Sách tôn giáo/Ấn Độ giáo

Tủ sách mở Wikibooks

Ấn Độ giáo là tên chỉ những nhánh tôn giáo chính có tương quan với nhau và hiện còn tồn tại ở Ấn Độ bao gồm

Vệ đà giáo[sửa]

Vệ-Đà giáo (Vedism) là một tôn giáo tối cổ của Ấn Độ và cổ nhất của loài người. Gọi là Vệ-Đà giáo vì tôn giáo này xây dựng giáo thuyết trên Kinh Vệ-Đà. (Véda: Phiên âm Vệ-Đà hay Phệ-Đà, nghĩa là Thông hiểu). Vệ-Đà giáo thờ cúng thiên nhiên, gồm nhiều tín ngưỡng, có nghi lễ, có bùa chú, do các truyền thuyết của thổ dân da đen Dravidian ở bán đảo Ấn Độ, phối hợp với các tín ngưỡng của dân tộc da trắng từ phương Tây Bắc đến xâm lăng, nhất là dân da trắng Aryan tràn vào phía bắc Ấn Độ, khoảng 1550 năm trước Tây lịch.

Lịch sử hình thành và phát triển[sửa]

Kinh sách[sửa]

Bộ Kinh Vệ-Đà viết bằng tiếng Phạn, của người Aryan, gồm 4 tập, trong đó có các bài hát ca tụng Thần linh, những lời cầu nguyện, nghi thức tế tự và các câu phù chú bí mật, kể ra như sau :

Rig Véda
Phỏng theo ý mà dịch thì Rig Véda có nghĩa là Luận rõ về sự khen ngợi (tán tụng), hình thành vào thế kỷ thứ 20 TTL (trước Tây lịch), gồm 10 quyển, tập hợp các bài ca ngợi Thần linh, được 1028 bài.
Sama Véda
Phỏng theo ý mà dịch thì Sama Véda có nghĩa là Luận rõ về các sự ca vịnh, hình thành vào thế kỷ thứ 10 TTL, gồm các bài dùng để hát xướng khi cúng tế, tổng cộng 1549 bài.
Yayur Véda
Phỏng theo ý mà dịch thì Yayur Véda có nghĩa là Luận rõ về các việc tế tự cầu đảo, trong ấy bao gồm các bài cầu nguyện trong nghi thức tế lễ.

Ba loại Kinh Véda trên được sử dụng trong thời gian tế lễ, đều do hàng Tăng lữ tùy nghi chủ xướng, phúng tụng.

Atharva Véda
Sưu tập các chú thuật, không quan hệ đến việc cúng tế, hình thành vào thế kỷ thứ 10 TTL, tổng cộng có 20 quyển. Tuy chủ yếu chép các phép thuật và bùa chú, nhưng xen kẽ vào đó có các bài khoa học làm mầm móng cho Thiên văn học và Y học sau này.

Bốn bộ kinh Véda trên, sau này đều có những sách viết bằng tiếng Phạn giải thích riêng cho mỗi bộ.

Giáo lý cơ bản của Vệ-Đà giáo cho rằng, con người thường xuyên có mối quan hệ với Thần linh và có sự hòa đồng với vũ trụ. Do đó, chỉ có cúng tế, cầu đảo thì con người mới được Thần linh phù hộ trong mọi công việc. Song hành với các buổi cầu nguyện là những cuộc hiến tế lớn. Những đồ hiến tế như: Thịt, bơ, sữa, rượu, được dâng lên Thần linh bằng cách đốt trên giàn hỏa.

Việc cúng tế Thần linh rất quan trọng, nên dần dần đội ngũ các thầy cúng tế trở nên quan trọng, có uy tín và quyền lực nhất trong xã hội Ấn Độ, hình thành đẳng cấp Tăng lữ Bà-La-Môn sau này.

