Trẻ em:Châu Đại Dương/Fiji

Tủ sách mở Wikibooks
Quốc kỳ Fiji

Fiji (được gọi là Viti hay Fijī trong tiếng địa phương) là một quốc gia ở châu Đại Dương. Các nước gần đó bao gồm New ZealandVanuatu. Thủ đô là Suva, các thành phố lớn khác bao gồm Lautoka. Nước này sử dụng đồng Đô la Fiji làm đơn vị tiền tệ.

Lịch sử[sửa]

Một ngôi làng ở Fiji vào năm 1842

Vì nằm ở trung tâm Thái Bình Dương nên Fiji là điểm đến của các dân tộc di cư trong suốt nhiều thế kỷ.

Quần đảo Fiji là thuộc địa của Hoàng gia Anh từ năm 1874 đến tận năm 1970. Trước đó, quốc gia này theo chế độ quân chủ và được trị vì bởi vua Ratu Seru Epenisa Cakobau.

Địa lý[sửa]

Vị trí của Fiji trên địa cầu

Fiji có 322 đảo lớn và vừa (trong đó 106 đảo có cư dân sinh sống) cùng 522 đảo nhỏ. Hai đảo quan trọng nhất là Viti Levu và Vanua Levu. Các đảo này có địa hình núi non, với các đỉnh cao tới 1.300 m (4.250 ft), thường được bao phủ bởi rừng nhiệt đới. Viti Levu là nơi có thủ đô Suva, đồng thời là nơi sinh sống của gần 3/4 dân số.

Nước này có khí hậu nhiệt đới đại dương. Tại đây, nhiệt độ trong năm hầu như không thay đổi đáng kể.

Các tài nguyên thiên nhiên của Fiji là gỗ, cá, vàng, đồng, dầu ngoài khơi và thủy điện.

Người dân[sửa]

Dân số Fiji là khoảng 884.887 người. Các dân tộc đông nhất ở nước này là người Fiji, người Ấn và người Rotuma. Họ theo Thiên Chúa giáo (64,4%), Hindu giáo (27,9%), Hồi giáo (6,3%) và Sikh giáo (0,3%).

Người dân Fiji rất yêu thích thể thao. Tại đây, những môn phổ biến nhất là bóng bầu dục và bóng đá.

Điểm tham quan[sửa]

  • Quần đảo Mamanuca có nhiều rạn san hô, đồng thời là nơi tổ chức các hoạt động bơi lặn.
  • Bảo tàng Fiji có một chiếc xuồng cổ dài 13 mét mang tên Ratu Finau và nhiều bộ sưu tập nghệ thuật.
  • Vườn Thurston nằm ở thủ đô Suva. Trải khắp khuôn viên là các loại cây cọ, cây dẻ gai và hoa súng.
  Châu Đại DươngGiới thiệuĐịa lýNgười dânNgôn ngữThông tinCâu đố

Fiji Kiribati Liên bang Micronesia Nauru New Zealand Palau Papua New Guinea Samoa Quần đảo Marshall Quần đảo Solomon Tonga Tuvalu Úc Vanuatu