Sách tam giáo/Phật giáo/Tất-đạt-đa Cồ-đàm
Dựa theo những tài liệu của Phật giáo, Tất-đạt-đa Cồ-đàm hay Phật tổ ra đời tại vườn Lâm-Tỳ-Ny ở thủ đô Ca-Tỳ-La-Vệ của một vương quốc nhỏ ngay dưới chân rặng núi Hy Mã Lạp Sơn của Ấn Độ cổ xưa. Ngài sinh vào ngày 8 tháng 4 Âm Lịch năm 624 TCN. Về sau, đại hội Phật Giáo Thế Giới đổi và tổ chức ngày Đại Lễ Phật Đản vào ngày trăng tròn 15-4 Âm Lịch.
Từ nhỏ Thái Tử Tất Đạt Đa đã sống trong nhung lụa, được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã từ bỏ tất cả để đi tìm đạo, cứu khổ cứu nạn nhân gian và sáng lập nên Phật giáo. Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã tự giác ngộ chân lý cho bản thân, giải thoát khỏi quy luật sinh tử luân hồi. Đồng thời Phật Tổ Như Lai đã truyền bá những triết lý ấy cho con người ở trần gian để họ được giải thoát khỏi Khổ, hướng tới những điều tốt đẹp , tốt lành trong cuộc đời. Những lời dạy của Phật Tổ Như Lai ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trải qua thời gian, bài giảng về cuộc đời và giới luật Phật Tổ đã giảng giải vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
Sáng lập ra Phật giáo
[sửa]Tất-đạt-đa Cồ-đàm sáng lập ra Phật giáo, thuyết giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Được truyền bá trong khoảng thời gian 45 năm theo Phật giáo Nam tông (hoặc 49 năm theo Phật giáo Bắc tông) khi Đức Phật còn tại thế ra đến nhiều nơi, nhiều dân tộc nên lịch sử phát triển của Phật giáo khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức, nghi lễ hay phương pháp thực tập, tu học.
Ngay từ buổi đầu, Đức Phật đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. Tại Ấn Độ, Phật giáo có thể đã bắt đầu suy tàn từ thế kỉ thứ 7 và đạo Phật thật sự biến mất trên đất Ấn Độ từ đầu thế kỉ thứ 13 bởi sự đàn áp mạnh của chính quyền và quân Hồi giáo bên ngoài. Mãi đến giữa thế kỉ thứ 20 . Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Ấn Độ mới bắt đầu nhờ công của 1 nhà hoạt động chính trị-xã hội và nhà kinh tế học người Ấn Độ tên là Bhimrao Ambedkar. Tuy nhiên, Phật giáo lại phát triển mạnh ở những nước lân cận. Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ sang Tây Tạng, Trung Quốc, Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
Nhờ vào tính chất khai sáng cùng sự uyển chuyển, linh hoạt của triết lý, Phật giáo được nhiều người tiếp nhận và có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều tầng lớp giai cấp, nhiều phong tục tập quán ở các thời kỳ, đất nước khác nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ, Canada, Úc và châu Âu. Triết lý Phật giáo phù hợp với tinh thần khai sáng của châu Âu nên nhiều nhà triết học ở đây chú ý nghiên cứu Phật giáo và truyền bá nó. Trong thời Đức Phật còn tại thế thì những người xuất gia theo Phật giáo được tập hợp trong tổ chức được gọi là Tăng Đoàn, trực tiếp được sự hướng dẫn của Đức Phật về giáo pháp và phương thức thực hành, tu tập. Tăng Đoàn là tổ chức thống nhất, bình đẳng giữa mọi thành viên không phân biệt giới tính, tuổi tác, thân thế, giai cấp xã hội và có mục tiêu tối cao là đem lại giác ngộ cho mọi thành viên.
Giới luật của Tăng Đoàn dựa trên nguyên tắc tự giác. Trong các kì họp, giới luật được nêu lên, sau đó thành viên tự xét và nhận vi phạm nếu có. Những điều lệ chính được đề cập là nhẫn nhục, hành thiện tránh ác, tự chủ và kiềm chế trong ăn nói và tinh tấn. Nhờ vào tổ chức có tính bình đẳng và quy củ nên Tăng Đoàn tránh được nhiều chia rẽ.
Ngoài những người xuất gia, Đức Phật còn có rất nhiều đệ tử tại gia hay cư sĩ. Giới cư sĩ cũng được Đức Phật thuyết giảng và ngược lại tham gia ủng hộ Tăng Đoàn về nhiều mặt. Khi Đức Phật còn tại thế. Ông là một nhà triết học, một vị chân sư còn các tu sĩ và quần chúng nhân dân là học trò của ông. Chỉ sau khi ông nhập niết-bàn thì Phật giáo mới hình thành với hệ thống giáo lý là những lời dạy của Đức Phật, giáo hội được các đệ tử của Đức Phật thành lập, giáo chúng là những người tin vào lời dạy của Đức Phật và tôn kính Đức Phật.
Thuyết giảng
[sửa]Ngay sau khi thành đạo dưới cội cây Bồ-đề (Bodhi) ở tại Bồ-đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) vào khoảng giữa sau thế kỉ thứ 6 TCN - có tài liệu cho đó là vào năm 590 TCN theo Phật giáo Nam tông hay năm 595 TCN theo Phật giáo Bắc tông, Đức Phật đã quyết định thuyết giảng lại sự hiểu biết của mình.
Bài kinh đầu tiên mà Đức Phật thuyết giảng đó là Kinh Chuyển pháp luân (Dhammacakkappavattana Sutta)[10] giáo hóa nhóm có năm vị Tỳ-kheo (Bhikkhu) trở thành A-la-hán (Arahant): Kiều-trần-như (Koṇḍañña) trưởng nhóm, Vappa, Bhaddiya, Mahānāma và Assaji tại vườn phóng sinh nai tên gọi Vườn Lộc Uyển (Mrigadava) gần kinh thành Ba-la-nại (Bārāṇasī). 100 đệ tử đầu tiên là những người có quan hệ gần với Đức Phật đã hình thành Tăng-già (hay Tăng Đoàn, saṅgha) đầu tiên.
Sau đó, những người này chia nhau đi khắp nơi và truyền bá thêm ngày càng nhiều người muốn theo thực tập và tu học. Để làm việc được với một lượng người theo thực tập và tu học ngày càng đông, Đức Phật đã đưa ra một chuẩn mực cho các đệ tử có thể dựa vào đó mà thu nhận thêm người được gọi là giới luật. Giới luật này phần chính là việc Quy y Tam bảo (Nương tựa Ba ngôi báu cao quý) - tức là chấp nhận theo hướng dẫn của chính Đức Phật, những lời dạy của Đức Phật (Giáo Pháp), và cộng đồng những người xuất gia thực hành theo lời dạy của Đức Phật (Tăng Đoàn).
Từ trần
[sửa]Sau khi Phật từ trần , các tôn giả thay ông lãnh đạo giáo hội. Ông tập hợp tổ chức các Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo