Sơ cứu/D. Xuất huyết
Vết thương xuất huyết
[sửa]Thực hiện kĩ thuật hồi sức tim - phổi sẽ là vô ích nếu không có đủ máu, vì thế, một trong những điều cần thiết trong khâu khảo sát hiện trường chính là kiểm tra những vết thương xuất huyết.
Nếu nạn nhân còn thở, thì bạn nên tiếp tục khảo sát hiện trường và kiểm tra vết thương xuất huyết.
Nếu nạn nhân tắt thở, thì bạn hãy thực hiện kĩ thuật hồi sức tim - phổi; một sơ cứu viên một người khác sẽ kiểm tra cho bạn.
Đánh giá
[sửa]Với tay đeo găng, hãy kiểm tra các vết thương chảy máu trên toàn bộ cơ thể nạn nhân, với điểm đầu ở phần đầu. Đặt hai ngón tay ở dưới các bộ phận cơ thể của nạn nhân và tách nhẹ da ra xem có chảy máu không. Lặp lại chu trình với từng cm một đến khi đến gót chân nạn chân. Bạn sẽ phát hiện ra vết thương nếu bạn thấy tay mình dính máu. Nếu có chấn thương ở phần đầu, thì có thể nạn nhân có chấn thương cột sống. Trong trường hợp đó, bạn nên giữ sao cho đầu và cổ nạn nhân nằm trên mặt phẳng và thẳng hàng với nhau. Hãy kiểm tra triệt để. Nếu thấy một chiếc vớ rách, thì điều đó có nghĩa là đầu gối bị trầy xước. Thêm nữa, tóc che dấu máu hiệu quả đến đáng ngạc nhiên, vì thế khi kiểm tra, da đầu là nơi cần chú ý nhất.
Thận trọng | |
---|---|
Hãy nhớ rằng 80% các trường hợp chảy máu đe dọa tính mạng có thể kiểm soát hoàn toàn chỉ bằng lực ép trực tiếp, và việc sử dụng ga rô có thể dẫn đến việc hoại tử các chi. |
Điều trị
[sửa]Mấu chốt của việc chữa trị các vết thương chảy máu nghiêm trọng là một lực đẩy chắc và trực tiếp vào vết thương, sử dụng băng gạc vô trùng hoặc các loại gạc khác. Nếu vết thương ở tứ chi, thì đưa nó lên vị trí trên tim là hoàn toàn cần thiết, tuy nhiên không nên làm nếu có nguy cơ gãy xương hoặc gây tổn thương cho nạn nhân.
Bạn cũng có thể xem xét việc ấn các vị trí sau đây trên cơ thể để kiểm soát các trường hợp chảy máu nặng: ấn mạnh vào vị trí của một động mạch nằm giữa tim và vết thương để ngăn máu chảy về vết thương. Hai vị trí dễ thấy của động mạch là: mặt dưới của bắp tay và mặt dưới của vùng đùi.
Ga-rô cũng có thể hữu ích trong việc kiểm soát vết thương chảy máu ồ ạt, như một loại phẫu thuật cắt bỏ. Đây không phải là quy trình chuẩn và chỉ được sử dụng như một phương án TUYỆT ĐỐI cuối cùng, nghĩa là, nếu không có nó thì nạn nhân sẽ chết. Ngoài ra, khi miếng ga-rô được sử dụng, thì chỉ có phẫu thuật viên mới được gỡ bỏ nó.
Trở về mục lục
Chương ba: Coi – Cuộc gọi – Chăm sóc
Các bước sơ cứu ban đầu — A. Đường dẫn khí — B. Hô hấp — C. Ấn tim — D. Xuất huyết