Sơ cứu/Sự đồng thuận

Tủ sách mở Wikibooks

Tầm quan trọng[sửa]

Cách làm tốt nhất
Sơ cứu viên luôn nên tiến hành công việc của mình nếu đã được đào tạo tới trình độ để làm việc đó và nạn nhân đang trong tình trạng nguy kịch. Việc làm của một sơ cứu viên được bảo vệ trong luật Người Samaria nhân hậu. Ở những nước luật này không áp dụng thì phần lớn đều giảm thiểu trách nhiệm pháp lý cho sơ cứu viên.

Hầu hết mọi người và mọi nền văn hóa đều có một sự tôn trọng nhất định đối với khoảng không gian riêng tư của người khác. Mức độ tôn trọng này khác nhau đối với từng người, từng nền văn hóa. Nhưng nói chung, chạm vào người khác mà không được cho phép có thể bị xem là khiếm nhã, xúc phạm hay đe dọa.

Bởi vì phần lớn những ca sơ cứu đòi hỏi phải chạm vào thân thể nên điều rất quan trọng là sơ cứu viên phải lấy được sự cho phép của nạn nhân, để tránh gây ra sự xúc phạm hoặc sự đau buồn vô tình cho họ. Ở hầu hết các vùng tư pháp, việc một sơ cứu viên chạm vào nạn nhân mà không được cho phép có thể bị xem như phạm tội gây tổn hại người khác (battery).

Lấy sự đồng thuận từ nạn nhân[sửa]

Cách đơn giản nhất để có được sự đồng thuận của nạn nhân là hỏi xem họ có đồng ý cho sơ cứu viên chữa trị hay không. Trò chuyện với người bị thương, và xây dựng dần nên một mối quan hệ với họ. Trong cuộc trò chuyện này, điều quan trọng là phải giới thiệu được những điểm chính sau:

  • Tôi là ai - Bắt đầu với việc giới thiệu tên và nói rằng tôi là một sơ cứu viên đã được đào tạo.
  • Tôi muốn giúp - Thường thì các nạn nhân đều biết mình bị thương hoặc bị bệnh (dù vậy, không thể luôn luôn chắc chắn điều này, ví dụ như trong trường hợp nạn nhân bị sốc về tinh thần, nạn nhân là trẻ em hoặc người mắc chứng khó học - learning difficulties), nhưng sơ cứu viên vẫn phải giải thích cho họ rằng tôi muốn giúp chữa trị vết thương hoặc bệnh của họ.
  • Tôi giúp như thế nào - Một vài liệu pháp sơ cứu có thể gây bực bội, khó chịu cho nạn nhân (ví dụ như vết chích đòi hỏi phải rửa bẳng dung dịch muối đẳng trương – Natri Clorua), vì vậy điều quan trọng là phải thành thật với nạn nhân về việc đang làm gì, và nếu cần thiết, tại sao việc làm này quan trọng.

Sự đồng thuận ngầm định[sửa]

Có một vài trường hợp, sơ cứu viên có thể ngầm định rằng nạn nhân đã đồng ý cho mình chữa trị. Lý do chính, không được diễn giải theo cách khác, cho việc làm này là khi nạn nhân:

  • Bất tỉnh
  • Rất thiếu tỉnh táo (in reduced level of consciousness)

Trong những trường hợp này, sơ cứu viên có thể thực hiện bất cứ liệu pháp sơ cứu nào trong trình độ đào tạo của mình, và hành động của sơ cứu viên được bảo vệ ở hầu hết các vùng tư pháp

Đánh giá sự đồng thuận[sửa]

Trong một vài trường hợp, ở một chừng mực nhất định, sơ cứu viên phải cân nhắc việc chữa trị cho một nạn nhân đã từ chối sơ cứu ngay từ đầu. Các trường hợp này gồm có khi nạn nhân:

