Sơ cứu/Giật điện

Tủ sách mở Wikibooks


Giật điện là chuỗi chấn thương do tiếp xúc trực tiếp với điện. Hậu quả có thể rải rác từ nhẹ cho đến ngưng tim.

Hành động và điều trị[sửa]

Thận trọng
Trước khi điều trị các nạn nhân bị giật điện, đảm bảo rằng họ không còn tiếp xúc với các nguồn điện. Tắt nguồn điện hoặc di dời nạn nhận khỏi tiếp xúc bằng một vật không dẫn điện, như thanh gỗ.
  • Hãy cảnh giác với nguy hiểm – Trong tình huống này, hiểm nguy hiển nhiên là nguồn điện.
    • Nếu nạn nhân vẫn chạm vào một nguồn điện ‘sống’, thì hoặc tắt nguồn, còn không thì phá bỏ sự tiếp xúc của nạn nhân. Tìm một vật không dẫn điện (tay cầm của chổi thường được sử dụng) và di dời nạn nhân. Nếu nạn nhân tiếp xúc với đường dây điện hỏng, không nên cố gắng giải cứu. Thay vào đó, triệu hồi xe cứu thương và đợi đội ngũ chuyên nghiệp đến để đảm bảo đường dây điện không còn gây nguy hại.
    • Gọi xe cứu thương ngay lập tức – tất cả nạn nhân bị điện giật, dù tỉnh hay không cũng cần chăm sóc ở bệnh viện.
  • Sau khi đảm bảo rằng khu vực này an toàn, bắt đầu các đánh giá cơ bản – kiểm tra bước ABC và thực hiện CPR (kĩ thuật hồi sức tim – phổi) nếu cần.
  • Tiến hành cuộc đánh giá thứ hai bao gồm việc tìm kiếm hai vết bỏng điện.
    • Bỏng điện trông giống bỏng độ III, nhưng khu vực xung quanh sẽ không có bỏng độ I hay độ II. Chúng thường đi theo cặp: vết thương đầu vào (thường sẽ nhỏ), và đầu ra (lớn hơn). Sơ cứu viên nên băng vết thương với băng gạc không dính và vô trùng. Hãy nhớ rằng hậu quả nghiêm trọng nhất rất hiếm khi bỏng là sự ngưng tim.

Điện giật gây bất tỉnh[sửa]

Bị giật điện nghiêm trọng có thể gây bất tỉnh, ít nhất là một quãng thời gian. Trong trường hợp này, tiến hành đánh giá cơ bản bao gồm các bước ABC và thực hiện CPR nếu nạn nhân không thở. Khí quản có thể sưng do điện giật. Thường xuyên kiểm tra hơi thở của nạn nhân.

Nếu nạn nhân bị giật nghiêm trọng, KHÔNG đưa nạn nhân ở tư thế phục hồi. Chấn thương đầu/cổ/lưng cùng với rạn nứt xương có thể xảy ra từ các cơn co thắt bắp cơ khi bị điện giật. Tiến hành cuộc đánh giá thứ hai bao gồm việc tìm kiếm ít nhất là hai vết bỏng điện – vết thương đầu vào và vết thương đầu ra. Liên tục thực hiện các buớc ABC. Rối loạn nhịp tim sẽ nhanh chóng dẫn đến ngưng tim cho nạn nhân.

Điện giật không gây bất tỉnh[sửa]

Những nạn nhân không bất tỉnh sẽ cảm thấy không khỏe, và thường than phiền về tê hay cảm giác như bị kim châm ở các khu vực dòng điện chạy qua. Những nạn nhân này vẫn phải được đưa đến bệnh viện để điều trị, vì rối loạn nhịp tim sẽ dẫn đến ngưng tim cho họ.

 
Trở về mục lục
Chương sáu: Chấn thương phần mềm


Bỏng 100% hoàn tấtGiật điện 75% hoàn tấtChấn thương Ngực & Bụng 75% hoàn tất