Sơ cứu/Sơ cứu ngoài đại dương

Tủ sách mở Wikibooks
Phần này đòi hỏi kỹ thuật được đào tạo nâng cao.
Nhớ rằng:Nếu sơ cứu viên làm quá khả năng được đào tạo của mình, sẽ có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý

Bệnh giảm áp[sửa]

Bệnh giảm áp, còn gọi là bệnh tật ở thợ lặn, là một tình trạng y tế nghiêm trọng khi khí trong động mạch chịu áp suất không đúng cách, gây các bọt khí trong mạch máu. Dù bệnh giảm áp thường xảy ra khi trồi lên quá nhanh trong quá trình lặn, tuy nhiên bệnh giảm áp có thể xảy ra khi di chuyển nhanh từ môi trường áp cao đến môi trường áp thấp. Nếu điều trị không kịp thời, bệnh giảm áp sẽ để hậu quả là tử vong.

Điều trị[sửa]

Nhiều phương pháp điều trị được sử dụng khi mắc bệnh giảm áp. Ngay khi nghi ngờ bệnh giảm áp, đội ngũ y tế chuyên nghiệp phải được triệu tập. Cơ hội điều trị thành công cũng như tỉ lệ sống còn sẽ giảm mỗi giây trôi qua. Đưa nạn nhân ra khỏi nước, tuy nhiên không sử dụng tư thế Trendelenburg (nằm ngửa, chân để cao hơn đầu). Sử dụng oxi và thuốc kháng acid nếu có. Thực hiện thêm các hành động theo chỉ dẫn của đội ngũ y tế mới triệu tập. Khi nhân viên y tế đến, đảm bảo điều quan trọng là dụng cụ lặn được vận chuyển đến bệnh vì có thể phát hiện nguyên nhân bệnh giảm áp nhờ chúng.

Điều trị bệnh giảm áp bao gồm quản lý oxi và cho nén lại để cân bằng cơ thể. Khi chăm sóc y tế không sẵn có, quản lý oxi có thể giải quyết các ca bệnh này từ nhẹ đến trung bình. Ngay cả khi không còn xuất hiện triệu chứng, vẫn nên cho nạn nhân nhận chăm sóc y tế chuyên nghiệp vì triệu chứng hết không có nghĩa là tình trạng được giải quyết. Trong môi trường nước, nếu quá thiếu thốn chăm sóc y tế, thì nén lại nạn nhân là biện pháp cuối cùng, cho dù phải cho nạn nhân lặn xuống lại. Tuyệt đối không thực hiện biện pháp này nếu có các lựa chọn khác biện pháp này chứa nhiều yếu tố nguy hiểm.

Lưỡi câu[sửa]

Điều trị[sửa]

Ngạnh ở lưỡi câu làm lưỡi câu không rút ra được, sơ cứu viên phải tách các ngạnh ra rồi mới kéo lưỡi câu ra được.

Nhiều ngư dân đã có cảm giác đau điếng khi bị lưỡi câu đâm phải. May mắn thay, các vết thương thường không nguy hiểm nếu điều trị đúng cách. Trong mọi trường hợp, chăm sóc kĩ càng là quan trọng nhất vì kim loại trong lưỡi câu có thể không sạch.

Trước khi quyết định rút lưỡi câu ra, cần đánh giá rằng có nên làm vậy không. Không bao giờ được rút lưỡi câu ra nếu lưỡi đâm vào mắt hoặc gần các động mạch lớn. Nếu nghi ngờ, tốt nhất nên để đội ngũ y tế chuyên nghiệp giải quyết. Nếu việc rút lưỡi câu ra không gây tác dụng phụ, hãy đánh giá tiếp độ sâu của vết thương. Thường hãy nhờ một người khác rút lưỡi câu ra. Khi các ngạnh chưa hoàn toàn đâm vào da, hãy từ từ nhưng chắc chắn rút lưỡi câu ra, còn nếu ngạnh đã đâm vào da, thì không nên, vì nó sẽ tạo ra lỗ to hơn, gây khó chịu và có thể có tác dụng phụ. Trong trường hợp này, phải tách các ngạnh ra trước khi rút lưỡi ra. Phương pháp tốt nhất là cẩn thận vòng cái lưỡi câu lại và ấn nhẹ chúng xuống da lại. Khi đã thấy phần ngạnh, sử dụng máy cắt kim loại hoặc những thứ tương tự để cắt ngạnh đi. Tiếp đến, rút lưỡi câu không có ngạnh ra qua lỗ mà nó đã đâm vào. Rửa sạch và khử trùng vết thương và băng bó băng vô trùng.

Điều trị kế tiếp[sửa]

Do các nguy cơ của bệnh uốn ván, nên có thể cho nạn nhân tiêm phòng tăng cường. Do tỷ lệ tử vong cao của bệnh nhân uốn ván, việc cho nạn nhân đi tiêm phòng là rất quan trọng. Vết thương cần tiếp tục theo dõi xem có nhiễm trùng không. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc vết thương phục hồi không bình thường, đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức.