Sơ cứu/Tắc nghẽn đường dẫn khí

Tủ sách mở Wikibooks

Nạn nhân tỉnh[sửa]

Nạn nhân nghẹt thở khi:

  • tuyệt vọng níu lấy cổ họ
  • không thể nói hoặc kêu la
  • mặt tái mét vì thiếu oxi

Hành động ban đầu nếu sơ cứu viên nghi ngờ nghẹt thở là hỏi thẳng nạn nhân.

Nếu nạn nhân trả lời, thì sơ cứu viên không nên thực hiện bất kì hành động thể xác nào, mà chỉ nên khuyến khích nạn nhân ho.

Điều trị dành cho người lớn và trẻ em[sửa]

  • Khuyến khích nạn nhân ho – một số nạn nhân trong cơn hoảng loạn cần sự động viên để ho
  • Đấm mạnh 5 lần bằng vùng gần cổ tay trên bàn tay (gót tay) lên giữa lưng nạn nhân, nằm giữa hai bả vai.
  • Nếu dị vật chưa loại bỏ và nạn nhân vẫn còn nghẹt thở, thì sơ cứu viên nên thực hiện từ năm cú ép bụng trở lên.
    • Sơ cứu viên đứng phía sau nạn nhân, lấy tay để dọc theo người nạn nhân, sao cho tay nạn nhân trên tay sơ cứu viên.
    • Một tay nắm lại, để mặt ngón cái nằm vào trong, áp lên vùng bụng trên của nạn nhân, dưới xương sườn nhưng trên rốn.
    • Tay còn lại nắm tay kia rồi tác động lực lên trên cho tới khi dị vật được loại bỏ.
    • Lưu ý không được nén hay hạn chế bất kì chuyển động của xương sườn.
    • Nếu sơ cứu viên không nén được cơ hoành do kích thước nạn nhân hay nạn nhân là sản phụ, thì thực hiện ép ở ngực.
  • Bắt đầu lại chu kì ép bụng cho đến khi nào dị vật được loại bỏ, hoặc nạn nhân bất tỉnh (xem chỉ dẫn dưới đây về nạn nhân bất tỉnh).
Ép bụng chỉ được thực hiện ở người lớn hoặc trẻ em nghẹt thở nghiêm trọng

Lưu ý rằng ngay cả khi thực hiện đúng cách, ép bụng vẫn có thể chấn thương, vì thế đây là giải pháp cuối cùng sau khi khuyến khích nạn nhân ho và và đấm lưng. Ép bụng không bao giờ nên sử dụng với nạn nhân có thể nói, ho, thở - thay vào đó, khuyến khích họ ho.

Nếu nạn nhân bất tỉnh, triệu hồi xe cứu thương ngay lập tức.

Nghẹt thở ở trẻ sơ sinh[sửa]

Đối với trẻ sơ sinh, dấu hiệu của nghẹt thở nghiêm trọng là một tiếng kêu the thé không giống người lớn hay trẻ nhỏ, đây là vì khí quản của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Thay vì ép bụng, thực hiện 5 cú ép lưng và 5 cú ép ngực:

  • Bế đứa trẻ với đầu ở trên tay, cột sống dọc theo cánh tay và đầu thấp hơn các bộ phận khác.
  • Ấn ngực 5 lần như thực hiện CPR (kĩ thuật hồi sức tim – phổi) dành cho trẻ sơ sinh.
  • Xoay đứa trẻ lại trên cánh tay còn lại, sao cho ngực ép vào cánh tay sơ cứu viên.
  • Thực hiện 5 lần ép lưng, giữ cho đầu thấp hơn toàn bộ cơ thể
  • Tiếp tục cho đến khi dị vật được loại bỏ, hoặc đứa trẻ bất tỉnh.

Nạn nhân bất tỉnh[sửa]

Cử một người khác triệu hồi xe cứu thương ngay lập tức

  • Sơ cứu viên một mình với nạn nhân trưởng thành nên triệu hồi xe cứu thương ngay.
  • Sơ cứu viên một mình với nạn nhân nhỏ tuổi hay trẻ sơ sinh nên triệu hồi xe cứu thương sau 2 phút sơ cứu.

Bắt đầu đánh giá cơ bản, bắt đầu ở đường dẫn khí.

Khả năng cao rằng nạn nhân sẽ ngưng thở do bất tỉnh vì nghẹt thở, nên sơ cứu viên nên chuẩn bị thực hiện CPR khi cần thiết. Sơ cứu viên lưu ý nên tiếp tục truyền hơi thở cho nạn nhân, ngay cả khi chúng có vẻ không tác dụng.

 
Trở về mục lục
Chương bảy:Trường hợp khẩn cấp của hệ hô hấp

Sốc phản vệ 100% hoàn tấtSuyễn & Chứng thở nhanh 100% hoàn tấtTắc nghẽn đường dẫn khí 100% hoàn tất