Bà la môn giáo[sửa]

Bà-La-Môn giáo (Brahmanism) hình thành trên cơ sở Vệ-Đà giáo, khoảng 800 năm trước Tây lịch, tức là một thời gian không dài lắm trước khi Đức Phật Thích Ca mở Phật giáo ở Ấn Độ. Đạo Bà-La-Môn thờ Đấng Brahma là Đấng tối cao tối linh, là linh hồn của vũ trụ. Đạo Bà-La-Môn đưa ra những kinh sách giải thích và bình luận Kinh Véda như: Kinh Brahmana, Kinh Upanishad, Giải thích về Maya (tức là Thế giới ảo ảnh) và về Niết bàn.

Lịch sử hình thành và phát triển Bà la môn giáo[sửa]

Giáo luật[sửa]

Phân chia giai cấp xã hội[sửa]

Đạo Bà-La-Môn phân chia xã hội Ấn Độ làm 5 giai cấp. Ai sinh ra trong giai cấp nào thì phải ở mãi trong giai cấp đó suốt đời.

  • Giai cấp trên hết là các Tăng lữ Bà-La-Môn
Họ tự cho rằng họ được sinh ra từ miệng của Đấng Phạm Thiên (Brahma), nên họ được quyền giữ địa vị tối cao trong xã hội, độc quyền cúng tế Thượng Đế và các Thần linh.
  • Giai cấp thứ nhì là Sát-Đế-Lỵ
Họ được sinh ra từ vai của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp này gồm các bậc vua chúa, quí tộc, trưởng giả, công hầu khanh tướng. Họ nắm quyền cai trị và thưởng phạt dân chúng.
  • Giai cấp thứ ba là Phệ-Xá
Họ được sinh ra từ hông của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp này gồm các nhà thương mại, các trại chủ giàu có. Họ nắm kinh tế, chuyên môn mua bán làm ăn với các từng lớp dân chúng trong xã hội.
  • Giai cấp thứ tư là Thủ-Đà-La
Họ được sinh ra từ chân của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp này gồm các nông dân và công nhân nghèo khổ.
  • Giai cấp thứ năm là Chiên-Đà-La
Đây là giai cấp thấp kém nhất trong xã hội Ấn Độ, gồm các người làm các nghề hèn hạ như: Ở đợ, làm mướn, chèo ghe, giết súc vật, vv …

Giai cấp Tăng lữ Bà-La-Môn dựa vào thế lực tôn giáo để củng cố địa vị và quyền lợi của họ. Họ tìm đủ phương pháp để bảo hộ và duy trì chế độ giai cấp, nương theo thần thoại, chế ra Luật pháp Manu, kỳ thị giai cấp, không cho gả cưới giữa 2 giai cấp khác nhau.

Giáo luật[sửa]

Giới Tăng lữ Bà-La-Môn được chia làm 3 bậc: Sơ khởi, Trung và Thượng.

  • Sơ khởi là những vị sư cúng lễ thường và những vị phục sự nơi đền chùa. Họ tụng 3 Bộ Kinh Véda đầu, gồm: Rig Véda, Yayur Véda, Sama Véda. Họ hành lễ, chứng lễ các cuộc cúng tế, nên thường trực tiếp với dân chúng.
  • Bậc trung là những vị sư bói toán, tiên tri, thỉnh Quỉ Thần, thỉnh thoảng họ làm vài phép linh cho dân chúng phục. Hạng này đọc và giảng giải Bộ Kinh Véda thứ tư là Atharva Véda. Bộ Kinh thứ tư này có nội dung cao hơn 3 Bộ Kinh trước và có những câu Thần chú.
  • Bậc thượng là bực cao hơn hết, gồm các vị sư không còn trực tiếp với dân chúng. Hạng này chuyên nghiên cứu các lực vô hình trong vũ trụ.

Hạng Bà-La-Môn sơ khởi phải tu học 20 năm mới lên hạng trung. Hạng trung tu học 20 năm mới lên hạng thượng.Trên hết là một vị sư chưởng quản tôn giáo làm Giáo Chủ. Vị Giáo Chủ này có 70 vị sư phụ tá.

Các Tăng lữ Bà-La-Môn phải giữ 10 Điều Giới luật:

1. Nhẫn nhục.

2. Làm phải (lấy điều lành mà trả điều ác).

3. Điều độ.

