Thảo luận Wikibooks:Thảo luận

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Tủ sách mở Wikibooks

Thêm nhóm thành viên Reviewers[sửa]

Tôi thiển nghĩ Wikibooks nên có thêm nhóm thành viên Reviewers. Những thành viên này sẽ giúp kiểm tra và 'cho điểm' các trang. Công cụ FlaggedRevs còn có một số tính năng thú vị như chỉ hiển thị bản đã được 'reviewed' cho người dùng chưa đăng nhập.

Sau khi tham khảo bản của Wikibooks tiếng Anh, tôi thấy có một số tùy chỉnh chưa ưng ý lắm nên đã sửa một chút. Dưới đây là bản tôi đã sửa:

// Chỉ hiển thị bản đã được review $wgFlaggedRevsOverride = true; // Công cụ review có tác dụng trên không gian tên Chính, Bản mẫu, Tập tin, Nấu ăn và Trẻ em $wgFlaggedRevsNamespaces = array( NS_MAIN, NS_FILE, NS_TEMPLATE, 102, 110); // Bảng review như sau: chưa duyệt, được, trung bình, tốt. 2 nấc là quality (trung bình), 3 nấc là pristine (tốt). $wgFlaggedRevTags = array( 'value' => array('levels' => 3, 'quality' => 2, 'pristine' => 3) ); //Không hiển thị biểu tượng nhỏ để phân biệt 'sighted, 'quality', 'unflagged pages' $wgSimpleFlaggedRevsUI = false; // Cho phép reviewers ghi chú cuối trang $wgFlaggedRevComments = true; // Tùy chọn cấp quyền review cho những thành viên thỏa mãn các tiêu chí: $wgFlaggedRevsAutopromote = array( 'days' => 30, # ngày kể từ khi mở tài khoản 'edits' => 100, # sửa đổi 'excludeDeleted' => true, # không tính các sửa đổi bị xóa 'spacing' => 2, # spacing of edit intervals (tôi không hiểu tùy chọn này là gì :( 'benchmarks' => 8, # edit intervals are needed? (như trên :( 'recentContentEdits' => 5, # $wgContentNamespaces sửa đổi trong các thay đổi gần đây 'totalContentEdits' => 50, # $wgContentNamespaces sửa đổi 'uniqueContentPages' => 10, # $wgContentNamespaces trang đã sửa 'editComments' => 50, # comments 'email' => true, # phải có điện thư 'userpage' => false, # không cần có trang thành viên 'uniqueIPAddress' => false, # không cần phải có chỉ một địa chỉ IP 'neverBlocked' => true, # thành viên bị cấm trước đây không thể trở thành reviewer )+ $wgFlaggedRevsAutopromote; #tự động cấp quyền review // Editor có quyền rollback (lùi tất cả) $wgGroupPermissions['editor']['rollback'] = true; // Quản lý viên có mọi quyền $wgGroupPermissions['sysop']['review'] = true; $wgGroupPermissions['sysop']['autoreview'] = true; $wgGroupPermissions['sysop']['autoconfirmed'] = true; $wgGroupPermissions['sysop']['patrolmarks'] = true; $wgGroupPermissions['sysop']['autopatrolother'] = true; $wgGroupPermissions['sysop']['unreviewedpages'] = true; $wgGroupPermissions['sysop']['validate'] = true;

thảo luận blog 08:21, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Hiện nay chưa có wiki tiếng Việt nào sử dụng phần mở rộng FlaggedRevs, kể cả Wikipedia tiếng Việt. Lý do là không đủ nhân lực để làm: số người đọc và người hiệu đính thấp. Wikipedia đã có thảo luận về vấn đề này, và cộng đồng quyết định không áp dụng. Wikisource cũng có thảo luận qua và cũng quyết định tương tự. Chỉ có các wiki lớn và đủ nhân lực mới có khả năng tuần tra sửa đổi mà thôi. Cộng đồng Wikibooks hiện nay còn đang sơ khai vì vậy không cần phải áp dụng phần mở rộng này. Tranminh360 (thảo luận) 14:02, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Bình luậnEm cũng thấy việc sử dụng FlaggedRevs có một số nhược điểm. Nhược điểm dễ thấy nhất là không phải reviewer nào cũng có kiến thức trong vấn đề được review, cho nên công cụ FlaggedRevs không hoàn toàn đảm bảo được tính đúng đắn của văn bản.
Nhưng cũng dễ nhận ra rằng công cụ này không nhằm mục đích chọn bản nào đúng, bản nào sai, mà nhằm chống lại các phá hoại, như Wikibooks tiếng Anh đã nói:
The pending changes system (also known as edit review and flagged revisions) allows reviewers to review page revisions for quality. This is our primary counter-vandalism tool.
Các hoạt động phá hoại, nếu hiển hiện trước mắt người dùng, sẽ rất phản cảm và ảnh hưởng đến uy tín dự án. Công cụ FlaggedRevs có tùy chọn giúp cho chỉ những bản đã được review mới hiển hiện trước mắt người dùng. Cách này giúp giảm thiểu hậu quả của hình thức phá hoại nhằm thu hút sự chú ý, đặc biệt quan trọng đối với không gian tên Trẻ em. Vậy, tuy không chắc chắn được tính đúng đắn của văn bản (do các reviewers có những trình độ khác nhau), nhưng sẽ đảm bảo được tính toàn vẹn của nó.
Hiện Wikibooks tiếng Việt có rất ít thành viên tích cực. Điều này cũng có mặt lợi là số lượng trang mới không nhiều, cho nên chỉ một ít người cũng có thể quản được. Theo đà tăng của số lượng thành viên, các reviewers cũng nhiều hơn, do đó sẽ không là gành nặng cho dự án.
Thiển ý của em là vậy :)
thảo luận blog 14:44, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Bình luận Vấn đề Tranminh đưa ra tôi nghĩ nó đúng là không khả thi với Wikipedia, nơi mà dự án có nhiều sửa đổi mới những không đủ thành viên rà soát để kịp thời duyệt phiên bản. Nhưng với Wikibooks thì hiện nay lượng sửa đổi khá ít (đáng buồn là hầu như không có từ những thành viên khác, nhưng với sự tích cực của bạn dự án này sẽ phát triển như Wikisource hay Wiktionary trong thời gian gần), chỉ một người duyệt trang đã có thể quản lý ổn thỏa. Và tôi ủng hộ quan điểm của AmieKim về mục đích sử dụng công cụ, như bạn đã dẫn ra rằng nó nhằm mục đích kiểm soát phá hoại nhiều hơn là kiểm tra chất lượng nội dung, thêm một yếu tố quan trọng khác là không gian dành cho trẻ em ở đây. Vậy nên tôi Đồng ý với đề xuất này của AmieKim. --minhhuy (talk) 02:07, ngày 15 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Bình luận Nên dịch Reviewers sang tiếng Việt là gì? Người duyệt bài hay Tuần tra viên? Tranminh360 (thảo luận) 15:33, ngày 15 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Theo bản hiện tại của MediaWiki là "người duyệt trang" (tôi cũng không nắm rõ quyền song song với nó là "editor" nên dịch là gì, trước đây là "chủ bút" nhưng tôi đã đổi lại cho xuôi tai hơn là "biên tập viên", nhưng cũng không làm rõ được chức năng của nó). Tuần tra viên là patroller, các dự án tiếng Việt chưa có quyền này. --minhhuy (talk) 03:05, ngày 16 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy có thể dịch thành duyệt trang viên được. Còn về editor, tôi không thấy nhóm này trong danh sách nhóm thành viên của Wikibooks tiếng Anh. Tôi không biết tại sao. Chắc nó là một nhóm 'ẩn'. Tôi cũng đã sửa lại khung review cho nó ngắn gọn hơn (như vậy thì sẽ dễ review hơn). thảo luận blog 14:31, ngày 16 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Trang là tiếng Việt, không phải tiếng Hán đâu bạn. Tôi nghĩ nên thống nhất, nếu dùng Việt hết sẽ là "người duyệt trang", nếu Hán có thể là "kiểm duyệt viên" chăng? Violetbonmua (thảo luận) 05:05, ngày 17 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Hay là duyệt viên? thảo luận blog 07:16, ngày 17 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Nghe hơi khó hiểu. Violetbonmua (thảo luận) 13:21, ngày 17 tháng 6 năm 2012 (UTC)re[trả lời]
Người duyệt trang vậy có vẻ sát nghĩa nhất trong số các từ thảo luận trên rồi, tuy nó không tạo được ấn tượng mạnh lắm. Kiểm duyệt viên thì nghe 'nặng' quá. Tôi đồng ý với tên gọi người duyệt trang thảo luận blog 14:40, ngày 18 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Thêm nhập trang từ Wikibooks tiếng Pháp và tiếng Ý[sửa]

Thảo luận sau đây đã được đóng. Xin hãy mở chủ đề thảo luận mới nếu bạn muốn thêm lời bình
Kết quả: đã thêm nhập trang từ b:it và b:fr AmieKim

Hiện tôi đang có dự định nhập quyển Wikijunior Dinosauri từ Wikibooks tiếng Ý và Wikijunior:Système solaire từ Wikibooks tiếng Pháp do bản tiếng Anh rườm rà quá. Nay tôi mở thảo luận này do bên Buzilla yêu cầu liên kết đến thảo luận. thảo luận blog 03:55, ngày 13 tháng 6 năm 2012 (UTC) [trả lời]

Theo Điều khoản Sử dụng của Wikimedia Foundation, bạn có thể ghi công tác giả thông qua một siêu liên kết (nếu được) hoặc URL đến bài viết mà bạn đã đóng góp, do đó khi dịch sách từ Wikibooks ngôn ngữ khác, bạn chỉ gần ghi "Dịch từ [[mã ngôn ngữ:tên bài]]" vào trong tóm lược sửa đổi và đặt 1 bản mẫu tương tự như {{Bài dịch}} trên trang thảo luận là đủ (xem hướng dẫn ghi công tại w:en:Wikipedia:Copying within Wikipedia#Translating from other language Wikimedia Projects). Không nhất thiết phải nhập toàn bộ lịch sử trang từ ngôn ngữ khác (đây là cách ghi công thông qua một danh sách gồm tất cả các tác giả). Tranminh360 (thảo luận) 17:18, ngày 13 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
PS: Rất nhiều bài viết ở Wikipedia được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác mà không ghi công tác giả ban đầu của bài viết. Họ có thể quên, hoặc thậm chí không hề biết đến yêu cầu ghi công trong CC-BY-SA 3.0 và GFDL. Tranminh360 (thảo luận) 17:36, ngày 13 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Bản thân tôi, đối với nội dung văn bản tôi viết, không yêu cầu điều kiện Ghi công (mặc dù trên giấy tờ tôi giữ quyền đó thật). Lý do là vì tôi nghĩ văn bản đấy là kiến thức, tôi không làm ra cái kiến thức đó, tôi chỉ viết nó, sao chép lại những gì các bậc tiền bối đã làm ra, cho nên tôi không đòi quyền tác giả trên nó. Kiến thức của nhân loại nên được chia sẻ một cách rộng rãi, miễn phí cho mọi người.
Nhưng có thể người khác không nghĩ vậy, và tôi phải tôn trọng quan điểm của họ. Nếu họ yêu cầu Ghi công (mà rất có thể như thế) tôi sẽ Ghi công.
Trở lại với bản mẫu 'Ghi công', không nói gì đến các quy định của Wikimedia, bản mẫu này, cá nhân tôi có một số nhận xét:
  • Khi dịch từ dự án nước ngoài vào đây, thì lúc đầu có thể là nó giống với phiên bản gốc, nhưng qua thời gian nó sẽ khác biệt rất nhiều. Vậy chẳng lẽ cứ giữ nguyên Bài này dịch từ XYZ?
  • Không chắc chắn được ai đó, vì ý tốt hay xấu, sẽ xóa cái liên kết tới bản mẫu này.
Còn về các liên kết liên wiki ở dưới cùng, tôi không rõ là nó có thỏa mãn quy định 'tối thiểu liên kết' của Wikimedia không, nhưng chỉ xin trình bày những gì tôi nghĩ:
  • Liên kết liên wiki không phân biệt được đâu là bản dịch, đâu là bản 'có chủ đề giống nhau'. Một bài viết có hơn chục liên kết liên wiki thì chẳng lẽ nó được dịch tử hơn chục dự án đó à?
  • Tương tự như bản mẫu 'Ghi công' ở trên, không chắc được ai đó sẽ xóa liên kết này.
Các văn bản tôi tự viết ra, như đã nói ở trên, ai muốn chỉnh sửa, dùng lại thì tùy ý họ. Nhưng đối với văn bản của người khác, tôi không thể suy bụng tôi ra bụng người được. Vậy nên tôi nghĩ cách tốt nhất là ghép lịch sử hai bài lại với nhau. Quy định 'liên kết' của Wikimedia chỉ là điều có thể lám, chứ không phải cách làm tốt nhất.
PS À, đối với các tập tin phi văn bản (như hình, âm thanh...) của tôi làm thì không như vậy đâu. Ai muốn dùng cũng đều phải tuân theo các quy định của giấy phép hết :) thảo luận blog 02:12, ngày 14 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Đây là ý kiến của anh Minh về việc ghi công khi dịch bài. Ở bên Wikipedia thì người ta thường dùng bot để nhập trang với số lượng lớn chứ ít khi nhập bằng tay. Nhưng tôi vẫn sẽ bỏ phiếu đồng ý cho bạn.
  1. Đồng ý Thêm nhập trang từ WIkibooks tiếng Pháp và tiếng Ý. Tranminh360 (thảo luận) 13:51, ngày 14 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  2. Đồng ý :) thảo luận blog 15:04, ngày 14 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  3. Đồng ý --minhhuy (talk) 01:48, ngày 15 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  4. Đồng ý Ủng hộ Violetbonmua (thảo luận) 04:50, ngày 17 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  5. Đồng ý--Zd (thảo luận) 22:00, ngày 18 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Logo Wikibooks[sửa]

Thảo luận sau đây đã được đóng. Xin hãy mở chủ đề thảo luận mới nếu bạn muốn thêm lời bình
Kết quả: sử dụng biểu trưng mới với dòng chữ Tủ sách mở cho một thế giới mở AmieKim

Tôi đã thêm dòng 'Tủ sách mở cho một thế giới mở' vào logo Wikibooks. Mời các bạn đóng góp ý kiến.

thảo luận blog 14:09, ngày 13 tháng 6 năm 2012 (UTC) [trả lời]

Bình luận Font chữ này khi thu nhỏ và đưa lên treo tôi đoán nó sẽ mờ. --minhhuy (talk) 02:42, ngày 14 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Bản 1 Bản 2

Đúng là hơi bị nhỏ thật. Để tôi thử chỉnh lại xem sao. thảo luận blog 11:36, ngày 14 tháng 6 năm 2012 (UTC) [trả lời]

Tôi đã tải lên bản 2 (chữ lớn hơn). thảo luận blog 12:49, ngày 14 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Nếu cộng đồng đã ủng hộ qua biểu quyết trên, AmieKim có thể thay logo (dĩ nhiên sau khi logo này đã hoàn thiện nếu có ai tìm ra sai sót gì nữa). Hiện có hai cách là xin Bugzilla thay trực tiếp (từ đó về sau chúng ta chỉ cần tải đè lên File:Wiki.png nếu muốn thay đổi), và cách hai là chép đè lên mã CSS của trang như Wikipedia tiếng Việt vẫn làm với các biểu trưng phá cách. --minhhuy (talk) 01:50, ngày 15 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  1. Đồng ý AmieKim hãy lưu Tập tin:Wikibooks-logo-vi-3.svg dưới tên Tập tin:Wiki.png, sau đó tải trực tiếp lên Wikibooks tiếng Việt và khóa hoàn toàn tập tin này lại. Đệ trình lên m:Requests for logos rồi mở lỗi trên Bugzilla tương tự như mediazilla:22506. Tranminh360 (thảo luận) 15:18, ngày 16 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
    Xong. Tôi đã tải tập tin lên và mở lỗi trên Bugzilla. Rất cảm ơn hai bạn đã cho biết. thảo luận blog 07:29, ngày 17 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
    AmieKim hãy thu nhỏ hình lại thành 135x135px như Wikibooks tiếng Anh thì bug mới cho chúng ta thay logo được. --minhhuy (talk) 08:20, ngày 17 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
    Đã xong. :) thảo luận blog 08:58, ngày 17 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
    Ôi chao, bây giờ MediaZilla còn mở thêm quy trình duyệt này, xem ra các yêu cầu phải chờ lâu đấy ;). --minhhuy (talk) 04:34, ngày 19 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  2. Đồng ý --minhhuy (talk) 00:35, ngày 17 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  3. Đồng ý Ủng hộ Violetbonmua (thảo luận) 04:50, ngày 17 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  4. Đồng ý Nhưng chữ "miễn phí" nghe hấp dẫn hơn chúng ta có thể dịch là "Tủ sách miễn phí cho thế giới mở" (đề nghị thôi câu kia cũng được).Tnt1984 (thảo luận) 07:29, ngày 17 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
    Đúng là có khả năng từ miễn phí sẽ tạo ấn tượng mạnh hơn cho người mới vào đây. Nhưng dần dần, khi họ hiểu được khái niệm 'mở' là gì, họ sẽ thấy hay hơn rất nhiều, vì từ mở vừa có nghĩa miễn phí, vừa có nghĩa chia sẻ, ai cũng có thể đóng góp, là công việc vô vị lợi, làm vì mọi người. thảo luận blog 14:06, ngày 18 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
  5. Đồng ý--Zd (thảo luận) 22:01, ngày 18 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy logo hiện tại hơi nhỏ. Liệu ta có thể tải bản lớn hơn như bên Wiktionary tiếng Việt không? AmieKim 14:19, ngày 19 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Bạn cứ tải cho rõ hơn (bây giờ chỉ cần tải đè lên wiki.png là được), nhưng nhớ canh đừng cho nó lố qua trang. Nói chung là chữ đậm hơn thì ổn rồi, không cần to lên, nhưng cũng còn tùy. --minhhuy (talk) 00:15, ngày 20 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Hiện giờ logo nhìn đã ổn chưa? AmieKim 03:07, ngày 20 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Tôi đã trở về phiên bản cũ (135px) do bản mới to quá, nhìn không được đẹp. AmieKim 09:24, ngày 21 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Biểu trưng ngày sinh nhật của Wikibooks[sửa]

Thảo luận sau đây đã được đóng. Xin hãy mở chủ đề thảo luận mới nếu bạn muốn thêm lời bình
Kết quả: sử dụng biểu trưng mừng sinh nhật trong 1 ngày (21/07/2012). AmieKim

Tôi vừa tạo một biểu trưng nhỏ cho ngày sinh nhật sắp tới của Wikibooks tiếng Việt (21/07 nếu tôi nhớ không nhầm). AmieKim 15:32, ngày 22 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Đơn giản mà vẫn đẹp, thể hiện được tính "ăn mừng". Tôi ủng hộ. :) Violetbonmua (thảo luận) 09:33, ngày 20 tháng 7 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Đồng ýTôi cũng đồng ý!--Doãn Hiệu (thảo luận) 10:04, ngày 20 tháng 7 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Đồng ý Tranminh360 (thảo luận) 14:44, ngày 20 tháng 7 năm 2012 (UTC)[trả lời]


Tên của không gian Wikijunior[sửa]

Wikibooks:Wikijunior là gì nói rằng Trong tương lai, Wikijunior sẽ là một dự án Wikimedia độc lập (như Wikipedia, Wikibooks) và các quyến sách 'hoàn tất' sẽ được chuyển sang đó. Vậy thì cứ giữ nguyên tên không gian Wikijunior, cần gì phải dịch thành Trẻ em? Tranminh360 (thảo luận) 14:02, ngày 14 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng đang phân vân không biết gọi là 'Sách trẻ em' hay 'Sách Wikijunior'. Và cả 'Nấu ăn' nữa, tôi nghĩ cũng nên đổi thành 'Món ăn' luôn. thảo luận blog 15:03, ngày 14 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Ý kiến: Tôi thấy vẫn nên để lại là "Sách trẻ em" vì đây là Wikibooks tiếng Việt và người đọc (nhất là trẻ em) sẽ dễ tra cứu hơn là dùng từ chỉ có chúng ta biết. Khi Wikijunior đã trở thành dự án riêng của Wikimedia, lúc đó tôi đoán các phát triển viên sẽ nhập toàn bộ những trang Junior sang dự án mới ở mọi ngôn ngữ, và chúng ta cũng không cần bàn thêm về tên gọi của nó nữa. Tóm lại bây giờ vẫn để là "Sách trẻ em" sẽ phù hợp với chúng ta hơn. Về "Cookbooks", tôi nghĩ trong cùng dạng không gian thì nên để "Sách ẩm thực" cho nó đồng nhất, nhưng cũng còn tùy ý kiến khác. --minhhuy (talk) 01:59, ngày 15 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Mặc dù các loại sách tiếng Việt trên thị trường hiện nay chủ trương dùng tên gốc nhưng riêng mảng sách trẻ em vẫn phiên âm theo kiểu đọc tiếng Việt (như Hoàng Tử Bé vừa tái bản), vì đối tượng phục vụ là trẻ em. Để Wiki-junior có thể gây khó hiểu, bao gồm khái niệm về từ wiki. Violetbonmua (thảo luận) 05:23, ngày 17 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Ý kiến: Có lẽ nên gọi là "Sách thiếu nhi" sẽ phù hợp hơn với cách đọc hiện tại, còn về junior thì hình như hiếm có em bé nào giỏi tiếng Anh vì tiếng Việt còn chưa biết đọc để hiểu được là đang viết cái gì, mặc dù hầu hết người vào trong đây là người lớn nhưng có lẽ cũng nên chuẩn bị cho việc sẽ có vài em bé ngồi kế bên để tiện thể tập đọc luôn.Tnt1984 (thảo luận) 05:47, ngày 17 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Sách thiếu nhi tôi thấy cũng được đấy. Duy chỉ còn một điểm tôi thắc mắc là không biết các bé biết từ thiếu nhi hay từ trẻ em nhiều hơn. thảo luận blog 14:11, ngày 18 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Chuyển vị trí các thảo luận[sửa]

Thảo luận sau đây đã được đóng. Xin hãy mở chủ đề thảo luận mới nếu bạn muốn thêm lời bình

Sách nổi bật[sửa]

Hiện tôi đang đề cử 2 sách làm sách nổi bật tại Wikibooks:Các sách nổi bật/Đề cử. Mời các bạn vào đóng góp ý kiến. Cám ơn. thảo luận blog 08:07, ngày 26 tháng 5 năm 2012 (UTC) [trả lời]

Có nên gọi là sách chọn lọc giống như Wikipedia không? Tranminh360 (thảo luận) 17:15, ngày 2 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Bản thân từ featured trong từ điển ít khi nào dịch là chọn lọc, nó có nghĩa là đặc sắc, có đường nét, hoặc được đề cao. Cả 3 nghĩa dịch trên ghép với sách đều không hay, còn từ chọn lọc thì có vẻ không toát lên hết ý có chất lượng tốt của sách. thảo luận blog 00:18, ngày 3 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Tuy nhiên, tôi cũng thấy Wikibooks:Các sách nổi bậtw:Wikipedia:độ nổi bật, cùng dùng từ nổi bật trong tên nhưng với 2 nghĩa khác xa nhau rất nhiều: một bên (w:Wikipedia:độ nổi bật) để chỉ tiêu chuẩn đưa vào (cận dưới), một đằng (Wikibooks:Các sách nổi bật) chỉ những sách chất lượng hạng nhất (cận trên), điều này gây nhầm lẫn cho nhiều người dùng đồng thời tham gia cả vi.wikibooks lẫn vi.wikipedia. Trường hợp này rất khác với không gian tên chủ đề, cái mà cũng có cả ở vi.wikibooks lẫn vi.wikipedia, nhưng được dùng với sắc thái ngữ nghĩa gần gần tương đồng (tuy có khác biệt nhưng không lớn).--Doãn Hiệu (thảo luận) 00:35, ngày 3 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Anh Doãn Hiệu phân tích có lý. Vậy nên ta sẽ không gọi là sách nổi bật để dành từ nổi bật cho mục đích khác. Thế nhưng sách chọn lọc em thây chưa được hay lắm. Anh Doãn Hiệu có gợi ý gì không? Em vừa tìm được 2 từ là sách haysách nên đọc. thảo luận blog 00:50, ngày 3 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Tôi tạm đưa ra một số phương án chợt nghĩ đến, các bạn có thể nghĩ thêm để cộng đồng tham khảo và lựa chọn:
  • Sách chọn lọc (thống nhất với WP, và thực tế các sách này cũng là được cộng đồng vi.wikibooks (phạm vi nội bộ cộng đồng) bầu chọn ra, tuy phần nào đó chưa nêu rõ tính chất lượng cao của sách.) Cá nhân tôi vẫn thấy tên này chấp nhận được.
  • Sách đặc tuyển (theo tôi từ này nghe lạ tai ít phổ biến (có vẻ cộng đồng khó chấp nhận), nhưng kết hợp được 2 nghĩa: Đặc-đặc sắc, đặc biệt (về chất lượng); Tuyển-tuyển chọn, chọn lọc, bình chọn (trong phạm vi cộng đồng vi.wikibooks).
  • Sách đặc sắc, Sách đặc trưng (nói về trần chất lượng, tuy nhiên cái tên này có hạn chế là không nói lên phạm vi giới hạn chất lượng của các sách này. Các sách này chỉ do một phần cộng đồng bầu chọn nên và được toàn bộ cộng đồng vi.wikibooks chấp nhận là chất lượng đỉnh cao nhưng chỉ trong nội bộ vi.wikibooks, chúng có thể không là chất lượng đối với các wikibooks ngôn ngữ khác hay wiki khác và cả ngoài wiki).
  • Các tên khác: Sách đỉnh cao, Sách chất lượng tốt, Sách nổi bật (theo tôi cũng có đủ các ưu nhược điểm giống trường hợp sách đặc trưng).

--Doãn Hiệu (thảo luận) 01:47, ngày 3 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Nếu như chưa tìm được thì tạm thời dùng sách chọn lọc vậy. Tương tự, sách trẻ em chọn lọc, và thực đơn chọn lọc. À, nói về cái thực đơn này, thực tế ra nó là công thức nấu ăn, nhưng mà công thức nấu ăn thì dài quá :( thảo luận blog 02:18, ngày 3 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Hiện tôi đã thay sách nổi bật thành sách chọn lọc. Nếu cộng đồng trong tương lai nghĩ được một tên nào đó hay hơn thì tôi sẽ đổi sang tên đó. thảo luận blog 01:56, ngày 4 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Hay là sách tuyển chọn ? --Langtucodoc (thảo luận) 01:16, ngày 14 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Tôi thiển nghĩ Sách tuyển chọn nghe không được xuôi tai lắm. thảo luận blog 02:17, ngày 14 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Đã có các "album nhạc tuyển chọn" xuất bản nhiều rồi nên chắc là "sách tuyển chọn" cũng không lạ tai lắm. :) Violetbonmua (thảo luận) 13:17, ngày 17 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Theo cảm giác của tôi thì từ tuyển chọn nên được gắn với những gì động một chút, như con người chẳng hạn. Cá biệt (và dường như từ này được dùng nhiều nhất theo nghĩa này?) là trường hợp ghép với nhạc. Có lẽ vì khi nghĩ đến nhạc, người ta liên tưởng đến âm điệu, hoặc ca sỹ trình bày; cho nên nó có thể được xem là 'động' vậy. Tôi có cảm tưởng ghép tuyển chọn với sách thì hơi ngượng. Do sách thường không có tính 'động'. thảo luận blog 14:19, ngày 18 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Dùng từ "thực đơn" cho chữ cookbook thì hình như không chính xác lắm. Thực đơn (menu ?) cho nghĩa khác, không có tương đồng với "công thức nấu ăn". hay là dùng chữ "Sách nấu ăn", "sách gia chánh". Wikibook thường được gọi là Tủ sách mở, vậy có thể lập "Tủ sách trẻ em" (hay là "Tủ sách thiếu nhi") (Đúng ra dùng chữ Tủ sách Trẻ thì ngắn gọn, nhưng đây chỉ là những sách cho trẻ dưới 12 tuổi) và "Tủ sách gia chánh" ? --Langtucodoc (thảo luận) 22:36, ngày 18 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ tủ sách nấu ăn thì hợp hơn, vì đó là các công thức nấu ăn hướng dẫn cho mọi người, không chỉ cho những người đã có hay chuẩn bị lập gia đình. AmieKim 14:07, ngày 19 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Thêm tính năng câu đố[sửa]

Thảo luận sau đây đã được đóng. Xin hãy mở chủ đề thảo luận mới nếu bạn muốn thêm lời bình
Kết quả: Thêm. AmieKim

Nếu được, tôi nghĩ ta nên có luôn phần mở rộng đó :) thảo luận blog 07:35, ngày 17 tháng 6 năm 2012 (UTC) [trả lời]