Sách tam giáo/Lão giáo/Giáo lý Lão giáo
Đạo đức
[sửa]Đạo
[sửa]Đạo trong sự trình bày của Lão Tử (609 trước CN) là một khái niệm trừu tượng chỉ cái tự nhiên, cái có sẵn một cách tự nhiên . Từ đây, Lão Tử suy ra triết lý sống tối ưu là muốn làm việc gì cũng phải theo lẽ tự nhiên . Làm gì cũng phải hòa nhập với tự nhiên, theo tự nhiên mà tiến hóa
- Người thuận Đất, Đất thuận Trời, Trời thuận Đạo, Đạo thuận Tự nhiên.
Đức
[sửa]Lão tử cho rằng
- Đạo là nguồn gốc của vạn vật. Đức là biểu hiện cụ thể của Đạo trong từng sự vật
Đạo sinh ra vạn vật, nhưng làm cho vật nào hình thành ra vật ấy và tồn tại được trong vũ trụ là do Đức. Nếu Đạo là cái Tĩnh vô hình thì Đức là cái Động hữu hình của Đạo. Nếu Đạo là bản chất của vũ trụ thì Đức là sự cấu tạo và tồn tại của vũ trụ .
Vạn vật có đạo mà hình thành
- Trời có đạo mà xanh, đất có đạo mà yên, thần có đạo mà linh, biển nhờ có đạo mà đầy, vạn vật có đạo mà thành, đế vương có đạo mà được thiên ha.
Sinh hóa Đạo Đức
[sửa]Sự sinh hóa từ Đạo ra Đức, từ Đức trở về Đạo ở Lão Tử thấm nhuần sâu sắc tinh thần biện chứng âm dương. Được chi phối bởi luật quân bình âm dương, vạn vật tồn tại theo lẽ tự nhiên một cách rất hợp lý và công bằng . Hợp lý, vì theo Lão Tử, lẽ tự nhiên giống như việc giương cung, cao thì ghìm xuống, thấp thì nâng lên. Công bằng, vì nó luôn bớt chỗ thừa mà bù vào chỗ thiếu. Chu đáo, vì nó như cái lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt. Bởi vậy mà nó mầu nhiệm tới mức không cần tranh mà chiến thẳng, không cần nói mà ứng nghiệm. Mọi sự bất cập hay thái quá đều trái với lẽ tự nhiên, và do vậy sẽ tự điều chỉnh theo luật âm dương chuyển hóa
- Vật hễ bớt thì nó thêm, thêm thì nó bơt.
Thuyết Vô vi
[sửa]Vô vi
[sửa]Vô vi có nghĩa là không làm gì trái với tự nhiên . Làm việc gì cũng thuận theo tự nhiên , phải cùng tự nhiên mà tiến hóa
- Người thuận Đất, Đất thuận Trời, Trời thuận Đạo, Đạo thuận Tự nhiên
Triết lý vô vi áp dụng vào đời sống cá nhân là Chỉ vì không tranh nên thiên hạ không ai tranh nổi với minh . Áp dụng vào đời sống xã hội, Lão Tử không tán thành lối cai trị cưỡng chế, áp đặt đương thời, ông nói muốn dân yên ổn thì cai trị một nước phải giống như kho một nồi cá nhỏ Cá nhỏ nên để yên, không cạo vẩy, không cắt bỏ ruột, khi kho không quấy đảo – cạo, cắt, khuấy đảo chỉ tổ làm cho cá nát
Lý Vô Vi
[sửa]Lý Vô Vi gồm: Vô cầu, Vô tranh, Vô đoạt, Vô chấp.
- Vô cầu, giúp ta vô vọng, xa lìa vọng tưởng điên đảo.
- Vô tranh, giúp ta vô đại, xa lìa ý tưởng hơn thua, cao thấp.
- Vô đoạt, giúp ta vô thủ, xa lìa ý tưởng có, không, còn, mất.
- Vô chấp, giúp ta vô ngại, xa lìa ý tưởng trược thanh.
Lão giáo với triết lý Vô Vi khi áp dụng vào chính trị có nhiều điểm tương đồng với chủ nghĩa vô chính phủ và chủ nghĩa tự do vì nó cho rằng xã hội sẽ tốt đẹp hơn nếu không bị tầng lớp cai trị áp đặt những ý muốn chủ quan của mình lên xã hội . Lý Vô vi ít nhiều có sự tương đồng với Tánh Không.
Tam thủ
[sửa]Đại trí nhược ngu Trí lớn giả ngu Người khôn có chí lớn thường giả ngu để tránh dòm ngó của người đời Dĩ tỉnh chế động Lấy tỉnh thắng động Người khôn lấy tỉnh thắng động . Giử cho tâm tư bình tỉnh để quan sát sự việc,
đánh giá mọi biến hoá của sự việc để khỏi gánh lấy thất bạiDĩ nhu chế cượng Lấy mềm thắng cứng Răng cứng thì chóng gãy, lưỡi mềm thì bền lâu