Thành viên:Đức Anh/Dự định
Sau đây là kế hoạch của tôi sắp tới
Sở hữu
[sửa]Việc tham gia đóng góp Wikibooks dựa trên cơ sở tự nguyện và hợp tác. Mọi đóng góp của bạn đều được phát hành dưới giấy phép CC BY-SA, vì vậy ai cũng có thể sửa đổi chúng. Điều đó đồng nghĩa với việc không ai có quyền hành động như thể họ là chủ nhân của một cuốn sách nào đó. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của dự án Wikibooks, tôi xin nêu lên khái niệm quyền chủ biên.
Giới thiệu
[sửa]Wikibooks có thể nói là dự án duy nhất trong số các dự án Wikimedia mà tên tác giả được phép ghi ở ngay trang sách.
Quyền chủ biên không phải là quyền cho phép một người sở hữu sách đó. Nó chỉ là một phép ưu tiên đối với những tác giả, người đã viết nên cuốn sách.
Một người có quyền chủ biên thì làm được những gì
[sửa]- Có thể ghi tên mình trực tiếp vào sách với tư cách là tác giả nội dung.
- Là người ưu tiên nhất trong một vụ tranh chấp nội dung liên quan đến sách họ nắm quyền chủ biên.
Thiết lập Chính sách
[sửa]Trong hệ thống luật pháp, Hiến pháp là luật cao nhất, từ đó mà tổ chức thành các Bộ Luật. Số lượng Bộ Luật thường không nhiều và không đổi. Mỗi Bộ Luật sẽ bao gồm các thứ Luật. Tuy không muốn biến nơi đây thành một máy nhà nước, song cách thiết luật kiểu này khá chặt chẽ.
- Hiến pháp (hoặc tên gọi khác chưa nghĩ ra) sẽ là quy định cao nhất của Wikibooks tiếng Việt. Nó giống như Năm cột trụ của Wikipedia. Đương nhiên, Hiến pháp vẫn sẽ viết dựa theo một số điều cơ bản chung của tổng dự án Wikibooks, một vài điều nếu cần thiết thì sẽ thay đổi theo nhu cầu của chúng ta.
- Bộ quy định gồm
- Bộ quy định dân sự (hoặc tên gọi khác), ví dụ: giải quyết tranh chấp khi biên tập
- Bộ quy định nhân sự, ví dụ: việc biểu quyết chọn bảo quản viên
- Bộ quy định hình sự (hoặc tên gọi khác), ví dụ: thành viên phá hoại Wiki
- Bộ quy định nội dung, ví dụ: gồm các quy định về sách trò chơi điện tử
- ...
Hiến pháp, Bộ quy định và các Quy định là các điều được đa số cộng đồng thông qua và mọi bắt buộc phải tuân thủ theo, nếu không sẽ có những chế tài xử phạt riêng. Đối với những điều được đa số mọi người thông qua nhưng mọi người không bắt buộc phải tuân thủ theo, gọi là hướng dẫn. Hướng dẫn là điều được đa số cộng đồng thông qua, mọi người cần phải tuần phải tuân thủ theo, nhưng sẽ không có bất cứ chế tài nào nếu họ không tuân thủ, hay đơn giản là không lý nào để cấm họ, họ chỉ có thể bị phê phán. Ví dụ: một người cố tình không ký tên; chẳng ai có thể cấm họ vì họ không ký tên cả.
Các bản mẫu Hoan nghênh
[sửa]Các lĩnh vực sau chưa có cuốn sách nào ra hồn
[sửa]- Toán học
- Hóa học
- Vật lý:
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Văn học
- Lập trình
Các cuốn sách dự định
[sửa]- Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa
- Bài thi nhập quốc tịch Mỹ
- Apple Inc.
- Biển số xe Việt Nam
- Bảy kỳ quan thế giới cổ đại
- Bộ máy nhà nước CHXHCNVN
- World Cup 2018
Thành lập Tòa soạn
[sửa]Thành lập chuyên mục Bạn có biết
[sửa]- Quy trình
Chọn thông tin hay để đề cử => Sàng lọc chọn ra thông tin hay nhất => Sắp xếp bố trí ngày phù hợp để đưa lên chuyên mục => Lưu trữ những thông tin đã được đưa lên chuyên mục => Gắn thông báo vào trang chưa thông tin đã được đưa lên chuyên mục
- Nó khác với Wikipedia ở chỗ nào?