4. Ngay thật.

5. Giữ mình trong sạch.

6. Làm chủ giác quan.

7. Biết rành Kinh Luật Véda.

8. Biết rõ Đấng Phạm Thiên.

9. Nói lời chân thật.

10. Giữ mình đừng giận.

Thuyết Ashrama[sửa]

Thuyết Ashrama về 4 giai đoạn mà con người phải trải qua để cho đời sống trần thế nhập vào việc hành sự tôn giáo, kể ra sau đây:

  • Phạn hành kỳ
Theo thầy học tập Kinh Vệ-Đà, tiếp thu huấn luyện tôn giáo, thời gian là 12 năm.
  • Gia trú kỳ
Sống cuộc sống thế tục ở gia đình, lấy vợ sinh con, làm các ngành nghề trong xã hội để mưu cầu cuộc sống. không vi phạm chống lại bổn phận của một tín đồ Bà-La-Môn, tiến hành việc thờ cúng ở gia đình và bố thí.
  • Lâm thế kỳ
Việc nhà đã xong, bản thân hoặc dắt theo vợ vào ẩn cư trong rừng, sống đời khổ hạnh để bản thân chứng ngộ được Đấng Brahma.
  • Độn thế kỳ
Bỏ nhà đi vân du 4 phương, sống bằng cách nhận bố thí của dân chúng, mục đích để đạt được sự giải thoát của linh hồn.
  • Brahman và Atman
Brahman là nguồn gốc tối cao của vũ trụ, tức là Đại Ngã, là Đại Vũ trụ, là Đại hồn, nay thường gọi là Thượng Đế. Atman là bản ngã của con người, là Tiểu Ngã, là Tiểu hồn, Tiểu Vũ trụ. Nó chỉ là một phần rất nhỏ của Đại Ngã tách ra. Do đó, Brahman và Atman đồng bản chất, nên thông đồng được với nhau.

Tu luyện là để đạt được sự giải thoát của linh hồn khỏi các khổ não ràng buộc nơi cõi trần để đem Atman trở về hợp nhất với Brahman.

Nhận thức được Chân lý này, không phải do trí tuệ, mà do sự giác ngộ của toàn bộ bản thể. Nếu không giải thoát được thì không dứt khỏi Nghiệp (Karma), tức là không dứt khỏi Luân hồi, phải đầu thai trở lại cõi trần, hết kiếp nọ tới kiếp kia.

Triết lý[sửa]

Brahman và Atman[sửa]

Brahman là nguồn gốc tối cao của vũ trụ, tức là Đại Ngã, là Đại Vũ trụ, là Đại hồn, nay thường gọi là Thượng Đế. Atman là bản ngã của con người, là Tiểu Ngã, là Tiểu hồn, Tiểu Vũ trụ. Nó chỉ là một phần rất nhỏ của Đại Ngã tách ra. Do đó, Brahman và Atman đồng bản chất, nên thông đồng được với nhau.Tu luyện là để đạt được sự giải thoát của linh hồn khỏi các khổ não ràng buộc nơi cõi trần để đem Atman trở về hợp nhất với Brahman. Nhận thức được Chân lý này, không phải do trí tuệ, mà do sự giác ngộ của toàn bộ bản thể. Nếu không giải thoát được thì không dứt khỏi Nghiệp (Karma), tức là không dứt khỏi Luân hồi, phải đầu thai trở lại cõi trần, hết kiếp nọ tới kiếp kia.

Nghiệp báo - Luân hồi[sửa]

Kinh Upanishad đã nêu ra vấn đề Nghiệp báo và Luân hồi một cách có hệ thống.

Nghiệp (Karma) được tạo ra bởi những hành vi thiện ác của con người, sẽ quyết định việc luân hồi chuyển kiếp của linh hồn người ấy sau khi chết. Nếu người nào làm điều thiện, linh hồn sẽ được chuyển kiếp thành người ở giai cấp cao hơn, và có thể thành một vị Thần, nhập vào Thiên Đạo. Nếu người ấy làm nhiều điều ác thì linh hồn sẽ chuyển kiếp đầu thai vào những giai cấp thấp kém khổ sở, và có thể bị trừng phạt đọa đày.

