốn phẩm Thiện Hạnh Đức Nghĩa đều thụy là Nghiêu. (Chú thích: Dực là bổ trợ, nâng đỡ; Thiện là hành vi, phẩm chất tốt; Truyền là nhượng vị; Thánh thời xưa dùng để chỉ người có phẩm đức cao thượng, trí huệ cao siêu).

Sau khi sinh ra, Nghiêu Đế cùng mẹ sống ở nhà ông ngoại là Y Kỳ Hầu, vì vậy Nghiêu Đế mang họ Y Kỳ, hoặc Y.

Nghiêu Đế “thân cao mười thước”. Theo “Xuân thu nguyên mệnh bao” (thời Tây Hán) viết rằng: “Nghiêu mi bát thải, thị vị thông minh. Lịch tượng nhật nguyệt, tuyền cơ ngọc hành.” Chính là nói lông mày của Nghiêu Đế có tám ánh sắc hào quang, ông thông hiểu thiên tượng và lịch số, hiểu rõ sự vận hành của các vì sao, Mặt Trời và Mặt Trăng. Trong “Xuân thu vĩ – Hợp thành đồ” nói rằng trán ông trông giống vầng thái dương.

Hậu Nghệ bắn chín Mặt Trời[sửa]

Lúc bấy giờ, nước Hoa Ấp báo lên: từ Mặt Trời có một luồng khí đen tới, bao quanh vài vòng chu vi núi Thái Hoa, sau đó tìm thấy một vật ở Thái Hoa, hình dáng như rắn, có sáu chân, bốn cánh. Theo truyền thuyết, thì vật đó báo hiệu thiên hạ sẽ có hạn hán lớn.

Sau đó nước Trác Lộc phương Bắc báo rằng: Khi Hoàng Đế chiến đấu với Xi Vưu, Nữ Bạt (tức Hạn Bạt, con gái của Hoàng Đế) sau khi đã trợ giúp Hoàng Đế phá vỡ “trận mưa lũ lớn” do Xi Vưu bày ra, đã đi về phía Nam đến Ký Châu, vì vậy vùng Ký Châu trời hạn hán không đổ mưa.

Tiếp theo, trên trời xuất hiện bốn Mặt Trời. Mọi người đều nói, trời không thể có hai Mặt Trời, vì vậy ba Mặt Trời kia nhất định là ba quái tinh (tinh cầu yêu quái).

Đế Nghiêu lệnh cho Hậu Nghệ đi diệt trừ quái tinh, cứu muôn dân. Hậu Nghệ e rằng khó phân biệt được Mặt Trời nào là thật, lỡ bắn hạ Mặt Trời thật thì chẳng phải tội lớn hay sao? Đế Nghiêu nói: “Nếu là Mặt Trời thật thì không thể bắn hạ được”.

Sau đó, trên bầu trời xuất hiện cùng lúc mười Mặt Trời. Hậu Nghệ lấy cung tiễn ra, đi tới quân trường luyện quân, lấy các mũi tên bắn liên tục lên trời. Đợi hồi lâu, nhưng chẳng thấy Mặt Trời nào rơi xuống.

Đế Nghiêu lo lắng bất an. Xích Tương Tử Dư nói: “Hồng Nhai Tiên nhân có nói rằng, bệ hạ trước tiên hãy trai giới, thành kính cầu khẩn thiên địa tổ tông. Mặc dù Nghệ có mũi tên thần, nhưng còn phải có lòng thành của Thánh chủ mới được”. Đế Nghiêu tắm gội trai giới trong ba ngày, cúng tế khẩn cầu thiên địa.

“Sơn Hải Kinh – Đại Hoang Nam Kinh” có chép: Ngoài biển Đông Nam, ở giữa Cam Thủy, Đế Tuấn cùng thê tử mình là Hi Hòa sinh ra mười Mặt Trời. Truyền thuyết kể rằng mười Mặt Trời đó chính là con của Thiên Đế Đế Tuấn, mười Mặt Trời này sống tại Dương Cốc bên ngoài của vùng biển phương Đông. Mười Mặt Trời đồng thời ở trên bầu trời khiến cỏ cây khô héo, sông nước khô cạn, đất đai là một mảnh khô cằn. Mọi người bị nóng đến nỗi không thể thở được.

Nghệ phụng mệnh đi tới núi Côn Luân, ngửa mặt lên trời cầu khẩn, khuyên Mặt Trời hãy quay trở về, nhưng vẫn không có kết quả. Hậu Nghệ dùng thần tiễn, lần nữa bắn từng mũi tên, sau đó từng Mặt Trời lần lượt rơi xuống. Cuối cùng, trên trời chỉ còn lại một Mặt Trời, khí trời trở nên tươi sáng mát mẻ, âm dương được điều hòa.

Tạo ra lịch pháp để điều hòa bốn mùa và âm dương[sửa]

Thế gian thời kỳ thượng cổ, con người cần thuận theo Thiên ý, vì vậy quan sát thiên văn và thiên tượng, dựa theo bốn mùa, điều hòa theo âm dương và cúng tế thiên địa là những việc quan trọng hàng đầu, đó cũng là một trong những phương cách để con người câu thông với Thần.

