Hình tượng con hổ trong văn hóa/Trong giải trí

Tủ sách mở Wikibooks

Hổ cũng xuất hiện nhiều trong các bộ phim ảnh, phim hoạt hình, Trong bộ phim Cậu bé rừng xanh công chiếu vào năm 1942 do Sabu Dastagir vào vai Mowgli. Thì con hổ Shere Khan được mô tả đúng như tiểu thuyết là một con hổ hung ác, và sau này bị Mơgli giết chết trong một trận đánh diễn ra dưới nước. Trong bộ phim Cậu bé rừng xanh (năm 1994) của Mỹ với sự tham gia của ngôi sao Jason Scott Lee vào vai Mowgli thì con hổ Shere Khan được mô tả có khác với tiểu thuyết, trong phim, Shere Khan thực sự là một con hổ thiêng, có nhiệm vụ thực thi Luật của rừng xanh, nó là một con hổ tinh khôn, đóng vai trò là người canh giữa ngôi đền thiêng trong rừng già Ấn Độ và là vị chúa tể của cả Khu rừng này, Shere Khan sẽ vồ những kẻ xấu và vi phạm luật của rừng xanh. Sau đó tiếp tục có hai bộ phim hoạt hình về chủ đề này là Cậu bé rừng xanh chiếu năm 1967 và Cậu Bé Rừng Xanh 2 (2003).

Một bộ phim nổi danh khác là Tây Du Ký (năm 1986) trong đó có cảnh Đường Tăng hóa hổ trong tập 11 Cầu viện Mỹ Hầu Vương, đây là một cảnh quay hết sức khó khăn và vất vả lúc bấy giờ. Ban đầu đoàn làm phim chọn một chú hổ trong Vườn bách thú Tân Hương, tuy nhiên Chú hổ này vốn là hổ nuôi nhốt nên tỏ ra lười biếng và không thực hiện cảnh quay theo đúng kịch bản, nó không hề thấy hổ ló đầu ra khu sân trong lồng, chỉ đến lúc cho ăn, hổ thò ra ăn xong lại vội chui vào bên trong và nằm luôn trong đó. Đoàn làm phim quyết định chọn một chú hổ trong rạp xiếc của Đoàn xiếc Thượng Hải, vì những con hổ này đã được huấn luyện, tuy vậy con hổ này lại tỏ ra rất cảnh giác vì bối cảnh quay lạ lẫm và Đoàn làm phim luôn trong trạng thái căng thẳng vì chú hổ thay đổi tính nết mà trở nên hung hãn, đặc biệt khi môi trường của chúng lại trở nên khác lạ. Trong khi quay, người và hổ đối mặt một lúc, chú hổ đi quanh lồng xem xét một vòng và nhân thấy người trong lồng không có ác ý nên nó tỏ ra không đề phòng, cảnh giác, nó rướn người ngáp, nó ngồi xuống và thư thái gác đầu lên hai chân trước, dùng lưỡi liếm liếm nhẹ vào chân. Để phục vụ theo yêu cầu của cảnh quay trong phim, nhân viên huấn luyện hổ yêu cầu hổ đứng dậy cho quay phim ghi lại cảnh hổ đứng dậy đi lại.[1] Một bộ phim của điện ảnh Nga có tên Coi chừng, có động vật hoang dã trên tàu! (Chuyến tàu chở hổ) cũng có miêu tả về loài hổ trong đó chiếu về một đàn hổ được chở trên một chuyến tàu và có một sự cố xảy ra khi một chú khỉ nghịch ngợm đã lấy chìa khóa mở chuồng hổ. Đàn hổ bơi vào một bãi biển và gây kinh hoàng náo động cho những người đang tắm. Trong phim còn có một tiểu cảnh nhỏ mô tả cảnh đánh nhau giữa hổ và sư tử. Một bộ phim Thái Lan công chiếu năm 2002 có tựa đề: ไพรรีพินาศ ป่ามรณะ (Sab Suea) tên tiếng Anh: Tigress of the King River, phụ đề tiếng Việt: Hổ cái rừng thiêng có kể về một cô gái bị chết trong chiến tranh và đầu thai vào một con hổ cái thành tinh, sau này được một nhà sư cảm hóa ác tính.