Con đường giải thoát là Thiền định, nhưng con đường tu này quá khổ hạnh, ít người theo được, nên đa số tín đồ theo việc thờ cúng Thần linh, tự kềm chế dục vọng của mình và làm việc từ thiện.

Kỳ na giáo[sửa]

Kỳ Na giáo, Kì-na giáo (chữ Hán: 耆那教, phát âm: Qí nà jiào), Jain giáo hay là Jaina giáo (tiếng Anh: Jainism), là một tôn giáo của Ấn Độ, một tôn giáo có hệ tư tưởng ngoài hệ thống thánh điển Kinh Vệ-đà . Kì-na giáo là một trong những tôn giáo lâu đời trên thế giới. Kì-na giáo do Mahavir (559 TCN - 527 TCN) sáng lập ra tại bắc Ấn Độ gần như là cùng thời với Phật giáo. Trong một thời gian dài Kì-na là tôn giáo của vương quốc Ấn Độ và được truyền bá rộng rãi ở tiểu lục địa Ấn Độ. Tôn giáo này đã suy yếu từ thế kỷ VIII do sự phát lên mạnh mẽ của các tín đồ đi theo đạo và đạo Hồi (Hindu).

Lịch sử hình thành và phát triển[sửa]

Tổ sư[sửa]

Từ cuối thế kỷ thứ sáu trước CN, người Kỳ Na giáo tuyên bố rằng truyền thống của họ đã có một lịch sử rất lâu đời, kéo dài liên tục qua 24 thế hệ tổ sư được gọi là các Tirthankara, có nghỉa là người mở đường vì họ là những người đã giúp cho các đệ tử đi theo họ giác ngộ đạt đến bến bờ giải thoát . Trong số những vị mở đường ấy có Rsabha, Agitanàtha và Aritanemi; cả ba đều ở thời cổ đại và được đề cập tới trong Kinh Yagur-Veda (Vệ đà - Tế tự minh luận) của Ấn giáo.

Trong ‘Nghi Quỹ Kinh’ còn gọi là ‘Kiếp Ba Kinh’ của Kỳ Na giáo, có ghi chép về vị tổ sư thứ 23, sống vào khoảng thế kỷ 9 trước CN, trước Mahavira khoảng 250 năm. Danh xưng của ông là Parsva và cũng quả thật là một nhân vật lịch sử. Thân phụ của Parsva là quốc vương xứ Benares. Thuở trẻ, Parsva từng là dũng sĩ, tham gia nhiều chiến trận. Sau ba chục năm sống tại gia, ông trở thành tu sĩ khổ hạnh lang thang suốt bảy chục năm. Ông hệ thống hoá lý thuyết trước đó của Kỳ Na giáo và đề ra năm điều cấm. Đó là không sát sinh, không lừa đảo, không trộm cướp, không tà dâm và không chiếm làm của riêng . Vị tổ đời thứ 23 này dùng màu xanh lam làm sắc hiệu, với biểu tượng là bảy con rắn quấn quanh đầu và ông ngồi trên mình rắn.

Sách thánh của Kỳ Na giáo mô tả Parsva là ‘Vị Đệ nhất’, ‘Đấng Giác ngộ’, ‘Đấng Toàn tri’, đồng thời quả quyết rằng trong các cuộc hành cước của ông từ Bihar tới Tay Bengal, có rất đông đảo tín đồ đi theo. Đặc biệt, nơi Parsva nhập Niết Bàn và tịch tại núi Sammeta, trở thành thánh địa hành hương của giáo chúng xưa nay.


Vardhamana Mahavira vị tổ sư Kỳ Na giáo thứ 24 xuất thân từ một dòng họ nổi tiếng, thuộc đẳng cấp chiến sĩ, ở vùng hạ lưu sông Hằng, ông lập gia đình và có một con gái. Tới năm 30 tuổi, Vardhamana rời gia đình, từ bỏ vợ con, dấn thân vào cuộc sống khổ hạnh và khỏa thân. Con đường tầm đạo của ông kéo dài 12 năm trời mới thành đạo. Trong thời gian ấy, có thời ông hiệp đoàn với Gosaka, người về sau sáng lập Ajivikas, một hệ phái Ấn giáo phi chính thống khác. Tới năm 42 tuổi, Vardhamana, thành tựu toàn tri — thuật ngữ Kỳ Na giáo dùng để gọi sự thức ngộ, giác ngộ, vì thế được gọi là một Jina: người chinh phục. Các tín đồ của tôn giáo này được gọi là Jaina — thường viết tắt là Jain — nghĩa là những kẻ đi theo người chinh phục. Danh hiệu Mahavira có nghĩa là Đại Anh hùng, một biệt danh dùng để tôn vinh cá biệt vị tổ sư này.

