Bước tới nội dung

Sơ cứu/Bỏng

Tủ sách mở Wikibooks


Bỏng là do sự tiếp xúc của mô tới nhiệt (bỏng do nhiệt), hóa chất (khô hoặc lỏng), do điện, hay do phóng xạ.


Nhận diện

[sửa]
Bỏng nhiệt độ II – hãy lưu ý phần bóng nước ở giữa vết bỏng và viền đỏ xung quanh.
Bỏng độ III – lưu ý rằng mô đã bị phá hủy nghiêm trọng.

Có 3 độ bỏng:

  1. Bỏng sơ – độ I Da sẽ khô và đỏ, có thể sưng và thường đau. Một ví dụ phổ biến là bị cháy nắng.
  2. Da đóng sừng một phần – độ II Da đỏ, phồng rộp, thường rất đau và xuất hiện bóng nước mà chúng có thể bể, làm trào một chất dịch trong suốt (huyết thanh). Chất dịch này sẽ làm cho da có vẻ ướt.
  3. Da đóng sừng toàn phần – độ III Có thể phá hủy các mô cơ bản như mỡ, xương, thần kinh và cơ bắp. Da sẽ có màu nâu hoặc đen và nhìn như tro. Các mô ở dưới sẽ có màu trắng. Có thể rất đau hoặc không đau do thần kinh đã bị phá hủy.

Điều trị

[sửa]

Bỏng nhiệt

[sửa]
Đừng làm điều này!

Không nên chườm đá, điều này sẽ làm cho nạn nhân bị bỏng kép – bỏng lạnh và bỏng nóng (do nạn nhân đã mất nhiệt, nếu chườm thêm đá sẽ gây ra bỏng lạnh, mà chấn thương trực tiếp là các tinh thể đá làm đông cứng tế bào, gây hoại tử).

Sơ cứu viên phải ngừng việc cháy bằng cách cách li nạn nhân khỏi nhiệt, và phải cẩn thận không gây thương tích cho chính mình. Kiểm tra các yếu tố có thể đe dọa tính mạng bằng cách thực hiện bước ABC (Khí quản, Thở, và Tuần hoàn). Giảm nhiệt của vết bỏng bằng cách ngâm nhiều nước đến khi vết bỏng giảm (trong trường hợp bỏng hóa chất, phải đổ phần nước đã ngâm có chứa hóa chất). Sau khi nạn nhân cảm thấy đỡ hơn, băng bó lỏng lẻo phần bỏng bằng băng gạc vô trùng, khô (tốt nhất là không dính vào vết bỏng). Tuyệt đối không sử dụng bơ, kem đánh răng, dầu, nước tương, mắm, muối,…; chúng có thể ủ nhiệt và gia tăng khả năng nhiễm trùng. Chúng cũng sẽ bị tháo bỏ, làm sạch ở bệnh viện, điều đó chỉ làm tăng thêm sự đau đớn của nạn nhân. Hãy điều trị sốc. Bỏng sẽ làm tê liệt khả năng điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Đảm bảo rằng nạn nhân không quá nóng hay quá lạnh.

Chiết xuất nha đam (lô hội), thuốc bôi Silvirin (bạc sulfazdiazine) , thuốc giảm đau dứt điểm, NSAID, (như Alaxan, Aspirin) là một số thuốc hay được sử dụng. Thảm khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bỏng hóa chất

[sửa]
Đừng làm điều này!
  • Chườm đá hoặc nước đá, ngoại trừ đối với bỏng độ I
  • Chạm vào vết thương mà không sử dụng băng vô trùng.
  • Cởi bớt quần áo đang mặc
  • Cố vệ sinh vết bỏng nghiêm trọng
  • Làm bể bóng nước
  • Sử dụng bất kì loại thuốc mỡ trên một vết bỏng nghiêm trọng.

Nếu đó là một hóa chất khô, cách li khỏi da sử dụng giấy, vải, hoặc găng tay. Cố gắng không làm rơi trên người sơ cứu viên hay làm dây thêm trên người nạn nhân. Khi phần lớn hóa chất đã được loại bỏ, xả với nước chảy như đã nói trên. Gọi cấp cứu ngay lập tức.

Nếu vết bỏng là do hóa chất ướt, xả nhiều nước trong vòng 15 phút và trong khi xả, lập tức gọi xe cứu thương.

Bỏng điện

[sửa]

Bỏng điện nhìn sẽ giống như bỏng độ III, nhưng khu vực xung quanh sẽ không có bỏng độ I hay độ II. Chúng thường đi theo cặp: vết thương đầu vào (thường sẽ nhỏ), và đầu ra (lớn hơn). Triệu hồi xe cứu thương ngay lập tức nếu nạn nhân bị sốc vì dòng điện có tác dụng sinh lý, gây nên các vấn đề tim mạch và hô hấp. Hãy sẵn sàng để thực hiện CPR (kĩ thuật hồi sức tim – phổi) và khử rung tim. Chăm sóc tương tự như bỏng nhiệt.

Bỏng phóng xạ

[sửa]

Bỏng phóng xạ, dù cho thông thường được gây ra bởi nguồn hạt nhân, chúng cũng có thể bao gồm phóng xạ cực tím dưới hình thức cháy nắng mà có thể xem và điều trị như bỏng nhiệt. Bỏng phóng xạ do hạt nhân, tuy hiếm gặp, nhưng cũng có thể xem như bỏng nhiệt. Sơ cứu viên không thể chữa trị bỏng phóng xạ. Một cá nhân làm việc trong môi trường có nguy cơ cao về nhiễm phóng xạ thường mới được giáo dục về điều trị bỏng phóng xạ. Sơ cứu viên không nên đặt tính mạng bản thân vào nguy cơ nhiễm phóng xạ khi cố chữa trị cho nạn nhân bị bỏng phóng xạ. Đối với tất cả loại bỏng phóng xạ, triệu hồi đội ngũ y tế chuyên nghiệp ngay lập tức.

Bỏng phóng xạ cũng có thể ở dưới dạng mù tuyết (hoặc bỏng ánh sáng làm hỏng võng mạc). Băng mắt bằng băng gạc vô trùng, và triệu hồi xe cứu thương ngay lập tức. Làm bất cứ điều gì có thể để nạn nhân thoải mái, kiểm tra các bước ABC, điều trị sốc, và giữ bình tĩnh cho nạn nhân.

Bỏng nặng

[sửa]

Các trường hợp bỏng sau đây yêu cầu sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Chúng có thể đe dọa tính mạng, vô hiệu hóa, biến dạng phần bị bỏng. Gọi cho tổ chức y tế chuyên nghiệp ngay nếu:

  • Trẻ em dưới năm tuổi hoặc người già bị bỏng.
  • Nạn nhân khó thở
  • Bỏng nhiều hơn một khu vực ở cơ thể
  • Cổ, tay, chân, đầu, bộ phận sinh dục bị bỏng
  • Bỏng mũi và / hoặc miệng (đây là dấu hiệu bỏng khí quản).
  • Vết bỏng là hậu quả từ bỏng điện và hóa chất.

Tham khảo

[sửa]
 
Trở về mục lục
Chương sáu: Chấn thương phần mềm


Bỏng 100% hoàn tấtGiật điện 75% hoàn tấtChấn thương Ngực & Bụng 75% hoàn tất