Đặc biệt là bộ phim Cuộc đời của Pi được công chiếu năm 2012 của đạo diễn Lý An đã gây ấn tượng với hình ảnh con hổ Richard Parker một con hổ Bengal được xây dựng bằng công nghệ đồ họa tân tiến và hiện đại bậc nhất vào thời điểm đó tạo nên hiệu ứng về hình ảnh của con hổ tuyệt đẹp và sống động, Con hổ trong phim phần lớn là do sự sáng tạo kỳ diệu của kỹ thuật số CGI tiên tiến, kỹ thuật này tạo nên một sinh vật sống động như thật dựa trên tư liệu về hình ảnh và vật lý từ bốn chú hổ Bengal[2] và được đánh giá là con hổ được tạo từ các kỹ xảo đồ họa máy tính thật nhất trong lịch sử.[3] Và việc tạo hình chú hổ này là cả một quá trình công phu của êkip làm phim. Trong bộ phim có 23 cảnh quay với hổ thật và xen kẽ vào đó là hổ CG. Đoàn làm phim quay phim với con hổ thật trước trong khoảng 4,5 tiếng, phần khó nhất là khuôn mặt. Các chuyên gia đã thu thập tất những chi tiết quan trọng từ 4 chú hổ thật với 3 chú hổ ở Pháp và 1 ở Canada. Chú hổ đực tên King là mô hình chính để tạo dựng chú hổ Richard Parker, trong khi 2 hổ cái được sử dụng làm mô hình để tạo nên những hành động hung hãn của Parker. Còn trong những lúc Parker ngoan ngoãn hơn, như khi bị say sóng, thì các chuyên gia lại dựng mô hình theo chú hổ Canada.[4][5]

Trong trò chơi điện tử Đấu trường đẫm máu (tên gốc tiếng Anh: Bloody Roar, tên tiếng Nhật: ブラッディロア (Nhật: Buraddi Roa ?) do công ty Hudson của Hoa Kỳ sản xuất và sau đó được hãng Konami của Nhật Bản phát triển trên hệ máy PS (Playstation) và XBox với nội dung là những trận đánh giữa những người hóa thú, trong đó hai nhân vật là Shin Long một cao thủ võ thuật và là một sát thủ khi biến hình (thú hóa) anh sẽ trở thành một con hổ Trung Hoa, sử dụng võ công truyền thống của Trung Hoa, với những đòn liên hoàn đẹp mắt từ tinh hoa của võ học Trung Hoa với những đòn thế liên quan đến động tác của loài hổ. Cũng trong trò chơi này, Long có một kẻ thù nguy hiểm là Shen Long (Thanh Long) cũng là một kẻ có khả năng thú hóa thành một con hổ trắng (chính xác là cọp xám) và cũng chính là bản sao của Long với cách đánh tương tự như Long nhưng lại sử dụng nhiều các chiêu thức của võ công đã cách tân (nhiều các đòn thế của võ đường phố).

Một bộ truyện tranh của Nhật Bản được lưu hành tại Việt Nam có tên Tiểu hòa thượng kể về chú tiểu Nhất Viên trong hành trình đi đi tìm 12 linh thú và dùng sức mạnh của linh thú kết hợp với sức mạnh 12 sao tà, 12 đệ tử của Tiên Đạo Môn để chống lại Kasa đang dần trở lại sau 500 năm để trừ họa cho thế gian cũng có kể về một nhân vật liên quan đến đó là Ác hổ Lý Sam, đại ca của băng Hổ đói anh này chính là một trong 12 linh thú và cầm tinh con hổ, sau khi được hướng dẫn, Lý Sam đã sang Ấn Độ để tìm vũ khí cho mình đó là Bóng hổ, một con hổ màu đen nhanh chập chờn và lợi hại. Điều thú vị là trong truyện này có kể về 12 linh thú (tượng trưng cho 12 con giáp), 12 sao tà (tượng trưng cho 12 cung hoàng đạo).