Hình tượng con hổ trong văn hóa/Trong văn hóa khác

Tủ sách mở Wikibooks
Cảnh săn hổ ở Mãn Châu

Hổ đã để lại những dấu ấn đối với các dân tộc tại vùng Tây Bá Lợi Á vùng đất nơi cư ngụ của giống hổ Mãn Châu to lớn. Người Tungus, một dân tộc ở vùng Tây Bá Lợi Á gọi giống hổ Mãn Châu bằng tên gọi với ý nghĩa tôn xưng là Ông hay Ông già, người Udege và người Nanai gọi hổ Mãn Châu bằng tên gọi Amba với ý nghĩa sùng kính cùng với gấu (Doonta). Người Mãn Châu gọi tên hổ với ý nghĩa là vua (Hu Lin) đối với người Ghiliak thì hổ với cuộc sống và tập tính của nó, là một con người đích thực, chỉ tạm thời khoác hình dáng hổ.[1] Theo ghi chú của Uno Harva thì Sternberg đã xác nhận ở lưu vực sông Amur có nhiều bộ lạc cho mình xuất thân từ hổ hay từ gấu, bởi thủy tổ của họ đã nằm mơ có quan hệ tình dục với những con vật này.[2]

Đối với những dân tộc ở vùng Ấn Độ, với đặc điểm là khu vực phân bố nhiều loài hổ nhất trên thế giới cho nên từ lâu trong văn hóa, hổ đã hiện diện rõ rệt ở đây. Trong tranh tượng đạo Hinđu, da hổ là một chiến quả của thần Siva và Hổ là vật cưỡi của thần Shakti, của năng lượng thiên nhiên mà Siva đã không phục tùng và ngược lại, đã chế ngự (Choc, Dana, Crad, Gues, Kall, Lecc, Ogrj). Hổ còn là vật cưỡi của nữ thần Durga trong cuộc chiến chống lại ác quỷ Parvati, ở miền Nam Ấn Độ thì hổ là bạn của vị thần Ayyappan[3] Hổ là một trong những động vật được khắc họa ở dấu ấn Pashupati của nền văn minh Sông Ấn đã tàn lụi. Những hình ảnh của hổ được in trên phù hiệu của Vương triều Chola và những đồng tiền của vương triều này. Những dấu ấn của vương triều Chola hiển thị hình ảnh của hổ và quốc huy của vương triều Pandya cũng có hình của những con hổ[4] Trong Phật giáo Ấn Độ, hổ cùng với khỉ và hươu cũng là một trong ba linh vật thiêng liêng[5] Cũng trong Phật giáo, con hổ biểu tượng cho sức mạnh của niềm tin, sự chiến thắng mọi trở ngại trên con đường tu chứng do đó hình ảnh thường thấy là hình tượng Bồ Tát Văn Thù cưỡi trên lưng hổ và đó là sự tượng trưng cho sự diệt trừ được tham, sân, si và ác nghiệp, tu thành quả Phật.

Ngoài ra, trong lục địa châu Á nói chung, hổ đôi khi thường đóng vai trò của một con ma mèo (Werecat) hay còn gọi là hổ thành tinh, hổ tinh hay hổ yêu tinh hay ma hổ, đó là những con yêu tinh được hư cấu xoay quanh hình tượng con hổ.[6] Ở Ấn Độ, hổ thành tinh thường là một thầy phù thủy nguy hiểm, được miêu tả là một mối đe dọa cho những người chăn nuôi gia súc. Ở Thái Lan một con hổ mà ăn thịt nhiều con người có thể trở thành một con hổ tinh. Ngoài ra còn có các loại ma hổ chẳng hạn như phù thủy với quyền năng lớn, có thể thay đổi hình dạng để trở thành động vật. Trong dân gian Indonesia và Malaysia có một loại hổ tinh được gọi là Hổ jadian (Harimau jadian),[7] con yêu tinh này có sức mạnh được truyền lại và biết sử dụng phép thuật, sự quyến rũ nhưng nó không phải thù địch với người đàn ông. Trong các sinh vật truyền thuyết ở Nhật Bản có quái vật Nue (鵺), đây là một con quái vật tổng hợp các bộ phận của nhiều loài động vật trong đó nó có tấm thân, cái chân và bộ da của một con hổ.