Kết thúc 30 năm rao giảng, xây dựng và phát triển Kỳ Na giáo, Mahavira từ trần sau một cuộc tuyệt thực cho tới chết tại Para, nơi gần Patna ngày nay. Và nơi ấy từ đó trở thành linh địa hành hương của mọi tín đồ Kỳ Na giáo. Cho tới thời điểm nhập diệt, Đức Mahavira có rất đông đảo đệ tử gồm hai dạng: thứ nhất nam nữ tu sĩ (nữ đông hơn nam); và thứ hai các tín đồ tại gia (cư sĩ), luôn luôn giúp đỡ mọi mặt, đặc biệt về vật chất, cho giới tu sĩ.

Xét theo khía cạnh triết học, lý thuyết của Kỳ Na giáo bao gồm ít nhất bốn lãnh vực căn bản: vũ trụ luận, tri thức luận, luận lý học và đạo đức học . Tuy các lời giảng của Mahavira được chính ông và các tín đồ quả quyết có giá trị vĩnh cửu, ta cũng nên đặt chúng vào bối cảnh đương thời vốn đối nghịch với chúng để có thể đánh giá chúng một cách xứng đáng.

Lokoyata[sửa]

Trong thế kỷ thứ 6 trước CN, xuất hiện một số lượng đáng kể các lối tiếp cận có tính triết học và tôn giáo, thách đố niềm tin vào bốn cơ sở vừa kể của Ấn giáo, cách riêng tại miền bắc nước Ấn. Thí dụ triết học Lokoyata, còn được gọi theo danh xưng của triết gia chủ xướng có tên truyền thuyết là Carvaka. Triết thuyết này cho rằng toàn bộ tri thức đặt cơ sở tối hậu trên các giác quan, do đó, chỉ những gì con người có thể tri giác theo cách ấy mới được xem là thật . Vì thế, Carvaka quả quyết rằng không thể nào có linh hồn và cũng chẳng có cái gì còn sống sau khi ta chết. Từ lập trường ấy, truyền thống Lokoyata rút ra kết luận thuận lý rằng cuộc theo đuổi duy nhất có giá trị là mưu tìm hạnh phúc trần thế ngay trong cuộc đời này, và như thế, Carvaka đưa ra một lập trường mang tính chủ nghĩa khoái lạc đơn thuần và chủ nghĩa duy vật phi luân lý.

Shramana[sửa]

Thế nhưng có một số người khác lại đi tới một cực đoan hoàn toàn trái ngược với Lokoyata. Vẫn nhấn mạnh bản tính hằng cửu của linh hồn, nhưng họ thách đố thẩm quyền của các lễ tế Bà la môn, và họ dấn mình vào lối tu tập khổ hạnh như một phương thế nhằm sở đắc giải thoát (moksa). Họ được gọi là Shramana: các đạo sư lang thang và những tu sĩ khổ hạnh tự do. Hoàn toàn không thuộc một triết hệ Ấn giáo chính thống nào, họ sống lưu động rày đây mai đó, thu thập tín đồ từ Ấn giáo cải đạo hoặc của các môn phái phi chính thống khác và họ hoạt động bên ngoài kiểu thức chính thống của các nghi lễ Ấn giáo cùng hệ thống đẳng cấp của xã hội Ấn.

Vào thế kỷ thứ 6, từ bên trong các nhóm Shramana ấy phát sinh hai triết thuyết và trở thành hai tôn giáo: Kỳ Na giáoPhật giáo.