- Không cần phải là một cuốn sách mới: sách mới luôn là sự ưu tiên vì chúng thường có nội dung mới mẻ; nhưng nếu các cuốn sách cũ vẫn còn thông tin hay thì chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng để đưa lên chuyên mục, không như bên Wikipedia thẳng tay gạt bỏ những bài cũ và chỉ chấp nhận bài mới tạo hoặc bài mới mở rộng.
- Không giới hạn số lần đưa lên: bên dự án Wikipedia những nội dung đã đăng lên rồi thì không đăng lại; bên chúng ta sẽ không giới hạn số lần đăng lại. Bên cạnh đó tất nhiên chúng ta vẫn phải ưu tiên cho các sách mới, nội dung mới và giới hạn tần suất có thể đăng lại.
- Mỗi ngày một niềm vui: bên dự án Wikipedia từng có lúc mỗi ngày một bản tin mới, nhưng giờ hạn chế lại 1 tuần chỉ thay 2 lần vì số lượng thông tin rất hạn chế. Chúng ta cho phép không giới hạn số lần đưa lên nên việc thiếu hụt thông tin cho mỗi ngày là điều không thể, thậm chí thừa khả năng mỗi ngày làm 2 lần.
- Chẳng hề nặng nhọc: chỉ cần đảm bảo 4 tiêu chí: ý phải thật hay, phải có trong sách, sách đã hoàn thiện, thông tin có cơ sở. Bên Wiki áp dụng một lối quy trình khá phức tạp và đau đầu.
- Chọn ra hàng ngày: chúng ta chọn ra những ý cho BCB liên tục mỗi ngày; thay vì chọn theo tuần như bên Wikipedia.
- Cách vận hành: Với những điều kể trên thì cách vận hành BCB cũng sẽ khác rất nhiều.
Trang cộng đồng trước mắt sẽ gồm:
- Phần đầu trang
- Phần số liệu thống kê
- Mục bạn có biết
- Mục bản tin
- Phần chân trang
Bảng cộng đồng
[sửa]Chương trình này được tài trợ bởi Wikiscan
Quy mô cộng đồng theo số sửa đổi
[sửa]- Chỉ có 1.385 thành viên là có ít nhất 1 sửa đổi.
- Chỉ có 750 thành viên là có nhiều hơn 1 sửa đổi.
- Chỉ có 340 thành viên là có ít nhất 5 sửa đổi.
- Chỉ có 199 thành viên là có ít nhất 10 sửa đổi.
- Chỉ có 118 thành viên có từ 20 sửa đổi trở lên.
- Chỉ có 63 thành viên có từ 50 sửa đổi trở lên.
- Chỉ có 39 thành viên có từ 100 sửa đổi trở lên.
- Chỉ có 26 thành viên trên 200 sửa đổi.
- Chỉ có 11 thành viên trên 500 sửa đổi.
- Có 8 thành viên có tới hơn 1.000 sửa đổi.
- Có 4 thành viên nhiều hơn 2.000 sửa đổi.
- Chỉ có 3 thành viên vượt qua mốc 5.000 sửa đổi.
- Có 1 thành viên chạm tới mốc 10.000 sửa đổi.
Quy mô cộng đồng theo số tháng sửa đổi
[sửa]Tháng sửa đổi ở đây không có nghĩa là 30 ngày sửa đổi, 720 giờ sửa đổi hay 43.200 phút đóng góp. Một tháng sửa đổi ở đây là tháng mà hệ thống ghi nhận bạn có đóng góp ít nhất 1 sửa đổi. Vì thế mà những người chỉ có 1 sửa đổi mà vẫn được ghi nhận là 1 tháng sửa đổi, và số tháng sửa đổi luôn là một số nguyên.
Danh sách này để chỉ sự sửa đổi lâu dài cũng như sự gắn bó với dự án của cộng đồng
- Chỉ có 429 thành viên có ít nhất 2 tháng sửa đổi.
- Chỉ có 254 thành viên có ít nhất 3 tháng sửa đổi.
- Có đúng 100 thành viên có ít nhất 6 tháng sửa đổi.
- Chỉ có 36 thành viên có ít nhất 12 tháng sửa đổi.
- Chỉ có 11 thành viên có ít nhất 24 tháng sửa đổi.
- Chỉ có 3 thành viên có ít nhất 48 tháng sửa đổi.
- Thành viên Mxn có số tháng sửa đổi nhiều nhất, với 133 tháng.