Sách tam giáo/Khổng giáo/Danh ngôn Khổng giáo
Giao diện
< Sách tam giáo | Khổng giáo
Xử thế
[sửa]- Người bề trên coi trọng lễ thì lãnh đạo dân chúng dễ dàng
- Trong việc trị quốc phải - ưu đãi người hiền , được lòng dân , không hứa ẩu,.
- Trị dân dùng pháp chế hình phạt là chính, dân không dám làm điều phạm pháp
- Trị dân dùng đạo đức dùng phép tắc, sẽ cảm hoá được dân .
- (Đạo thiên thừa chi quốc, kính sự nhi tín, tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thời)
- Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo mình không đủ tài để nhận lấy chức vị.
- Dùng mệnh lệnh pháp luật để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân thì như vậy có thể giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục.
- Dùng đạo đức để hướng dẫn, dùng lễ nghĩa để giáo hóa thì dân sẽ hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, sẽ cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ tư tưởng.
- Thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng.
- Đạo đức lớn được thực hành thì thiên hạ là của chung .
- Thuyết đại đồng
- Thiên hạ vi công . Thiên hạ là của chung
- Tuyển hiền nhiệm năng . Lựa chọn người hiền, sử dụng người tài
- Các tận kỳ năng . Ai nấy dốc hết năng lực của mình
- Giảng tín tu mục . Trọng điều tín, lo dung hòa
- Các tận kỳ sở . Ai nấy đều được nhận tương xứng với công sức của mình
- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- Nguyên khí mạnh thì quốc gia thịnh
- Nguyên khí yếu thì quốc gia suy
- Tuổi trẻ muốn nên người, ở nhà cần phải hiếu thuận với cha mẹ, ra ngoài phải tôn kính người hơn tuổi mình, hành vi phải cẩn thận, lời nói phải giữ điều tín, yêu thương rộng rãi mọi người, biết gần gũi người có đức nhân. Làm được vậy rồi, nếu còn dư năng lực, thời gian thì học tập tri thức.
Xử sự
[sửa]- Ngẫm nghĩ việc xưa để hiểu việc nay, đáng làm thầy người khác.
- Biết thì nói là biết, không biết thì nói không biết, mới thật là biết.
- Không nhìn điều sai, không nghe điều bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy.
- Bản thân làm điều phải, không ra lệnh người cũng nghe;
- Bản thân làm điều trái có ra lệnh người cũng không nghe.
- Tụ họp nhau cả ngày, nói năng tào lao, làm những điều nhỏ mọn, nguy thay!
- Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng, rượu sẽ làm cho lắm người gục ngã.
- Bạn bè giúp ích cho ta có ba hạng, bạn bè làm hại ta cũng có ba hạng.
- Bạn ngay thẳng, bạn rộng lượng, bạn nghe biết nhiều, là những người bạn giúp ích cho ta.
- Bạn vờ vĩnh, bạn khéo chiều chuộng, bạn khéo nói, là những kẻ làm hại ta.
- Có ba điều ưa thích có ích, có ba điều ưa thích có hại.
- Ưa thích lễ nhạc đúng nghi tiết, ưa thích điều thiện của người đạo đức, ưa thích được nhiều bạn hiền, ba điều đó là có ích.
- Ưa thích thú vui quá đáng, ưa thích chơi bời phóng đảng, ưa thích yến tiệc, ba điều đó là có hại vậy.
- Không sợ buồn vì không có chức vụ địa vị, chỉ buồn vì không có tài đức để làm tròn chức vụ địa vị ấy. Không sợ người khác không biết mình, mà phải cầu mong sao có năng lực làm cho người khác hiểu mình.
- Người có thể cùng nói chuyện được mà không nói, như vậy là bỏ mất người.
- Người không có thể cùng nói chuyện được mà lại nói, như vậy là uổng mất lời.
