Bước tới nội dung

Sơ cứu/A. Đường dẫn khí

Tủ sách mở Wikibooks

Đường dẫn khí

[sửa]
Kỹ thuật đầu nghiêng - cằm nâng giúp tách đường dẫn khí một cách dễ dàng và hiệu quả

Cấu trúc phức tạp từ môi cho đến phổi của con người thường được gọi là "đường dẫn khí". Đường dẫn khí là một trong những phần quan trọng cần được ưu tiên kiểm tra trong quá trình sơ cứu, và thường là nơi đầu tiên phải lưu ý tới nếu bệnh nhân bị bệnh hoặc chấn thương nặng nề. Đường dẫn khí là lối vào của khí oxi, và là lối ra của khí cacbonic trong cơ thể. Vì vậy, nếu đường này bị tắc nghẽn thì nạn nhân sẽ không cách nào có thể thu được khí để thở, và kết quả cuối cùng sẽ là cái chết.

Trong tiềm thức, chúng ta đã có khả năng giữ đường dẫn khí của mình một cách tốt nhất để khí vào và ra. Tùy thuộc vào mức độ chấn thương của nạn nhân, thì đường dẫn khí của nạn nhân trong trạng thái bất tỉnh có thể bị chặn vì lưỡi giãn ra và cuộn lại ngay vòm họng của họ, ngăn cản đường lưu thông của khí. Một ví dụ đơn giản của việc này là tiếng động tạo ra bởi những người ngáy khi ngủ. Kỹ thuật dùng để tách đường dẫn khí ra và làm cho lưỡi không chặn lại nữa gọi là "đầu nghiêng - cằm nâng".

Để kỹ thuật này được thực hiện đúng, hãy đặt nạn nhân nằm ngửa xuống một bề mặt phẳng. Quỳ xuống để vừa với tầm của nạn nhân, đặt một bàn tay xòe ra lên trán nạn nhân. Sau đó, dùng ngón giữa và ngón trỏ của bàn tay kia xuống phần xương hàm của nạn nhân. Các ngón tay và bàn tay từ từ kéo ngược đầu nạn nhân về đằng sau, nâng cằm lên sao cho phần cổ nhìn thấy dài hơn. Tốt nhất là sau khi bạn thực hiện xong, thì cằm nạn nhân sẽ vuông góc với mặt đất.

Kỹ thuật này thường không cần thiết đối với những nạn nhân trong trạng thái tỉnh táo, vì thông thường họ sẽ có khả năng bảo vệ đường dẫn khí của mình. Nếu nạn nhân đang nói chuyện hay không có vấn đề gì về thở, thì đường dẫn khí của họ đang bình thường.

Ngay cả khi nghi ngờ nạn nhân có thể có chấn thương cột sống cổ, thì hãy vẫn cứ tách đường dẫn khí theo kỹ thuật thông thường. Nhớ rằng Sống trên Xương - Mạng sống của nạn nhân là quan trọng nhất, hơn cả việc có thể bạn sẽ làm chấn thương (trong tình huống này thì là chấn thương cột sống cổ) nặng thêm. Nếu bạn thực sự cần phải nghiêng nạn nhân qua một bên vì nạn nhân đang ói hay bị nghẹn bởi máu hoặc đang trong tình trạng có thể nguy kịch hơn, thì hãy nhờ sự trợ giúp của một người khác nữa. Trong khi nghiêng, hãy để nạn nhân nằm mà cổ, lưng, đầu theo một đường thẳng.

Bạn cũng nên kiểm tra miệng nạn nhân xem có vật cản nào có thể lấy ra được mà đang chặn đường dẫn khí. Những vật thường thấy có thể chặn đường dẫn khí của nạn nhân bao gồm thức ăn nhai dở, những viên kẹo cứng, và bong bóng. Bạn có thể thử lấy những vật cản đó ra, nếu vật cản có vẻ dễ lấy, nhưng đừng tốn sức và thời gian vào việc lấy những vật cố định như răng giả. Đồng thời, cũng nên chú ý tới trạng thái của nạn nhân do các ngón tay bạn có thể sẽ bị thương khi nạn nhân đang dần tỉnh lại.

Nếu một người đang trong trạng thái tỉnh mắc một vật cản từ bên ngoài (ví dụ như ai đó bị mắc nghẹn chẳng hạn), thì vật đó phải lấy ra bởi những cách khác. Những cú thúc bụng là phương pháp tiêu chuẩn cho trường hợp này. Tham khảo phần Tắc nghẽn đường dẫn khí để biết cách xử lý những vật làm nghẹt đường thở. .