Sách tôn giáo/Ấn Độ giáo/Bà la môn giáo

Tủ sách mở Wikibooks

Bà-La-Môn giáo (Brahmanism) hình thành trên cơ sở Vệ-Đà giáo, khoảng 800 năm trước Tây lịch, tức là một thời gian không dài lắm trước khi Đức Phật Thích Ca mở Phật giáo ở Ấn Độ. Đạo Bà-La-Môn thờ Đấng Brahma là Đấng tối cao tối linh, là linh hồn của vũ trụ. Đạo Bà-La-Môn đưa ra những kinh sách giải thích và bình luận Kinh Véda như: Kinh Brahmana, Kinh Upanishad, Giải thích về Maya (tức là Thế giới ảo ảnh) và về Niết bàn.

Lịch sử hình thành và phát triển Bà la môn giáo[sửa]

Giáo luật[sửa]

Phân chia giai cấp xã hội[sửa]

Đạo Bà-La-Môn phân chia xã hội Ấn Độ làm 5 giai cấp. Ai sinh ra trong giai cấp nào thì phải ở mãi trong giai cấp đó suốt đời.

  • Giai cấp trên hết là các Tăng lữ Bà-La-Môn
Họ tự cho rằng họ được sinh ra từ miệng của Đấng Phạm Thiên (Brahma), nên họ được quyền giữ địa vị tối cao trong xã hội, độc quyền cúng tế Thượng Đế và các Thần linh.
  • Giai cấp thứ nhì là Sát-Đế-Lỵ
Họ được sinh ra từ vai của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp này gồm các bậc vua chúa, quí tộc, trưởng giả, công hầu khanh tướng. Họ nắm quyền cai trị và thưởng phạt dân chúng.
  • Giai cấp thứ ba là Phệ-Xá
Họ được sinh ra từ hông của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp này gồm các nhà thương mại, các trại chủ giàu có. Họ nắm kinh tế, chuyên môn mua bán làm ăn với các từng lớp dân chúng trong xã hội.
  • Giai cấp thứ tư là Thủ-Đà-La
Họ được sinh ra từ chân của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp này gồm các nông dân và công nhân nghèo khổ.
  • Giai cấp thứ năm là Chiên-Đà-La
Đây là giai cấp thấp kém nhất trong xã hội Ấn Độ, gồm các người làm các nghề hèn hạ như: Ở đợ, làm mướn, chèo ghe, giết súc vật, vv …

Giai cấp Tăng lữ Bà-La-Môn dựa vào thế lực tôn giáo để củng cố địa vị và quyền lợi của họ. Họ tìm đủ phương pháp để bảo hộ và duy trì chế độ giai cấp, nương theo thần thoại, chế ra Luật pháp Manu, kỳ thị giai cấp, không cho gả cưới giữa 2 giai cấp khác nhau.

Giáo luật[sửa]

Giới Tăng lữ Bà-La-Môn được chia làm 3 bậc: Sơ khởi, Trung và Thượng.

  • Sơ khởi là những vị sư cúng lễ thường và những vị phục sự nơi đền chùa. Họ tụng 3 Bộ Kinh Véda đầu, gồm: Rig Véda, Yayur Véda, Sama Véda. Họ hành lễ, chứng lễ các cuộc cúng tế, nên thường trực tiếp với dân chúng.
  • Bậc trung là những vị sư bói toán, tiên tri, thỉnh Quỉ Thần, thỉnh thoảng họ làm vài phép linh cho dân chúng phục. Hạng này đọc và giảng giải Bộ Kinh Véda thứ tư là Atharva Véda. Bộ Kinh thứ tư này có nội dung cao hơn 3 Bộ Kinh trước và có những câu Thần chú.
  • Bậc thượng là bực cao hơn hết, gồm các vị sư không còn trực tiếp với dân chúng. Hạng này chuyên nghiên cứu các lực vô hình trong vũ trụ.

Hạng Bà-La-Môn sơ khởi phải tu học 20 năm mới lên hạng trung. Hạng trung tu học 20 năm mới lên hạng thượng.Trên hết là một vị sư chưởng quản tôn giáo làm Giáo Chủ. Vị Giáo Chủ này có 70 vị sư phụ tá.

Các Tăng lữ Bà-La-Môn phải giữ 10 Điều Giới luật:

1. Nhẫn nhục.

2. Làm phải (lấy điều lành mà trả điều ác).

3. Điều độ.