  • Say
  • Không bình thường (tức bị hoang tưởng, mất trí hoặc bấn loạn tinh thần do vết thương)
  • Là trẻ vị thành niên (nếu hiện diện và đủ tư cách, cha, mẹ hoặc người giám hộ phải thay mặt đồng thuận chữa trị cho nạn nhân; nếu không thì sự đồng thuận được ngầm định.)
  • Mắc chứng khó học

Trong những trường hợp trên, sơ cứu viên phải quyết định xem có nên chữa trị hay không, ngay cả khi nạn nhân từ chối. Nếu tình huống này xảy ra, điều rất quan trọng là sơ cứu viên phải ghi chép lại quyết định của mình, tại sao lại quyết định như vậy, và tại sao lại nghĩ nạn nhân không đủ tư cách để từ chối. Nếu sơ cứu viên nghĩ nạn nhân cần được chữa trị mà đang từ chối, sơ cứu viên nên gọi một chuyên gia y tế đến trợ giúp (nếu có thể), vì những chuyên gia này có nhiều kinh nghiệm đối phó với những bệnh nhân không chịu chữa trị.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự đồng thuận[sửa]

Thân nhân phản đối[sửa]

Sơ cứu viên có thể sẽ gặp phải tình huống thân nhân nạn nhân phản đối việc chữa trị. Tình huống này rất phức tạp, với nhiều yếu tố cần cân nhắc.

Điều trước tiên cần phải nắm là: thân nhân nạn nhân không có quyền quyết định có chữa trị hay không giùm nạn nhân. Ở hầu hết các nước, trường hợp duy nhất quyết định này có hiệu lực là khi người cần được chữa trị là một đứa trẻ.

Điều khác là: sơ cứu viên phải luôn thiên về việc chữa trị cho nạn nhân, nhất là khi nạn nhân bị bất tỉnh.

Yếu tố chính nữa cần cân nhắc là khi người phản đối việc chữa trị cho nạn nhân thực sự là một người thân, hoặc là một người nạn nhân rất yêu mến. Tại sao họ thân với nạn nhân như vậy mà lại từ chối cho nạn nhân được chữa trị? Trong một vài trường hợp, những người phản đối có thể đã làm gì đó gây tổn hại cho nạn nhân. Nếu sơ cứu viên nghĩ mình đang ở trong tình huống này và cảm thấy lo ngại cho sự an toàn của mình, hoặc những người phản đối trở nên hung dữ, sơ cứu viên nên lo cho sự an toàn của mình trước. Lúc này, sơ cứu viên nên đi ra ngoài và gọi hỗ trợ từ cảnh sát...

Di chúc sinh thời[sửa]

Một vài nạn nhân có thể có một bản tuyên bố (advanced directive hoặc living will) rằng họ không muốn được chữa trị trong trường hợp nguy hiểm đến tính mạng. Bản tuyên bố này có thể được viết trong một tờ giấy, hoặc một trên một đồ vật đeo trên người, ví dụ như trên một cái vòng đeo tay.

Tính hợp pháp của những đồ vật này khác nhau nhiều ở các nước khác nhau. Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, những bản tuyên bố này phải theo một mẫu nhất định, và được tiếp ký bởi một cố vấn pháp luật hoặc một công chứng viên (notary public).

Trong những trường hợp này, như đã nói ở trên, sơ cứu viên phải luôn thiên về chữa trị cho nạn nhân, và để cho những chuyên viên y tế có quyết định cuối cùng. Hầu như tất cả các liệu pháp sơ cứu chỉ có thể kéo dài thời gian sống, chứ không chữa trị hoàn toàn được; điều đó có nghĩa là thường thì sơ cứu viên sẽ không vi phạm di chúc sinh thời của nạn nhân. Các liệu pháp này, ví dụ như CPR (Caldiopulmonary Resuscitation – Kĩ thuật hồi sức tim-phổi), chỉ giúp kéo dài thời gian sống cho nạn nhân cho đến khi chuyên gia y tế đến. Những chuyên gia này sẽ quyết định cuối cùng có nên cứu nạn nhân không.