Sơ cứu/Chấn thương Ngực & Bụng

Tủ sách mở Wikibooks

Tổng quát[sửa]

Chấn thương ở ngực và bụng có thể gây khó khăn khi phát hiện và điều trị, và nhiều chấn thương có thể bị bỏ qua cho đến khi chúng trở nên rất nghiêm trọng. Các bắp cơ và xương bảo vệ các cơ quan cơ bản có thể giấu đi chấn thương – hoặc tệ hơn, góp phần làm chấn thương nặng hơn. Điều quan trọng là sơ cứu viên có thể xem xét chấn thương ẩn dưới da.

Thêm vào đó, các cơ quan khác nhau sẽ phản ứng theo những cách khác nhau trước chấn thương. Các cơ quan rỗng (như bàng quang) sẽ vỡ, giải phóng các chất bên trong vào các chỗ xung quanh. Các cơ quan ‘đặc’ (như gan) thường bị rách, và chảy máu với tốc độ chậm nên thường bị bỏ qua.

Chấn thương ngực kín[sửa]

Chấn thương ngực có khả năng rất nghiêm trọng, vì khu vực này chứa nhiều cơ quan trọng điểm như tim, phổi và rất nhiều mạch máu. Hầu hết ca chấn thương ngực cần sự chăm sóc của đội ngũ chuyên nghiệp. Luôn triệu hồi xe cứu thương cho bất kỳ khả năng hoặc chấn thương ngực nghiêm trọng.

Chấn thương sườn[sửa]

Một kết quả chung của chấn thương ngực là thiệt hại cho khung xương sườn của nạn nhân. Hình dạng cong vòng giúp tạo thành lồng ngực một phần phân tán lực tác động, tuy nhiên thiệt hại cho sụn hay cho chính xương sườn vẫn có thể xảy ra. Một cái xương sườn gãy đã làm nạn nhân rất đau đớn, thì khi gãn nhiều xương dẫn tới một số biến chứng khác. Nạn nhân bị gãy xương sườn sẽ hơi thở gấp, không sâu mà không hay biết, vì cơ thể cố gắng thở như vậy để tránh tổn thương thêm xảy ra nếu hít thở bình thường.

Khi nhiều xương sườn liền kề gãy ở nhiều vị trí khác nhau, một phần lồng ngực có thể di chuyển theo hướng ngược lại so với bình thường. Đây gọi là ‘mảng sườn’, có thể gặp theo hai cách khác là xương sườn bị gãy liên kết với trật khớp sụn sườn hay các sụn sườn ở hai bên xương ức bị trật, dẫn đến mảng ức sườn hay trung tâm, làm việc thở đau đớn và không hiệu quả cho nạn nhân.

Nhận diện[sửa]

  • Khó thở
  • Thở gấp, không sâu
  • Đau ở vùng chấn thương
  • Ngực biến dạng & bầm tím
  • Đau khi di chuyển/thở sâu/ho
  • Môi và móng tay tím tái, xanh nhợt
  • Có thể ho ra máu

Điều trị[sửa]

  • Thực hiện các bước ABC và can thiệp bằng CPR (kĩ thuật hồi sức tim-phổi) khi cần thiết
  • Triệu hồi xe cứu thương
  • Hỗ trợ nạn nhân vào vị trí thoải mái (thường ngồi thẳng đứng)
  • Tiến hành cuộc đánh giá thứ hai
  • Theo dõi tình trạng của nạn nhân kĩ càng
  • Hãy cảnh giác, luôn cảnh giác với những thay đổi
  • Nếu nghi ngờ về mảng sườn, đảm bảo nạn nhân mặc quần áo chặt (như quấn một chiếc khăn gấp thật chặt) để giúp ổn định chấn thương.

Vết thương ngực hở[sửa]

Tràn khí màng phổi là khi thành ngực bị xâm nhập (bởi dao, đạn, hay vì nạn nhân té trúng phải vật nhọn,...)

Nhận diện[sửa]

  • Vết thương hở - không khí thoát ra
  • Vết thương đầu vào và có thể là vết thương đầu ra (đầu ra thường nghiêm trọng hơn)
  • Khó thở
  • Âm thanh như gió hút khi không khí tràn vào thành ngực
  • Máu hay bong bóng có máu thoát ra khi thở
  • Ho ra máu

Điều trị[sửa]

  • Thực hiện bước ABC và can thiệp bằng CPR khi cần thiết
  • Không lấy bất kì dằm ra
  • Triệu hồi xe cứu thương
  • Làm một van rung theo cách dưới đây.
  • Đưa nạn nhân nằm, bên bị thương úp mặt xuống
  • Điều trị sốc
  • Tiến hành đánh giá thứ hai
  • Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn cẩn thận

Tạo van rung[sửa]

Lấy bất kì vật nhựa lớn hơn vết thương như thẻ tín dụng hay túi nhựa bọc thực phẩm, một số bộ sơ cứu đã có sẵn van để sử dụng. Băng các mặt của miếng nhựa lại nhưng chỉ băng 3 cạnh. Cạnh thứ 4 để hở, để máu khô và không khí thoát ra. Mặt hở này nên nằm ở dưới (tùy theo vị trí nằm của nạn nhân). Khi nạn nhân hít vào, van sẽ khép lại, nhưng khi thở ra, không khí sẽ thoát ra qua mặt hở.

Chấn thương bụng[sửa]

Cơ quan nhô ra[sửa]

Nếu chấn thương đã đẩy cơ quan nội tạng của nạn nhân nhô ra ngoài thành bụng, thì không đẩy chúng vào lại. Làm vậy chỉ gây ra các biến chứng nặng nề hơn – nên nhớ rằng hạn chế chấn thương là ưu tiên của sơ cứu.

Thay vào đó, đưa nạn nhân nằm xuống sàn, đầu gối co lên và bao quan cơ quan bằng băng gạc vô trùng không dính ẩm. Thường thì một loại băng đặc biệt, băng ABD (băng sử dụng trong quân đội – Army Battle Dressing) hoặc băng dành riêng cho chấn thương thế này, tuy nhiên băng bình thương cũng được. Gạc thường dính khi khô – hãy nhớ sử dụng gạc ẩm nếu sơ cứu viên sử dụng. Sản phẩm giấy như khăn giấy hay giấy vệ sinh không bao giờ được sử dụng, vì chúng sẽ chuyển sang bột giấy, gây biến chứng nghiêm trọng. Không cho nạn nhân ăn uống, cho dùng họ có thể than phiền đói hay khát. Triệu hồi xe cứu thương, điều trị sốc, thực hiện ABC cho tới khi đội ngũ chuyên nghiệp tới.

Xuất huyết nội[sửa]

Nếu chấn thương bụng không gây vết thương hở, đưa nạn nhân nằm xuống sàn, điều trị sốc cho tới khi xe cứu thương tới.

 
Trở về mục lục
Chương sáu: Chấn thương phần mềm


Bỏng 100% hoàn tấtGiật điện 75% hoàn tấtChấn thương Ngực & Bụng 75% hoàn tất