Bước tới nội dung

Sơ cứu/Đột quỵ & Thiếu máu não

Tủ sách mở Wikibooks

Một cơn đột quỵ là một sự tắc nghẽn mạch máu tương đối nhỏ trong não bộ, gây nên thiếu hụt ôxi đối với khu vực đó. Sự thiếu hụt ôxi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp một cách nghiêm trọng đến hoạt động của vị trí đó và các khu vực liên quan. Tùy thuộc vào thời gian mà vị trí đó tắc nghẽn, mà các thiệt hại có thể không điều trị được nữa. Nguyên nhân của tắc nghẽn thường là các cục máu đông, tuy nhiên, một số vật xâm nhập như bong bóng có thể tạo ra hiệu ứng tắc nghẽn trên. Có hai loại đột quỵ chính, là Tai biến mạch máu não (CVA - Cerebro-vascular Accident – đôi khi chỉ gọi ngắn là đột quỵ hay đột quỵ nghiêm trọng) và Cơn thiếu máu cục bộ não tạm thời (TIA - Transient Ischaemic Attack – đôi khi còn gọi là cơn đột quỵ nhẹ).

Sự khác biệt giữa TIA và CVA là thời gian kéo dài của triệu chứng. Nếu các triệu chứng hết trong vòng 24 giờ, thì trường hợp đó là TIA. Nếu triệu chứng không hết dần, thì sẽ được xem là đột quỵ, hay CVA. Tuy nhiên, trong sơ cứu thì cả hai trường hợp này đều phải xử lí với cùng mức độ nghiêm trọng và cùng cách thức, vì, khá đơn giản là, ngồi chờ cho 24 giờ trôi qua để quyết định xem nạn nhân đang có TIA, hay CVA, chắc chắn không phù hợp với tiêu chí của việc sơ cấp cứu.


Nhận dạng

[sửa]
Cách làm tốt nhất
Để kiểm tra bên nào nạn nhân bị đột quỵ, hãy yêu cầu nạn nhân siết chặt hai tay sơ cứu viên cùng một lúc, khi ấy, sơ cứu viên có thể sẽ lưu ý được sự khác biệt về áp lực giữa hai bên.

Các dấu hiệu nhận diện chính có thể nhớ bằng cụm từ Sơ Cứu Dứt Điểm, mà chúng đại diện cho

  • Sắc thái – Nạn nhân có thể cười tự nhiên được không? Quan sát xem một mặt nạn nhân có chùng xuống không.
  • Động lực tay – Nạn nhân có thể giơ hay tay và giữ chúng song song mà không có một bên chùng xuống? Nếu họ nắm chặt tay sơ cứu viên liệu họ có phát ra được hai lực gần như cân bằng nhau?
  • Diễn đạt – Nạn nhân có thể nói chuyện bình thường và lặp lại một câu đơn giản?
  • Cấp cứu – Hãy gọi cho dịch vụ y tế công cộng gần nhất, hoặc đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức.

Nạn nhân cũng có thể có một số triệu chứng khác, mà khi đứng riêng lẻ sẽ ít khả năng là một cơn đột quỵ. Chúng bao gồm:

  • Tầm nhìn đột ngột mờ, loang lổ, hay tối sầm.
  • Chóng mặt đột ngột
  • Đau đầu bất thường, dữ dội và đột ngột

Điều trị

[sửa]

Nạn nhân tỉnh táo

[sửa]
  • Triệu hồi xe cứu thương
  • Trấn an nạn nhân
  • Khuyến khích và tạo thuận lợi cho nạn nhân di chuyển vào một tư thế thoải mái hơn, nếu có thể. Nếu họ có cơn liệt đáng kể, và không thể tự mình di chuyển, thì sơ cứu viên nên tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nạn nhân thoải mái nhất với tư thế của họ. Nếu có thể, giúp họ nghiêng về phía bên mà họ không bị ảnh hưởng (nếu có), vì điều này sẽ giúp cho nạn nhân giảm bớt một số cảm giác như trôi bồng bềnh.
  • Ghi nhận các dấu hiệu sinh tồn, lịch sử sự việc, và các sự quan sát thường xuyên.

Nạn nhân bất tỉnh

[sửa]
  • Triệu hồi xe cứu thương
  • Đánh giá và thực hiện các bước ABC (và cả CPR nếu nạn nhân ngưng thở)
  • Hỗ trợ nạn nhân vào tư thế phục hồi ở bên không bị ảnh hưởng của họ, để trọng lực có thể giúp đẩy máu về với não và sau đó, mới đến phần không bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, máu (nếu có) có thể chảy ra ngoài tai.
 
Trở về mục lục
Chương năm: Trường hợp khẩn cấp của hệ tuần hoàn


Xuất huyết ngoại 100% hoàn tấtXuất huyết nội 100% hoàn tấtĐau tim & Tức ngực 100% hoàn tấtĐột quỵ & Thiếu máu não 100% hoàn tấtSốc 100% hoàn tất