Sách tôn giáo/Tôn giáo trên thế giới/Sách Đạo giáo
Đạo giáo là một tôn giáo Trung quốc xuất hiện trong thế kỉ thứ hai sau CN, khi Trương Đạo Lăng) khởi xướng phong trào Thiên sư đạo tại tỉnh Tứ Xuyên năm 142. Có lẽ Trương Đạo Lăng đã bắt chước theo Phật giáo Ấn độ và Hỏa giáo Ba tư (zh. en. Zoroastrianism).
Đạo giáo thâu nhập nhiều tư tưởng đã phổ biến từ thời Nhà Chu (1040-256 trước CN). Những tư tưởng về vũ trụ và năng lượng bao gồm các thuyết âm dương , ngũ hành, tứ tượng, bát quái, khí) cùng với những truyền thống tu luyện thân tâm Thiền định , Khí công , Thái cực quyền, thiết tưởng linh ảnh, thuật luyện kim và những huyền thuật cũng được hấp thụ với mục đích đạt trường sinh bất tử.
Trương lăng
[sửa]Thân thế
[sửa]Trương thiên sư tên thật là họ Trương tên Lăng, người đất Phong (nay là huyện Phong, tỉnh Giang Tô), một hậu duệ của Trương Lương.
Trương Lăng từ nhỏ đã nghiền Đạo Đức Kinh, thiên văn, địa lý, Hà Đồ, Lạc Thư, thông đạt Ngũ Kinh; khi trưởng thành từng làm quan huyện lệnh ở Giang Châu, thuộc Ba Quận (nay là Trùng Khánh, Tứ Xuyên), thời Hán Minh Đế. Về sau, ông từ quan, ẩn cư trong núi Bắc Mang Sơn học đạo trường sinh.
Tu đạo
[sửa]Thời Hán Thuận Đế (khoảng 115 TCN - 20 SCN đến 144 SCN) Trương Lăng vào Ba Thục, tu đạo ở núi Hạc Minh Sơn (cũng gọi Cốc Minh Sơn), xưng là Tam Thiên Pháp Sư Chính Nhất Chân Nhân. Về sau khi truyền đạo trong dân gian, nói rằng mình được Thái Thượng Lão Quân truyền đạo Chính Nhất Minh Uy, phong làm Thiên Sư. Vì vậy, dân gian gọi đạo của ông là Thiên Sư Đạo.
Trị bệnh
[sửa]Trước tiên ông trị bệnh để thu hút quần chúng và sau đó là truyền đạo. Khi quy tụ được đông đảo quần chúng, Trương Lăng (bấy giờ bắt đầu gọi là Trương Đạo Lăng hay Trương Thiên Sư) tổ chức 24 điểm truyền đạo gọi là 24 Trị, trong đó ba trung tâm lớn là Dương Bình Trị, Lộc Đường Trị, và Hạc Minh Trị. Do người nhập đạo phải nộp 5 đấu gạo, do đó đạo này gọi tên là Ngũ Đấu Mễ Đạo (đạo 5 đấu gạo), cũng gọi là Mễ Vu (米巫) bởi vì đạo này chịu ảnh hưởng nặng nề của Vu giáo (巫教) của dân tộc thiểu số tại Ba Thục. Một cách giải thích khác là Ngũ Đấu Mễ đọc gần âm với Ngũ Đẩu Mẫu (五斗姆), tức là Bắc Đẩu Mẫu trong Ngũ Phương Tinh Đẩu, đứng đầu trong các sao. Hai cách giải thích này đều thông hành; có thể lúc lập giáo, Trương Lăng đã có chủ ý như vậy. Và cho phù hợp với Nhị Thập Bát Tú (28 sao), sau này 24 Trị phát triển thành 28 Trị.
Qua đời
[sửa]Khi Trương Lăng mất, con là Trương Hành kế thừa việc truyền đạo. Khi Trương Hành qua đời, con của Trương Hành là Trương Lỗ kế vị. Cả ba đời ông cháu được người đời gọi là Tam Trương, nhưng trong nội bộ phải gọi là Tam Sư: Trương Lăng là Thiên Sư, Trương Hành là Tự Sư, và Trương Lỗ là Hệ Sư.
Hình thành và phát triển Đạo giáo
[sửa]Đạo giáo đầu tiên xuất hiện trong thế kỉ thứ hai sau CN, khi Trương Đạo Lăng) khởi xướng phong trào Thiên sư đạo tại tỉnh Tứ Xuyên năm 142. Có lẽ Trương Đạo Lăng đã bắt chước theo Phật giáo Ấn độ và thâu thập các thành phần của Hỏa giáo Ba tư (zh. en. Zoroastrianism).
Thời điểm đầu tiên được xác nhận của Đạo giáo như một tôn giáo là năm 215, khi Tào Tháo chính thức công nhận trào lưu Thiên sư đạo như một tổ chức tôn giáo.Nhiều trường phái Đạo giáo tìm cách tu tập đạt trường sinh bất tử. Chúng có lẽ xuất phát từ các phép tu thuộc Tát-mãn giáo và sự sùng bái trường sinh bất tử và được hoà nhập với nhánh Đạo giáo triết học sau này. Tất cả các trường phái Đạo giáo đều nỗ lực tu tập để trở về nguồn.
Về sau, Đạo giáo cũng giống như Nho giáo và Phật giáo, ngày càng đi xa chân truyền của vị Giáo Tổ khai sáng.
Giáo phái
[sửa]Tiên học
[sửa]Phương pháp tiệm tu, đi từ thấp đến cao, từ thô tới tinh, từ hữu vi đến vô vi; có mục tiêu tu hành phản lão hoàn đồng, trường sinh bất lão tức là chủ trương tu tạo nên một xác thân tráng kiện, dần dần tiến đến thân tâm an lạc và cuối cùng mở được tuệ giác và chung cuộc vẫn đi đến chỗ Thiên Nhân hiệp nhất, huyền đồng cùng Trời Đất.
Phái Tiên Học cũng thờ Lão Tử nhưng có 3 vị đứng đầu là Đông Hoa Đế Quân Lý Thiết Quải (sống vào thời nhà Hán) tu ở núi Côn Lôn; Chung Ly Quyền (cuối thời Đông Hán), đứng đầu Bát Tiên; Lữ Động Tân là đồ đệ của Hán Chung Ly.
Phép thuật
[sửa]Do Trương Đạo Lăng, người nước Bái đến núi Tứ Xuyên tu luyện, là cháu 8 đời của Trương Lương thời Tam Quốc (đời Hán – 206 trước CN và 220 sau CN) sáng lập "Đạo 5 đấu gạo" (Ngũ đấu mễ đạo: ai muốn vào Đạo thì phải nộp 5 đấu gạo), thờ Lão Tử tôn xưng là Thái Thượng Lão Quân dùng kinh kệ, bùa chú, phương thuật, tế lễ… để thu hút tín đồ, được hậu thế phong là Trương Thiên Sư.
Kinh sách Đạo giáo
[sửa]Kinh điển của Đạo giáo gọi là Đạo tạng kinh tổng cộng lên đến trên 50 vạn quyển. Ngoài sách về nghi lễ, giáo lý, thơ văn, bút ký… Đạo tạng còn bao gồm cả các sách về
- Thiền Nhập định
- Dịch cân kinh
- Tẩy tủy kinh
- Võ công
- Khí công