Sơ cứu/Động kinh
Với bệnh động kinh, một căn bệnh được hình thành do sự bất thường xảy ra trong não bộ dẫn tới kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não (chất xám) và gây ra sự phóng điện đột ngột, không kiểm soát. Điều này đã làm xuất hiện các cơn co giật lặp đi lặp lại nhiều lần với những thay đổi từ cảm giác, nhận thức đến hành vi vận động. Nguyên nhân bệnh cũng khá đa dạng. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường bắt đầu lúc còn trẻ dưới 20 tuổi (80% các trường hợp).
Những triệu chứng của bệnh động kinh khi xuất hiện đã gây nhiều ảnh hưởng, tác hại tiêu cực tới sức khoẻ và tinh thần của người bệnh. Rất nhiều trường hợp nguy hiểm đến tính mạng không những bởi mức độ của người bệnh mà còn do việc sơ cứu người bị bệnh không đúng cách dẫn đến việc phòng ngừa và chữa bệnh/ điều trị trở nên khó khăn. Do vậy, thực trạng này cần có phương án khắc phục và điều chỉnh để làm sao hạn chế được những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
Dưới đây là một số cách sơ cứu cơ bản được đúc kết và cũng được tham khảo từ nhiều chuyên gia đầu ngành về căn bệnh này, trong đó có việc chia sẻ từ bác sĩ Đồng Mạnh Thắng với hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề. Khi gặp người lên cơn động kinh, bạn nên bình tĩnh và thực hiện những điều này giúp họ mau chóng phục hồi.
- Đặt đầu nạn nhân lên một chiếc gối hoặc vải mềm và nghiêng đầu sang một bên.
- Không ghì chặt người bệnh.
- Không đặt bất cứ thứ gì vào miệng người bệnh vì có thể gây tắc nghẽn đường thở.
- Xem trên người của người đang bị co giật có gì nguy hiểm không, ví dụ như mắt kính, nới lỏng cà ra vát, khuy áo sơ mi... Nếu có dây nhợ gì trên cổ, trên người nên tháo ra đề phòng thắt, ngạt.
- Đặt bệnh nhân ở một vị trí an toàn.
- Xoay lưng người đang co giật, để họ nằm nghiêng một bên, hành động này giúp họ dễ thở hơn.
- Liên hệ ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Mở đầu
[sửa]Động kinh xảy ra khi hoạt động điện sinh học của não bộ bất thường. Khi sự bất thường ấy trở nên nghiêm trọng sẽ gây ra động kinh. Động kinh là tình trạng khẩn cấp. Động kinh cũng có thể gây nên bởi bệnh động kinh cấp hoặc mãn tính.
Yếu tố có thể gây động kinh:
- Chấn thương đầu
- Nhiễm trùng và các khối u ác hoặc lành tính của não bộ và dây thần kinh.
- Bệnh động kinh
- Đột quỵ
- Sử dụng ma túy
- Hạ đường huyết
- Say nóng, say nắng
- Dị ứng
- Sốt cao ở trẻ sơ sinh
- Thiếu ngủ, căng thẳng, sốt, nhiễm trùng nặng, thiếu tuân thủ thuốc chống động kinh, hạ đường huyết, mất nước (hoặc các dưỡng chất cần thiết), tiếp xúc với ánh sáng có thể kích động những bệnh nhân động kinh.
Thông thường, trước khi động kinh xảy ra, nạn nhân có thể cảm thấy các dấu hiệu, có thể là cảm giác không bình thường. Dấu hiệu có nhiều dạng, như ngứa ran chân tay, cảm thấy có vị lạ trong miệng, rối loạn thị giác hoặc nhìn thấy ánh đèn nhấp nháy. Những bệnh nhân động kinh có thể cảm nhận rõ hơn được khi nào động kinh xảy ra, và có thể nhờ người khác giúp ngồi hoặc nằm để tránh các chấn thương.
Nhận diện
[sửa]Một cơn động kinh thường kéo dài không tới ba phút. Những chuyển biến cơ thể thường gặp là ngừng thở hoặc thở bất thường, người cứng đờ hoặc có thể co giật, nhu cầu đại tiểu tiện và chảy nước bọt. Một số dạng động kinh như Trạng thái động kinh sẽ không dừng lại mà không có sự can thiệp y tế. Trạng thái động kinh có thể kéo dài đến 30 phút trong đó các cơn động kinh xuất hiện liên tiếp liền nhau mà trong giai đoạn giữa các cơn vẫn tồn tại các triệu chứng thần kinh và/hoặc rối loạn ý thức; hoặc một cơn động kinh kéo dài quá lâu gây nên một bệnh cảnh lâm sàng nặng nề.
Điều trị
[sửa]Bản mẫu:FA X Chứng kiến một cơn động kinh có thể là một trải nghiệm kinh hoàng mà có thể khiến sơ cứu viên ngần ngại trong việc hỗ trợ nạn nhân. Tuy nhiên, việc điều trị cho nạn nhân lại rất đơn giản. Không được thử níu giữ nạn nhân trong bất kỳ cách nào để kiểm soát cơn động kinh. Cản trở nạn nhân động kinh có thể dẫn đến chấn thương cho cả nạn nhân lẫn sơ cứu viên. Ngoài ra, không được nhét bất cứ thứ gì vào miệng nạn nhân - nạn nhân sẽ không nuốt được lưỡi của họ và bỏ thêm vật vào miệng có thể gây chấn thượng hoặc tử vong cho nạn nhân. Lưỡi có thể gây tắc nghẽn khí quản, tuy nhiên điều này rất bình thường.
Nếu nạn nhân đang mắc phải Trạng thái động kinh, điều quan trọng là có sự giúp đỡ càng sớm càng tốt - sơ cứu viên nên báo ngay cho mọi người rằng nạn nhân có một cơn động kinh liên tục. Những loại động kinh này chỉ có thể chấm dứt mở những tổ chức y tế chuyên nghiệp, thường bởi tiêm hoặc uống Diazepam.
Chăm sóc khi động kinh:
- Triệu hồi xe cứu thương hoặc nhờ ai giúp
- Di chuyển những vật dụng nạn nhân có thể dùng để tự làm hại ra xa như ghế, dao, kéo,...
- Nhẹ nhàng hỗ trợ đầu nạn nhân sao cho không đập mạnh xuống đất
- Yêu cầu những người xung quanh di chuyển ra chỗ khác (thường sau cơn động kinh, nạn nhân thường rất xấu hổ)
- Sau khi cơn động kinh chấm dứt, hãy hỗ trợ nạn nhân vào tư thế phục hồi, nhưng chỉ khi chấn thương cột sống không bị nghi ngờ.
Sau cơn động kinh, nạn nhân sẽ từ từ "tỉnh lại". Đảm bảo rằng người ngoài đã rời đi vào hỗ trợ nạn nhân. Nạn nhân động kinh ở chốn công cộng thường sẽ rất ý thức về tình trạng của họ. Thông thường, nạn nhân sẽ rất mệt sau cơn động kinh của mình. Trấn an nạn nhân đến khi họ nhận thức về môi trường xung quanh hoặc khi xe cứu thương đến.
Trở về mục lục
Chương mười: Điều kiện sức khỏe và ngộ độc
Tiểu đường — Động kinh — Trường hợp khẩn cấp về thần kinh — Ngộ độc