Sách tam giáo/Lão giáo/Lịch sử hình thành và phát triển Lão giáo

Tủ sách mở Wikibooks

Lão tử[sửa]

Lão Tử là người nước Sở vốn tên là Lý Nhĩ, tự Bá Dương, hiệu Lão Tử, lại hiệu Lão Đam. Lão tử sống ở thế kỉ IV TCN[cần dẫn nguồn], thời Bách gia chư tử và thời Chiến Quốc cùng thời với Khổng tử. Lão Tử được coi là người viết Đạo đức kinh (道德經) - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, và ông được công nhận là ông tổ của Đạo giáo (Đạo tổ 道祖).

Ông từng làm quan (Thủ Tàng sử) giữ kho sử, quản lý kho sách của nội cung thời Châu Võ Vương . Thời Chiêu Vương năm 23, ông đánh xe trâu đi về ải Hàm Cốc. Người giữ ải là Lệnh Y Hỷ cũng là người thích đạo thuật, lúc Lão Tử chưa đến ông trông thấy có một mống trời màu tím từ đông thẳng sang tây, lúc đó rất vui mừng ngẩng trông, nghĩ có thánh nhân đến, bèn đích thân vui mừng đón ông và hỏi đạo lý với Lão Tử. Lão Tử ở lại chốn này và viết xong quyển Đạo đức Kinh 5000 chữ trao tặng cho Lệnh Y Hỷ

Lão Tử đã trông thấy triều Châu sắp có loạn, do đó muốn đi nơi xa khác để ẩn Nhưng cũng có người nói ông muống đến Tây Vực giáo hóa một vài tộc khác chưa có văn hóa, thậm chí có người còn nói ông ta đến Án Độ một vùng giáo đạo của Phật Thích Ca Mâu Ni sau này.

Có một sự kiện tuy không tìm được chứng cứ vô cùng xác thực, so ra rất đáng tin, nghe nói thời Châu Kinh Vương năm thứ 17, Khổng Tử từng qua hỏi đạo với Lão Tử. Châu Noãn Vương năm thứ 9, Lão Tử đi ra khỏi cửa ải, bay lên núi Côn Lôn, cũng là núi của chư Thần Tiên, nghe nói lúc ở triều Tần, ông lại giáng sanh ở ven sông Hiệp Hà, hiệu là Hà Thượng Công, truyền đạo cho An Kỳ Sinh, sau này cũng thành Thần Tiên nổi tiếng.

Hình thành và phát triển[sửa]

Lão giáo[sửa]

Lão giáo được hình thành từ Lão tử thời Bách gia chư tử , thời Chiến Quốc cùng thời với Khổng tử. Lão Tử được coi là người viết Đạo đức kinh (道德經) nhưng không được được người đời chú ý đến. Mãi đến Trang Tử (khoảng 369 – 286 tr.CN), học thuyết của Lão Tử mới lại được người đời chú ý.

Trong lĩnh vực nhận thức, phát triển tư tưởng biện chứng của Lão Tử, Trang Tử đã tuyệt đối hóa sự vận động, xóa nhòa mọi ranh giới giữa con người với thiên nhiên, giữa phải và trái, giữa tồn tại và hư vô, đẩy phép biện chứng tới mức cực đoan thành một thứ tương đối luận.

Trong lĩnh vực xã hội, nếu như Lão Tử chỉ dừng ở mức không tán thành cách cai trị hữu vi, thì Trang Tử căm ghét kẻ thống trị đến cực độ; ông không chỉ bất hợp tác với họ mà còn nguyền rủa, châm biếm họ là bọn đại đạo (kẻ trộm lớn).

Nhưng Trang Tử đẩy phép vô vi với chủ trương sống hòa mình với tự nhiên của Lão Tử tới mức cực đoan thành chủ yếm thoát thế tục, trở về xã hội nguyên thủy

Núi không đường đi, đầm không cầu thuyền, muôn vật sống chung, làng xóm liên tiếp cùng ở với cầm thú

Kinh sách[sửa]

Dị giáo Đạo giáo[sửa]

Trong cảnh loạn li cuối thời Đông Hán (thế kỷ thứ 2), tư tưởng của Lão Tử cộng với chất duy tâm mà Trang Tử đưa vào đã trở thành cơ sở cho việc thần bí hóa đạo gia thành Đạo giáo. Chủ trương vô vi cùng với thái độ phản ứng của Lão – Trang đối với chính sách áp bức bóc lột của tầng lớp thống trị khiến cho Đạo giáo rất thích hợp để dùng vũ khí tinh thần tập hợp nông dân khởi nghĩa.

Đạo giáo/ đầu tiên xuất hiện trong thế kỉ thứ hai sau CN, khi Trương Đạo Lăng) khởi xướng phong trào Thiên sư đạo tại tỉnh Tứ Xuyên năm 142. Có lẽ Trương Đạo Lăng đã bắt chước theo Phật giáo và thâu nhiếp các thành phần của Toả-la-á-tư-đức giáo (zh. en. Zoroastrianism).

Thời điểm đầu tiên được xác nhận của Đạo giáo như một tôn giáo là năm 215, khi Tào Tháo chính thức công nhận trào lưu Thiên sư đạo như một tổ chức tôn giáo.Nhiều trường phái Đạo giáo tìm cách tu tập đạt trường sinh bất tử. Chúng có lẽ xuất phát từ các phép tu thuộc Tát-mãn giáo và sự sùng bái trường sinh bất tử và được hoà nhập với nhánh Đạo giáo triết học sau này. Tất cả các trường phái Đạo giáo đều nỗ lực tu tập để trở về nguồn.

Đạo giáo thờ "Đạo" và tôn Lão Tử làm giáo chủ, gọi là "Thái Thượng Lão Quân", coi ông là hóa thân của "Đạo" giáng sinh xuống cõi trần. Nếu mục đích của việc tu theo Phật giáo là thoát khổ thì mục đích của việc tu theo Đạo giáo là sống lâu.

Tông phái[sửa]

Đạo giáo có hai phái .

Đạo giáo phù thủy dùng các pháp thuật trừ tà trị bệnh, chủ yếu giúp cho dân thường khỏe mạnh
Đạo giáo thần tiên dạy tu luyện, luyện đan, dành cho các quý tộc cầu trường sinh bất tử.

Kinh sách Đạo giáo[sửa]

Kinh điển của Đạo giáo gọi là Đạo tạng kinh tổng cộng lên đến trên 50 vạn quyển. Ngoài sách về nghi lễ, giáo lý, thơ văn, bút ký… Đạo tạng còn bao gồm cả các sách về

  • Khí công
  • Võ công
  • Thuốc,
  • Bệnh
  • Dưỡng sinh
  • Bói toán,
  • Tướng số,
  • Phong thủy (coi đất), .