Sơ cứu/nối/Sơ-cứu là gì?
Lời nói đầu — Một số vấn-đề — Xem xét tình hình & Một số hỗ trợ cơ bản để duy trì sự sống — Secondary Assessment — Circulatory Emergencies
Respiratory Emergencies — Soft Tissue Injuries — Bone & Joint Injuries — Environmental Illness & Injury
Medical Conditions & Poisoning — Advanced Topics — Appendices — Meta content
Sơ cứu là gì?
[sửa]Sơ cứu (danh từ) là việc cung cấp tức thì các hỗ trợ y tế cho một người bị thương hoặc bị bệnh. Sơ cứu thường được thực hiện bởi những người không chuyên, trong phạm vi trình độ hạn chế cho đến khi vết thương hoặc tình trạng sức khỏe được cải thiện (như đứt tay, thâm tím, bỏng rộp...) hoặc đến khi bác sĩ đến.
Quy tắc 3G
[sửa]Các tôn chỉ của việc sơ cứu được tóm gọn trong 'Quy tắc 3G'. Ba điểm này là kim chỉ nam cho mọi hành động của một sơ cứu viên.
- Giữ mạng sống
- Giảm chấn-thương thêm
- Gia tăng khả năng bình phục
Tìm sự giúp đỡ bên ngoài
[sửa]Phần lớn sơ cứu viên chỉ có một lượng kiến thức y tế hạn chế. Do đó, trong tình huống khẩn cấp, việc ĐẦU TIÊN cần phải làm là tìm người có chuyên môn hỗ trợ. Điều này có thể thực hiện bằng cách tự gọi điện, hoặc nhờ những người xung quanh gọi giúp tới một số điện thoại khẩn cấp. Ở nhiều nơi, số này là 911. Ở EU, số này là 112. Hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSM) chọn 112 là số điện thoại khẩn cấp chuẩn, nên số này có thể được sử dụng ở hệ thống GSM, ngay cả ở Bắc Mỹ. Tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland, các số 911, 112 và 999 đều sử dụng được.
Nếu không thể gọi điện thoại, hãy cố tìm xem có ai có chuyên môn y tế ở gần đấy không. Chỉ trong trường hợp hoàn toàn không thể tìm thấy chuyên viên y tế và nạn nhân đang trong tình trạng nguy kịch thì mới làm sơ cứu. Nguy cơ gây thêm chấn thương hoặc để cho nạn nhân đau trong khi thực hiện sơ cứu có thể gây tác hại nhiều hơn việc không làm gì cả mà chỉ đứng đợi bác sĩ đến.
Ví dụ: nếu nạn nhân bị gãy tay thì tốt nhất nên gọi bác sĩ đến, không nên sơ cứu. Nếu nạn nhân bị sặc nước thì nên tiến hành CPR ngay lập tức (sau khi đã nhờ người khác gọi điện thoại đến bệnh viện)
Các số điện thoại khẩn cấp ở Việt Nam
[sửa]Quốc gia | Cảnh sát | Y tế | Cứu hỏa | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
Việt Nam | 113 | 115 | 114 |
Cấp cứu 115 có người trực hướng dẫn cách sơ cứu trong khi chờ xe cứu thương đến.
Tại Sài Gòn, cuộc gọi tới số 115 sẽ được nối thẳng tới khoa cấp cứu ngoại viện Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương. "Với những bệnh nhân chưa ở mức độ nguy kịch, êkip có thể chuyển người bệnh đến nơi đăng ký BHYT ban đầu. Nếu nơi khám BHYT ban đầu quá xa hoặc quá khả năng điều trị, người bệnh sẽ được chuyển đến Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương hoặc một bệnh viện khác. Còn khi người bệnh trong tình trạng nguy kịch sẽ được xe cấp cứu đưa đến cơ sở y tế gần nhất, có khả năng điều trị tốt nhất" [1]
Theo phản ánh, lực lượng y tế 115 có khi đến trễ, vô trách nhiệm [2]. Do đó, nếu có điều kiện, bạn nên gọi vào các số sau:
- Bệnh Viện Hồng Đức 3:
- Địa Chỉ: 32/2 Thống Nhất, Phường 10, Quận Gò Vấp,Sài Gòn.
- Tel: 08. 3996 9999 [3]
Các số điện thoại khẩn cấp ở các nước khác
[sửa]Châu Á
[sửa]Quốc gia | Cảnh sát | Y tế | Cứu hỏa | Ghi chú | |
---|---|---|---|---|---|
Trung Quốc | Tuần tra: 110
Giaothông: 122 |
120 | 119 | Tai nạn giao thông 122. 999 dùng chung cả 3 lĩnh vực tại các thành phố lớn. | |
Myanmar | 199 | ||||
Hồng Kông | 999 | 992 (số fax trên đường dây cố định, tin nhắn SMS trên điện thoại di động – sau này chỉ dành cho người khuyết tật); 112từ điện thoại di động | |||
Đài Loan | 110 | 119 | |||
Ấn Độ | 100 | 102 | 101 | Cảnh sát giao thông 103. 112 | |
Indonesia | 110 | 118/119 | 113 | Tìm kiếm cứu hộ 115; Thiên tai - 129; Điện - 123; Điện thoại di động và điện thoại vệ tinh - 112. | |
Iran | 110 | 115 | 125 | 110 dùng chung, 112 cũng có thể gọi từ di động | |
Israel | 100 | 101 | 102 | 112 dùng chung cho di động. 103 Điện lực. 106 thành phố | |
Nhật Bản | 110 | 119 | Khẩn cấp trên biển 118. | ||
Hàn Quốc | 112 | 119 | Đường dây nóng an ninh quốc gia - 111; Phát hiện gián điệp - 113; Báo cáo trẻ em, người già, khuyết tật, tâm thần lang thang, thất lạc - 182; 114 kết nối trực tiếp đến nhà cung cấp dịch vụ. | ||
Kuwait | 777 | ||||
Liban | 112 | 140 | 175 | ||
Ma Cao | 999
318 |
||||
Malaysia | 999 | Bảo vệ thành phố - 991; Cứu hỏa - 994; 112 từ di động. | |||
Mông Cổ | 102 | 103 | 101 | 100 | |
Nepal | 100/103 | 101 | |||
Oman | 9999 | ||||
Pakistan | 15/1122 | 115 | 16 | 15/1122 dùng chung mọi lĩnh vực. 112 dùng cho di động. | |
Philippines | 117 | 112 và 911 nối trực tiếp đến 117. 112 và 911 gọi từ di động. 117 nhắn tin từ di động. | |||
Qatar | 999 | ||||
Ả Rập Saudi | 999 | 997 | 998 | Cảnh sát giao thông - 993; Khẩn cấp - 911, 112 hoặc 08 | |
Singapore | 999 | 995 | Du khách nước ngoài đến Singapore có điện thoại đã chuyển vùng có thể quay số 112 hoặc 911 để kết nối đến số trung-tâm. | ||
Sri Lanka | 119/118 | 110 | 111 | Accident service - 11-2691111. | |
Thái Lan | 191 | 1669 | 199 | Băng-Cốc - 1646, Cảnh sát du lịch 1155 (dùng tiếng Anh). |
Châu Phi
[sửa]Quốc gia | Cảnh sát | Y tế | Cứu hỏa | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
Chad | 17 | 18 | ||
Djibouti | 17 | 18 | ||
Ai Cập | 122 | 123 | 180 | Cảnh sát du lịch - 126; Cảnh sát giao thông - 128; Điện lực - 121; Gas - 129. |
Ghana | 191 | 193 | 192 | 999 dùng chung cả 3 lĩnh vực. |
Mali | 17 | 15 | 18 | |
Morocco | nội hạt 19 toàn quốc 177 |
15 | 15 | |
Nigeria | 199 | 199 | 199 | 199 dùng chung cả 3 lĩnh vực. |
Nam Phi | 10111 | 10177 | 10111 | 112 từ điện thoại di động. |
Tunisia | 197 | 190 | 198 | Bảo an quốc gia - 193. |
Rwanda | 112 | |||
Uganda | 999 | |||
Sudan | 999 | 999 | 999 | Cảnh sát giao thông 777777 |
Sierra Leone | 019 | 999 | ||
Zambia | 999 | 991 | 993 | 112 từ điện thoại di động. |
Zimbabwe | 995 | 994 | 993 | 999 dùng chung cả 3 lĩnh vực. |