Bước tới nội dung

Sơ cứu/Sốc

Tủ sách mở Wikibooks

Giới thiệu

[sửa]

Sốc có thể nói tới một loạt các vấn đề và trường hợp y khoa mà trong đó, tim, phổi, và máu nạn nhân không thể vận chuyển ôxi đến toàn bộ cơ thể một cách hoàn chỉnh. Sốc không phải là một loại chẩn đoán, hay là trạng thái, mà luôn là triệu chứng của một vấn đề lớn hơn, và là một sự cố y khoa cần sự quan tâm khẩn cấp. Không bao giờ được nhầm lẫn giữa sốc và cảm giác cực kỳ ngạc nhiên – vì chúng không liên quan gì với nhau.

Những loại sốc chính

[sửa]
  • Sốc giảm thể tích – Gây ra bởi sự thiếu hụt máu đột ngột và trầm trọng từ mạch máu, có thể từ bên trong hay ngoài cơ thể.
  • Sốc tim – Gây ra bởi sự suy tim, vì thế lưu lượng máu sẽ không đầy đủ. Loại này thường là bởi sự tàn phá cơ tim trong cơn đau tim.
  • Sốc phân bố – Gây ra bởi sự co dãn của mạch máu, làm giảm huyết áp
    • Sốc phản vệ – Gây ra bởi phản ứng dị ứng, ép chất dịch ra khỏi mạch máu.
    • Sốc nhiễm khuẩn – Gây nên bởi sự nhiễm trùng nghiêm trọng, đầu độc các mạch máu khiến chúng dãn nở.
    • Sốc thần kinh – Gây ra bởi chấn thương tủy sống, ngăn cản não liên kết với các mạch máu
  • Sốc do tắc nghẽn – Gây ra bởi sự tắc nghẽn trong mạch máu, ngăn chặn máu chảy qua.


Bất kể là loại sốc gì, thì mục tiêu của sơ cứu viên cũng như nhau: ngăn ngừa mất máu và duy trì nhiệt độ cơ thể.

Nhận dạng

[sửa]

Càng nhận dạng sốc càng sớm thì tình trạng của nạn nhân sẽ càng tốt. Mặc dù các dấu hiệu sốc nằm trong một khoảng rất rộng, sau đây là một số dấu hiệu thường gặp:

Giai đoạn đầu
  • Mạch nhanh, khó bắt
  • Da nhợt nhạt, lạnh, ẩm
  • Vã mồ hôi
  • Đỏ mặt
  • Bồn chồn hoặc kích động
Giai đoạn hình thành
  • Da xám hoặc xanh xao ở môi và nền móng
  • Da lạnh, ướt
  • Choáng, chóng mặt và yếu đuối
  • Buồn nôn cũng như ói mửa
  • Khát nước
  • Thở gấp và không sâu
  • Mạch yếu, nhanh dần và rất khó bắt
  • Sự bối rối, mất phương hướng
Giai đoạn cao trào
  • Không bắt được mạch
  • Bồn chồn và gây hấn
  • Ngáp và thở hổn hển để lấy không khí
  • Bất tỉnh
Giai đoạn cuối
  • Suy sụp nhiều cơ quan
  • Ngưng tim

Điều trị

[sửa]
Một chăm sóc viên kiểm tra động mạch cảnh của nạn nhân trong vị trí phục hồi.

Phương pháp điều trị quan trọng nhất cho bất kì loại sốc nào là kiểm tra và cố duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan cơ bản như tim, phổi, não. Để làm điều này, cho nạn nhân nằm xuống sàn nâng chân lên khoảng 15 – 30cm (6-12 inches) khỏi mặt sàn. Không nghiêng đầu, ngực và xương chậu của nạn nhân vì nó sẽ không mang lại lợi ích gì mà còn có thể gây tổn hại.

Các yếu tố còn lại trong việc điều trị sốc có thể nhớ vắn tắt là NANT, hay : NAi Nóng Thế :

Nhiệt độ
ABC (Khí quản, Thở và Tuần hoàn)
Nghỉ ngơi & Đánh giá lại
Điều Trị cho những nguyên nhân tiềm tàng

Nạn nhân bất tỉnh

[sửa]

Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy thực hiện việc triệu hồi xe cứu thương, và làm các việc sau đây:

  • Kiểm tra các bước ABC. Nếu có bất kỳ sự thay đổi gì, thì điều trị nạn nhân theo hướng đó. (ví dụ như khi nạn nhân ngưng tim, lập tức ép tim và hô hấp nhân tạo cho nạn nhân) .
  • Vì đường dẫn khí có sự ưu tiên hơn những việc khác, sơ cứu viên nên đặt họ ở vị trí phục hồi để đảm bảo đường dẫn khí thông thoáng.
 
Trở về mục lục
Chương năm: Trường hợp khẩn cấp của hệ tuần hoàn


Xuất huyết ngoại 100% hoàn tấtXuất huyết nội 100% hoàn tấtĐau tim & Tức ngực 100% hoàn tấtĐột quỵ & Thiếu máu não 100% hoàn tấtSốc 100% hoàn tất