Khi Đế Nghiêu mới kế vị, bốn mùa không có tuần tự, âm dương không cân bằng, thiên địa vận hành không có chu kỳ. Thế nên, tất phải tạo ra lịch pháp để quy chính lại trật tự vận hành của thiên địa. Đế Nghiêu mệnh lệnh bốn người: Hi Trọng, Hi Thúc, Hòa Trọng, Hòa Thúc đi đến bốn phương, lệnh cho bốn người họ quan sát đo đạc thiên văn, trông coi thời tiết mùa vụ, quan trắc trời trăng sao và vạn vật sinh linh, cắt đặt các công việc cần làm trong bốn mùa, lập ra lịch pháp, hướng dẫn người dân trồng trọt vào các mùa vụ.

Ông lệnh cho Hi Trọng đến Dương Cốc ở phía Đông, nghênh đón Mặt Trời mọc, quan sát và ghi chép chi tiết mọi thời khắc Mặt Trời mọc. Thấy rằng ngày nào có ngày và đêm dài bằng nhau, vào lúc hoàng hôn Chu Điểu Tinh ở phương Nam đi đến phương chính Nam, đó chính là tháng trọng xuân (tháng giữa mùa xuân), lấy ngày đó gọi là ngày Xuân phân.

Hi Thúc đến Giao Chỉ (ngày nay là Việt Nam) ở phía Nam, cẩn thận quan sát phân biệt mọi thời khắc Mặt Trời mọc ở vùng đất phương Nam đó. Thấy ngày nào có thời gian ban ngày dài nhất, Hỏa Tinh (tức Sao Thái Hỏa, một trong bảy ngôi sao thuộc chòm sao Thương Long hay Thanh Long) ở phương Đông đi đến phương chính Nam, đó chính là tháng trọng hạ (tháng giữa mùa hạ), lấy ngày đó gọi là ngày Hạ chí.

Hòa Trọng đến Muội Cốc ở phía Tây, cẩn thận quan sát mọi thời khắc Mặt Trời lặn. Thấy rằng ngày nào có ngày và đêm dài bằng nhau, vào lúc hoàng hôn Hư Tinh (một trong bảy ngôi sao thuộc chòm sao Huyền Vũ) ở phương Bắc xuất hiện ở phương chính Nam, đó chính là tháng trọng thu (tháng giữa mùa thu), lấy ngày đó gọi là ngày Thu phân.

Hòa Thúc đến U Đô ở phía Bắc, quan sát và ghi chép sự vận hành của Mặt Trời ở phương Bắc nơi đó. Thấy ngày nào có thời gian ban ngày ngắn nhất, vào lúc hoàng hôn Mão Tinh (một trong bảy ngôi sao thuộc chòm sao Bạch Hổ) ở phương Tây xuất hiện ở phương chính Nam, đó chính là tháng trọng đông (tháng giữa mùa đông), lấy ngày đó gọi là ngày Đông chí.

Căn cứ theo các quan sát đo đạc, Đế Nghiêu đã định ra một năm có ba trăm sáu mươi ngày, bốn mùa xuân hạ thu đông, cứ ba năm sẽ có một tháng nhuận, dùng tháng nhuận để điều chỉnh lịch pháp cho phù hợp với thời tiết bốn mùa, để điều chỉnh chính xác các hoạt động trồng cấy mỗi năm. “Thượng thư – Nghiêu điển” viết: “Một năm có 366 ngày, dùng tháng nhuận để điều chỉnh đặt ra bốn mùa, thành một năm”.

Theo “Tống sách – Phù Thụy Chí” ghi chép lại: Có một loại cỏ tên là Minh Giáp sinh trưởng trên các bậc thềm nơi sân vườn, bắt đầu từ thượng tuần hàng tháng, mỗi ngày kết một trái, sau nửa tháng được 15 trái, sang ngày thứ mười sáu thì mỗi ngày bắt đầu rụng một trái, đến cuối tháng thì rụng hết. Nếu như tháng đó là tháng thiếu (thiếu một ngày), thì đến ngày cuối cùng lá cây chỉ héo tàn chứ không rụng. Đế Nghiêu cho là vô cùng hiếm thấy, nên gọi là “Minh Giáp” (cỏ may mắn), hay còn gọi là “Lịch thảo”. Kết hợp với việc quan sát cỏ Minh Giáp, mà cuối cùng định ra một năm có 365 ngày; lại kết hợp với quan sát thiên văn, khí hậu và vòng tuần hoàn của con người, chiểu theo chu kỳ 365 ngày và tính toán số mục mà định ra tháng nhuận, ngày sóc vọng, tháng thiếu tháng đủ, từ đó tạo ra lịch pháp mới. Lịch pháp mới đã xác định chính xác tiết khí và thời điểm nóng lạnh của bốn mùa v.v., cứ ba tháng là một mùa, 12 tháng là một năm, dựa theo một vòng quay 365 ngày để định ra tháng nhuận, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày. Một ngày chia thành 12 canh giờ, mỗi một canh giờ có 8 khắc, mỗi thời mỗi tiết đều có quy luật và có thể đo lường. Đến lúc này, bốn mùa đã vận hành theo thứ tự.

Đế Thuấn[sửa]

Hạ vũ trị thủy lù lụt[sửa]

Xem thêm[sửa]