- Người trí không bỏ mất người cũng không uổng phí lời
- Nhìn kỹ cách người ta làm, xét người ta làm vì cái gì, rồi xét kỹ người ta có vui lòng mà làm hay không. Như vậy người ta không có cái gì để giấu diếm?
- Dám mạnh dạn đấu tranh, phê bình, chỉ trích tệ hại, thói hư tật xấu thì tự nhiên tai họa sẽ tiêu tan.
- Phát hiện người có tài đức mà không đề bạt cất nhắc hoặc không trọng dụng, đây là khinh rẻ người có tài đức vậy.
- Phát hiện kẻ bất lương làm sai trái mà không bãi chức, bãi chức rồi mà không đuổi ra nơi xa xôi hẻo lánh, đây gọi là dung túng cho kẻ bất lương vậy.
- Ưa thích cái mà mọi người ghét bỏ, ghét bỏ cái mà mọi người ưa thích, thế gọi là làm trái bản tính con người, tai họa nhất định giáng xuống kẻ ấy
- Không oán trời, không trách người là quân tử.
Học hành
[sửa]- Học đi với hành, không chỉ nói cho qua
- Học và hành phải đi đôi với nhau
- Học cho rộng, hỏi cho kỹ,
- Nghĩ cho cẩn than
- Phân biệt cho sang suốt
- Làm việc cho hết lòng.
- Biết mà học không bằng thích mà học
- Thích mà học không bằng vui say mà học.
- Sinh ra mà đã biết, là bậc tiên;
- Học rồi mới biết, là bậc thứ
- Gặp cảnh khốn nạn rồi mới chịu học, lại còn thấp hơn nữa.
- Thấp nhất là gặp cảnh khốn nạn rồi mà vẫn không chịu học.
- Học như con thuyền ngược nước , không tiến tức thì lùi
Đạo đức
[sửa]- Hiếu thảo là nguồn gốc của đạo đức.
- Gái thờ Tam tòng, tứ đức . Tam tong - Tại gia tòng phụ , xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử . Tứ đức - Công, ngôn, dung, hạnh
- Trai thờ Tam cương, ngũ thường . Tam cương - Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung . Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu . Ngũ thường - Nhân , lễ , nghỉa , trí , tín
- Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc.
Lễ
[sửa]- Cung kính mà thiếu lễ thì làm thân mình lao nhọc.
- Cẩn thận mà thiếu lễ thì trở thành nhút nhát.
- Dũng cảm mà thiếu lễ sẽ trở thành loạn nghịch.
- Ngay thẳng mà thiếu lễ sẽ trở nên thô lỗ.
Dùng người
[sửa]- Dụng nhân như dụng mộc.
- Dùng đừng nghi, nghi đừng dùng.
- Muốn biết người phải nghe người nói.
Thánh nhân - Quân tử - Tiểu nhân
[sửa]- Thánh nhân yên bằng đạo, trị bằng nghĩa, động bằng lễ, nuôi bằng nhân
- Người quân tử hòa hợp nhưng không cùng quan điểm.
- Kẻ tiểu nhân cùng quan điểm nhưng không hòa hợp.
- (Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa).
- Lời nói và việc làm của người quân tử thì phù hợp với chuẩn tắc trung dung, còn kẻ tiểu nhân thì phản lại trung dung.
- Người quân tử luôn giữ trạng thái trung hòa, không thái quá hay bất cập.
- Người quân tử nên dựa vào địa vị hiện tại của mình mà làm việc, không nên ham những cái ngoài bổn phận của mình...
- Người quân tử đoàn kết rộng rãi với mọi người, chứ không phải chỉ câu kết phe cánh.
- Kẻ tiểu nhân chỉ biết câu kết phe cánh, chứ không biết đoàn kết rộng rãi với mọi người.
- Người quân tử dùng tri thức văn chương để tập hợp bạn bè, dùng sự giúp đỡ của bạn bè để bồi dưỡng nhân đức
- Người quân tử cầu ở mình, kẻ tiểu nhân cầu ở người.