Địa lý đại cương về thế giới/Châu Á/Đông Á/Trung Quốc/2

Tủ sách mở Wikibooks

ĐẠI CƯƠNG VỀ TRUNG QUỐC

Địa lý nhân văn

0  • 1  • 2  • 3

Dân cư và xã hội[sửa]

Dân số[sửa]

Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất trên thế giới trong nhiều thế kỷ và cả hiện tại. Tính đến năm 2019, dân số Trung Quốc đạt 1,43 tỷ người, với tỷ lệ gia tăng dân số chỉ rơi vào mức 0,5%-0,6%. Trong nửa sau thế kỉ 20, dân số Trung Quốc tăng nhanh một cách không kiểm soát. Trung Quốc phải thực hiện "chính sách một con" để kiểm soát gia tăng dân số và chính sách chỉ mới được bãi bỏ vào năm 2015. Vì thực hiện chính sách một con trong thời gian dài nên tỷ lệ người trẻ thấp, tỷ lệ trung niên và cao niên chiếm tỷ lệ cao, vì vậy mà "chính sách hai con" đã thay thế ngay sau khi "chính sách một con" được bãi bỏ.

Dân cư Trung Quốc hầu hết tập trung ở phần Đông của đất nước, trong khi phần Tây thưa thớt dân cư. Chệnh lệch giới tính cũng là một vấn đề nghiêm trọng tại Trung Quốc. Trong năm 2010, tỷ số giới tính khi sinh là 118 bé trai trên 100 bé gái.

Số dân thành thị tại Trung Quốc ngày một tăng. Đất nước "tỷ dân" Trung Quốc mọc lên rất nhiều đô thị và thành phố lớn. Các thành phố tại Trung Quốc có quy mô dân số rất lớn. Thượng Hải là thành phố lớn nhất Trung Quốc với dân số hơn 24 triệu người.[1]

Sắc tộc[sửa]

Người Hán là dân tộc lớn nhất tại Trung Quốc chiếm hơn 90% dân số. Ngoài dân tộc Hán, Trung Quốc còn bao gồm 55 dân tộc thiểu số khác cùng chung sống. Trong số đó gồm có dân tộc Choang, Mãn, Hồi, Miêu, Duy Ngô Nhĩ, Tạng,...

Văn hóa[sửa]

Trung Quốc có một nền văn hóa lâu đời, phức tạp và là biểu tượng cho nền văn hóa Á Đông. Người Trung Quốc đã để lại cho nhân loại rất nhiều những di sản còn giá trị cho tới ngày nay.

Tôn giáo[sửa]

Từ thời xưa, Trung Quốc đã tạo ra hai tôn giáo là Nho giáo và Đạo giáo. Hai loại tôn giáo này ảnh hưởng sâu sắc đến các nước Việt Nam, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra, Phật giáo cũng đã du nhập vào Trung Quốc từ thế kỉ 2 Công Nguyên. Hiện nay tại Trung Quốc, Phật giáo là tôn giáo chiếm tỷ lệ lớn nhất. Ngoài Phật giáo còn có Công giáo, Hồi giáo và nhiều tôn giáo khác.

Đời sống[sửa]

Kinh tế[sửa]

Quận Phố Đông của Thượng Hải là biểu tượng cho sự phát triển thần kỳ của kinh tế Trung Quốc.
GDP của Trung Quốc so với một số nước trên thế giới 1960 - 2015
(đơn vị: tỷ USD)
Năm 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015
Trung Quốc 60 70 93 163 191 310 361 735 1.211 2.286 6.087 11.020
Hoa Kì 543 744 1.073 1.685 2.857 4.339 5.963 7.640 10.250 13.040 14.990 18.220
Nhật Bản 44 91 213 522 1.105 1.399 3.133 5.449 4.888 4.755 5.700 4.389
Vương quốc Anh 73 102 131 242 565 489 1.093 1.342 1.658 2.539 2.475 2.929

Kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1949 đến 1978 phát triển chậm, thụt lùi, hơn một nửa dân số trong tình trạng nghèo đói. Cuối năm 1978, Trung Quốc thực hiện chương trình cải cách kinh tế, mở đầu cho một thời kỳ kinh tế Trung Quốc phát triển thần kỳ.

Công nghiệp[sửa]

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang tại Trung Quốc hiện là đập thủy điện lớn nhất thế giới.

Công nghiệp chiếm khoảng 40% GDP của Trung Quốc trong năm 2017. Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đứng đầu thế giới. Trung Quốc được mệnh danh là Công xưởng của thế giới, thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài đặt nhà máy tại đây, với nhiều lợi thế về chính sách và chi phí thuê nhân công người Trung Quốc thấp.

Nông nghiệp[sửa]

Điều hướng[sửa]

0  • 1  • 2  • 3

Chú thích[sửa]

  1. Thực ra Trùng Khánh là thành phố lớn nhất Trung Quốc cả về diện tích lẫn dân số với hơn 30 triệu người. Tuy nhiên dân số Trùng Khánh được như vậy là do phạm vi diện quá rộng lớn, gấp hơn 12 lần Thượng Hải. Bài này chỉ tính vùng đô thị trung tâm nằm trong thành phố.