4. Ngay thật.

5. Giữ mình trong sạch.

6. Làm chủ giác quan.

7. Biết rành Kinh Luật Véda.

8. Biết rõ Đấng Phạm Thiên.

9. Nói lời chân thật.

10. Giữ mình đừng giận.

Thuyết Ashrama[sửa]

Thuyết Ashrama về 4 giai đoạn mà con người phải trải qua để cho đời sống trần thế nhập vào việc hành sự tôn giáo, kể ra sau đây:

  • Phạn hành kỳ
Theo thầy học tập Kinh Vệ-Đà, tiếp thu huấn luyện tôn giáo, thời gian là 12 năm.
  • Gia trú kỳ
Sống cuộc sống thế tục ở gia đình, lấy vợ sinh con, làm các ngành nghề trong xã hội để mưu cầu cuộc sống. không vi phạm chống lại bổn phận của một tín đồ Bà-La-Môn, tiến hành việc thờ cúng ở gia đình và bố thí.
  • Lâm thế kỳ
Việc nhà đã xong, bản thân hoặc dắt theo vợ vào ẩn cư trong rừng, sống đời khổ hạnh để bản thân chứng ngộ được Đấng Brahma.
  • Độn thế kỳ
Bỏ nhà đi vân du 4 phương, sống bằng cách nhận bố thí của dân chúng, mục đích để đạt được sự giải thoát của linh hồn.
  • Brahman và Atman
Brahman là nguồn gốc tối cao của vũ trụ, tức là Đại Ngã, là Đại Vũ trụ, là Đại hồn, nay thường gọi là Thượng Đế. Atman là bản ngã của con người, là Tiểu Ngã, là Tiểu hồn, Tiểu Vũ trụ. Nó chỉ là một phần rất nhỏ của Đại Ngã tách ra. Do đó, Brahman và Atman đồng bản chất, nên thông đồng được với nhau.

Tu luyện là để đạt được sự giải thoát của linh hồn khỏi các khổ não ràng buộc nơi cõi trần để đem Atman trở về hợp nhất với Brahman.

Nhận thức được Chân lý này, không phải do trí tuệ, mà do sự giác ngộ của toàn bộ bản thể. Nếu không giải thoát được thì không dứt khỏi Nghiệp (Karma), tức là không dứt khỏi Luân hồi, phải đầu thai trở lại cõi trần, hết kiếp nọ tới kiếp kia.

Triết lý[sửa]

Brahman và Atman[sửa]

Brahman là nguồn gốc tối cao của vũ trụ, tức là Đại Ngã, là Đại Vũ trụ, là Đại hồn, nay thường gọi là Thượng Đế.Atman là bản ngã của con người, là

Tiểu Ngã, là Tiểu hồn, Tiểu Vũ trụ. Nó chỉ là một phần rất nhỏ của Đại Ngã tách ra. Do đó, Brahman và Atman đồng bản chất, nên thông đồng được với nhau.Tu luyện là để đạt được sự giải thoát của linh hồn khỏi các khổ não ràng buộc nơi cõi trần để đem Atman trở về hợp nhất với Brahman.

Nhận thức được Chân lý này, không phải do trí tuệ, mà do sự giác ngộ của toàn bộ bản thể. Nếu không giải thoát được thì không dứt khỏi Nghiệp (Karma), tức là không dứt khỏi Luân hồi, phải đầu thai trở lại cõi trần, hết kiếp nọ tới kiếp kia.

Nghiệp báo - Luân hồi[sửa]

Kinh Upanishad đã nêu ra vấn đề Nghiệp báo và Luân hồi một cách có hệ thống.

Nghiệp (Karma) được tạo ra bởi những hành vi thiện ác của con người, sẽ quyết định việc luân hồi chuyển kiếp của linh hồn người ấy sau khi chết. Nếu người nào làm điều thiện, linh hồn sẽ được chuyển kiếp thành người ở giai cấp cao hơn, và có thể thành một vị Thần, nhập vào Thiên Đạo. Nếu người ấy làm nhiều điều ác thì linh hồn sẽ chuyển kiếp đầu thai vào những giai cấp thấp kém khổ sở, và có thể bị trừng phạt đọa đày.

Con đường giải thoát là Thiền định, nhưng con đường tu này quá khổ hạnh, ít người theo được, nên đa số tín đồ theo việc thờ cúng Thần linh, tự kềm chế dục vọng của mình và làm việc từ thiện.