Sơ cứu/Bệnh & Chấn thương vì nóng

Tủ sách mở Wikibooks

Bỏng[sửa]

Về bỏng, xem bỏng nhiệt

Co rút cơ bắp do nhiệt[sửa]

Sự mất nước và đổ mồ hôi quá nhiều, kèm theo sử dụng quá sức đã dẫn đến co rút cơ bắp vì nhiệt (chuột rút nhiệt).

Điều trị chuột rút nhiệt là vô cùng đơn giản bằng cách làm như sau:

  • Di dời nạn nhân ra khỏi khu vực nắng nóng, đưa họ vào bóng râm
  • Duỗi bắp chân và cơ đùi nhẹ nhàng trong cơn chuột rút.
  • Cho nạn nhân uống nước, sử dụng thêm một nồng độ muối nhỏ là tốt nhất (vd:Đưa cho nạn nhân một miếng bánh mặn trong khi uống nước).
  • Cho nạn nhân nghỉ ngơi

Nếu chuột rút tiếp tục, hãy tìm kiếm hỗ trợ y tế.

Kiệt sức do nhiệt[sửa]

Kiệt sức do nhiệt là một dạng nhẹ hơn của các bệnh liên quan đến nhiệt, có thể gặp sau vài ngày tiếp xúc với nhiệt độ cao và lượng chất lỏng đưa vào cơ thể không cân bằng hoặc không đủ. Những người dễ gặp tình huống này nhất là người già, người huyết áp cao, và những người làm việc hoặc tập thể dục trong thời tiết nắng nóng.

Nhận diện[sửa]

  • Bối rối
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Tái nhợt
  • Chuột rút
  • Mệt mỏi
  • Yếu đuối
  • Chóng mặt
  • Nhức đầu
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Bất tỉnh

Điều trị[sửa]

  • Nới lỏng quần áo
  • Lau cơ thể bằng khăn mặt ẩm
  • Di dời nạn nhân đến khu vực mát, hoặc có máy lạnh, và quạt nhẹ cho nạn nhân.

Ưu tiên điều trị cho nạn nhân kiệt sức do nhiệt là hạ nhiệt độ nạn nhân. Kiệt sức vì nóng không đe dọa tới tính mạng (không như say nóng, say nắng), vì vậy triệu hồi xe cứu thương là không cần thiết, trừ khi nạn nhân bắt đầu chuyển sang say nóng, say nắng. Dấu hiệu của say nóng là sự thay đổi độ tính táo của nạn nhân.

Say nóng[sửa]

Say nóng, say nắng diễn ra khi nhiệt độ cơ thể quá cao, vượt khỏi mức kiểm soát của cơ chế điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Đây là tình trạng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, có thể gây chết người trong vài phút. Điều trị chính của say nóng là triệu hồi xe cứu thương và hạ nhiệt độ cơ thể.

Khi thực hiện sơ cứu say nóng, say nắng, lưu ý rằng đây là tình huống có thể gây chết người thật sự và rất khẩn cấp. Thời gian nhiệt độ nạn nhân tăng quá cao càng lâu, thì khả năng những tổn thương vĩnh viễn và tử vong càng cao.

Nhận diện[sửa]

  • Bất tỉnh hoặc có dấu hiệu thần kinh bất thường khá rõ rệt
  • Mặt đỏ, da nóng và khô (dù ban đầu có thể ẩm bởi mồ hôi và nỗ lực hạ nhiệt bằng nước).
  • Chóng mặt, lú lẫn, mê sảng
  • Có huyết áp rất cao sau đó tụt hẳn
  • Có thể thở gấp
  • Trực tràng đạt nhiệt độ 40°C hoặc hơn (105°F)

Điều trị[sửa]

  • Triệu hồi xe cứu thương
  • Làm nguội cơ thể ngay lập tức sử dụng nước hoặc nước lạnh
  • Đắp khăn ướt, lạnh khắp cơ thể
  • Gói đá lạnh vào các khu vực như cổ, bẹn, nách,… của nạn nhân. Lưu ý không để đá tiếp xúc trực tiếp với da, điều này sẽ gây tê cóng
  • Làm ẩm và gây bốc hơi tự nhiên (vd:mồ hôi nhân tạo)
  • Di dời nạn nhân đến nơi mát nhất và nới lỏng hoặc cởi bỏ quần áo (đảm bảo sự riêng tư cho nạn nhân)
  • Duy trì khí quản thông thoáng
  • Đưa nạn nhân vào chỗ có quạt hoặc máy lạnh
  • Đưa vào bồn tắm nước lạnh cũng tốt
  • Đưa nạn nhân (nếu tỉnh) nước lạnh để uống
  • Không đưa nạn nhân đồ uống nóng hoặc chất kích thích
  • Không đưa nạn nhân bất tỉnh nước, vì sẽ làm tắc nghẽn khí quản, dẫn đến nôn mửa
  • Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt mà vẫn tiếp tục hạ nhiệt độ trong lúc di chuyển.

Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của nạn nhân thường xuyên Chuẩn bị thực hiện CPR (kĩ thuật hồi sức tim-phổi) ngay khi nạn nhân ngưng thở hoặc bất tỉnh.