Hổ đang chiến đấu với yêu quái

Hổ Mã Lai là biểu tượng quốc gia của Malaysia, nó xuất hiện trên quốc huy Malaysia cũng như trong biểu trưng của một loạt các tổ chức nhà nước của Malaysia, như của Maybank, Tập tinm Negara Malaysia và FAM. Nó tượng trưng cho lòng dũng cảm và sức mạnh của người Mã Lai.[8] Hổ Mã Lai được miêu tả nổi bật trong văn hóa dân gian Malaysia, trong vai trò của một trong số các kẻ thù của Sang Kancil (hươu chuột), cũng ở Mã Lai, những vị thầy lang có phép biến hóa thành hổ gợi nhắc đến chi tiết nhiều sắc dân ở vùng Đông Nam Á, con hổ được tổ phụ huyền thoại được xem như thầy truyền pháp vì hính hổ dẫn các tín đồ mới vào rừng để truyền phép cho họ, thực tế là để giết họ và làm họ sống lại Tại Miến Điện, Hổ (ကျား kya) cũng là biểu tượng của 12 cung hoàng đạo và là ngày thứ 2 đầu tuần và theo hướng đông. Trong văn hóa người Bali, hổ chiếm một vị trí đặc biệt trong văn hóa dân gian nước này, điều này thể hiện ở những bức họa Kamasan của Vương quốc Klungkung[9]

Ở vùng Lưỡng Hà, có những hình tượng khắc ghi về người anh hùng huyền thoại Gilgamesh đã đánh bại người mục tử hung ác và biến nó thành con hổ[10] và những di chỉ của dấu ấn Mohenjodaro ở lưu vực sông Ấn thì vị anh hùng này còn được mô tả cảnh đang vật lộn với hai con hổ,[11] những con hổ còn thường được miêu tả ngay cả trong nghệ thuật của nền văn hóa thảo nguyên châu Á khoảng từ 1000-500 trước Công nguyên mà tiêu biểu là của người Scythia. Trong nghệ thuật Iran cổ đại thì hình ảnh của hổ một mô hình tương đối hiếm, mặc dù những con hổ phân bố tương đối nhiều ở vùng này. Truyền thuyết Hy Lạp, giải thích tại sao người ta đặt tên Tigre hay Tigrit (con hổ) cho một con sông ở Mésopotamie (Lưỡng Hà), con sông đó trước kia tên là Sollax. Để quyến rũ một nữ thần sông núi châu Á là Alphésibée mà thần say mê, Dionysos đã hóa thành hổ. Chạy đến bờ sông, Alphésibée không thể trốn đi đâu nữa và phải để cho con ác thú túm lấy mình, và nó đã đưa thần sang bờ bên kia. Con trai họ, Médès, là bán thần được lấy tên đặt cho dân tộc Mèdes còn con sông thì được đặt tên là Tigre, để tưởng nhớ nữ thần sông núi và vị thần đã hợp thân trên bờ sông này. Theo những truyền thuyết khác bắt nguồn từ Babylone, sông Tigre sinh ra từ đôi mắt Đấng tạo hóa Mardouk

Trong văn hóa phương Tây thì hình ảnh của con hổ không phổ biến, nó không được tìm thấy trong Kinh Thánh

Trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại cũng như ở châu Âu, con hổ được biết đến thường là chỉ thông qua các chiến dịch của Alexander Đại đế viễn chinh đến Châu Á. Con hổ đầu tiên được người phương Tây mục sở thị là một món quà từ vua Seleukos gửi đến Athens. Tại thời điểm này sư tử hoang dã vẫn đang sinh sống ở Hy Lạp, điều này giải thích lý do tại sao hình tượng con con sư tử trong văn hóa phương Tây phổ biến hơn rất nhiều so với con hổ[12] và cũng bởi vì hổ không sinh sống ở châu Âu và hình ảnh của nó không được tìm thấy trong Kinh Thánh cho nên dường như con hổ đã rơi vào quên lãng ở châu lục này trong một thời gian dài. Chỉ cho đến chuyến đi của Marco Polo đến châu Á vào thế kỷ XIII, ông đã phát hiện và mô tả lại cho người châu Âu về hổ. Marco Polo đã nhìn thấy chúng lần đầu tiên tại hoàng cung của Hốt Tất Liệt, Marco Polo mô tả nó như một con sư tử, thậm chí còn to lớn hơn và nó có sọc màu đen, trắng và màu đỏ. Con hổ đầu tiên đến châu Âu trong giai đoạn hậu La Mã là một con hổ thuộc sở hữu của nữ công tước Savoy ở Turin vào năm 1478, một thời gian ngắn sau khi chuyển đến một địa điểm khác ở châu Âu.[12]

Trong thời kỳ La Mã cổ đại, con hổ đã được nuôi trong các rạp xiếc. Con hổ đầu tiên tại Rome là một món quà của Augustus từ Ấn Độ trong những năm 19 trước Công nguyên, con hổ thứ hai là việc mở cửa của Nhà hát của Marcellus trong 11 trước Công nguyên cho dân chúng được chứng kiến. Hổ là loài dã thú có sức mạnh và được sử dụng vào những cuộc chiến đấu và mua vui vào thời La Mã cổ đại, trong các rạp xiếc, những con dã thú thường được tổ chức đọ sức với nhau, những dã thú ăn thịt hoặc có sức mạnh như hổ, sư tử, gấu, báo, voi rừng, tê giác, lợn lòi.... được sắp xếp trong một cuộc đấu mua vui cho giới quý tộc cũng như giới bình dân để giải trí cũng như thỏa mãn mục sở thị. Những bức phù điêu, chạm trổ trong một thần điện tại Pompeii cho thấy một cuộc chiến giữa một con sư tử và hổ.[13] Cuộc quyết đấu giữa cặp đôi hổ và sư tử được coi là kinh điển nhất và tỷ lệ đặt cược thường ủng hộ cho những con hổ.[14][15] và trong những cuộc chiến như thế này, hổ thường giành phần thắng và là kẻ cuối cùng bước ra khỏi đấu trường.[16][17]


Danh sách chú thích tham khảo
  1. Rouf, 303, trích dẫn Zelenine, Tục thờ thần tượng ở Xibia, Paris, 1952
  2. Hara 322 - Harva Uno, les representations religieuses des peuples altaiques, traduit de l'alle - mand par Jean-Louis Perret, Paris,1959.
  3. “19. Religion - Identity - Human Values - Indian Context”. Bioethics in India: Proceedings of the International Bioethics Workshop in Madras: Biomanagement of Biogeoresources, 16-ngày 19 tháng 1 năm 1997. {{{publisher}}}. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2007.
  4. Singh,U.(2008.A History of Ancient and Early Medieval India: From the Stone Age to the 12th Century. Pearson Education, India.
  5. Cooper, JC (1992). Symbolic and Mythological Animals. London: Aquarian Press. 161-62. ISBN 1-85538-118-4. 
  6. Summers, Montague (1966). The Werewolf. University Books. tr. 21. 
  7. Chú thích có lỗi Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên javaweretigerstuff; $2
  8. Chú thích có lỗi Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên DiPiazza2006; $2
  9. Miguel Covarrubias, Island Of Bali, 1937, NY published by Alfred A. Knopf Inc., pp. 75
  10. THE EPIC OF GILGAMESH
  11. Indus Valley Civilisation-1
  12. 12,0 12,1 Vratislav Mazák: Der Tiger. Westarp Wissenschaften; Auflage: 5 (April 2004), unveränd. 3. Aufl. von 1983 ISBN 3-89432-759-6. trang 9
  13. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “citation/CS1”.
  14. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “citation/CS1”.
  15. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “citation/CS1”.
  16. Wild Animals in and out of the Zoo by William M. Mann, Director, National Zoological Park, Vol. 6 of the Smithsonian Scientific Series, 1930, p. 82
  17. Nguyên văn:In the records of the Roman arena we found that the tiger was usually victorious in such a combat