Bước tới nội dung

Sơ cứu/Sốc phản vệ

Tủ sách mở Wikibooks


Mở đầu

[sửa]

Sốc phản vệ là trường hợp y tế khẩn cấp vì nó liên tục gây tắc nghẽn khí quản, xảy trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với vật dị ứng. Sốc phản vệ thường gây ra bởi côn trùng đốt hay thực phẩm như một số loại hải sản hay đậu phụng. Khi gặp trường hợp này, kêu gọi cứu hộ ngay lập tức. Sơ cấp cứu sốc phản vệ cần kỹ năng chăm sóc chuyên nghiệp hơn. Ngay lập tức kiếm một EpiPen để chữa trị - hầu hết người khi biết họ có phản ứng sốc phản vệ đều mang theo EpiPen. Sơ cứu viên hầu hết các khu vực pháp lý hiện nay được phép tiêm epinephrine dưới dạng EpiPen nếu nạn nhân không thể tự làm. Tuy nhiên, hãy kiểm tra kĩ pháp luật ở khu vực của sơ cứu viên.

Nhân diện

[sửa]
  • Phát ban hoặc phát ban toàn thân kèm theo ngứa
  • Sưng hoặc phù hạch bạch huyết, đặc biệt là xung quanh cổ và miệng.
  • Sưng đường dẫn khí hoặc lưỡi
  • Khó thở, thở khò khè hoặc thở hổn hển

Điều trị

[sửa]
  • Kêu xe cứu thương ngay lập tức
  • Cho nạn nhân sử dụng EpiPen nếu có thể
  • Nếu có thể, cho uống thuốc histamin để giảm sưng
  • Khuyến khích nạn nhân thở từ từ, bình tĩnh
  • Đưa nạn nhân nghỉ ngơi cho đến khi xe cứu thương tới
  • Kiểm tra các bước ABC và thực hiện CPR (kĩ thuật hồi sức tim-phổi) nếu cần thiết
  • Sử dụng EpiPen cho nạn nhân (lưu ý vấn đề pháp luật)

Sử dụng EpiPen

[sửa]
Lưu ý địa phương
Sử dụng EpiPen đều là phạm pháp ở mọi nơi nếu chưa qua huấn luyện thích hợp và giấy chứng nhận.

EpiPen là hình thức phổ biến nhất của epinephrine dạng tự tiêm, và được thiết kế để dễ sử dụng. Có chỉ dẫn ở ống tiêm, tuy nhiên sơ cứu viên cũng cần xem qua cách làm để tránh lạ lẫm. Chúng được thiết kế xuyên vải, nên sơ cứu viên sẽ không cần cởi bỏ quần nạn nhân – ngay cả vải dày. Tốt nhất là nạn nhân tự tiêm, tuy nhiên nếu họ không thể, sơ cứu viên có thể giúp họ thực hiện.

Tháo nắp ra khỏi kim tiêm. Ở một đầu sẽ có màu đen – đây là đầu kim. Đừng đụng vào đầu này! Đầu kia sẽ có một nắp xám. Tháo nắp xám, cầm EpiPen trên tay, và ấn chặt vào đùi trên của nạn nhân. Thường sẽ có tiếng click. Nếu không, thì hãy ấn lại nhưng mạnh hơn. Giữ nguyên kim tiêm trong vòng 10 giây. Khi sơ cứu viên rút ra, xoa bóp khu vực tiêm chừng 10 giây, và đóng lại nắp vào đầu có kim để tránh gây nguy hiểm. Khi xe cứu thương đến, họ sẽ vứt bỏ chúng dùm sơ cứu viên.

 
Trở về mục lục
Chương bảy:Trường hợp khẩn cấp của hệ hô hấp

Sốc phản vệ 100% hoàn tấtSuyễn & Chứng thở nhanh 100% hoàn tấtTắc nghẽn đường dẫn khí 100% hoàn tất