Quan niệm[sửa]

  • Kỳ Na giáo là một triết học và là một tôn giáo, lấy nguyên tắc Không sát sanh (ahimsa) làm tâm điểm tuyệt đối trên cả hai phương diện lý thuyết và thực hành.
  • Kỳ-na giáo xem bất hại là trọng tâm giáo lý của Chính mình (Chính bản thân mình) “ahimsa paramo dharmah” . Chế ngự bản thân, phải có phương pháp tự kiềm chế các loại Khổ như ham muốn và dục vọng .
  • Suy tưởng để phát triển các phương thức giúp cho con người khắc phục khổ não vốn cố hữu trong cuộc sống nhân sinh . Kỳ Na giáo tìm cách thành tựu công cuộc cứu độ ấy bằng việc chinh phục các giới hạn trần tục, và Jina — từ ngữ xuất phát của Kỳ Na giáo — có nghĩa là ‘người chinh phục’, hiểu theo khía cạnh tâm linh là ‘người chiến thắng’, thế nên Kỳ Na giáo còn được hiểu là ‘tôn giáo của những người chiến thắng’.
  • Kỳ-na giáo không chấp nhận hệ thống giai cấp
  • Kỳ-na giáo rất gần gũi với Sinh mệnh phái (Ajivikism), có cùng chủ trương bất hại, hoà bình
  • Kì-na giáo mang tính Vô thần chủ nghĩa , không công nhận thần linh
  • Kỳ-na chủ trương rằng nghiệp là những vật chất vi tế (subtle material objects) gắn liền với linh hồn
  • Kỳ Na giáo không có những cái tuyệt đối, không có sự hiệp nhất sau cùng của Tiểu ngã Atman vào Ðại ngã Brahman hằng cửụ . Thay vào đó, Kỳ Na giáo cho rằng giải thoát sau cùng là sự thừa nhận rằng tinh thần của ta mới là một thực tại tối hậụ
  • Chính nghiệp báo lèo lái vũ trụ, chứ chẳng phải một thần linh nào cả. Thế giới không có khởi đầu nhưng được xem là đang chuyển động qua các thời kỳ tiến hóa và thoái hóạ
  • Phủ định sự hiện hữu của cảnh giới thiêng liêng vĩnh cửu và tin rằng linh hồn của con người bị mắc kẹt trong thế giới vật chất, cần được giải thoát nhằm đạt đến thành tựu hoàn thiện nhứt .
  • Khi linh hồn được giải thoát, ở đó chỉ còn lại niềm tin, tri thức, đức hạnh và mọi trạng thái chân chính hoàn hảọ
  • Khi hết thảy các nghiệp báo ràng buộc đều bị loại bỏ, linh hồn vút bay lên tới bến bờ không gian vũ trụ.
  • Bác bỏ các nghi lễ Bà la môn như là phương thế để thành tựu giải thoát, từ việc cử hành chính xác các nghi lễ.

Triết lý[sửa]

Một nguyên tắc cốt lõi của người tu theo Kỳ Na giáo phải sống với "Tam bảo", tức là thực hiện đúng đắn ba nguyên tắc, để không đi quá xa với nền tảng giáo lý:

  1. Niềm tin không đổi.
  2. Hiểu biết sâu sắc.
  3. Đức hạnh sáng ngời.

Kỳ na giáo cho rằng con người ai cũng cầu đạt được 4 nguyện ước

  1. Công đức của bản thân (dharma)
  2. Thịnh vượng (artha)
  3. An lạc (kāma)
  4. Giải thoát (moksha)

Để tráng vấp ngã muốn chế ngự bản thân, phải có phương pháp tự kiềm chế các loại ham muốn và dục vọng. Phương pháp tích cực thuộc về sự chỉ dẫn theo nguyên tắc mà các vị tổ đã trải qua, có như vậy mới hướng được đạo tâm phát triển.

  1. mạng (Bản thân)
  2. phi mạng (Tâm tưởng)
  3. Lậu nhập (Nghiệp , Số phận )
  4. Lậu hoặc (ràng buộc, vướng víu trong cuộc sống)
  5. Chế ngự. (khắc phục)
  6. Tĩnh tâm (Bình tâm)
  7. giải thoát (thoát khổ , tội tình)

Lý Thuyết[sửa]

Cũng giống các triết thuyết Đông phương khác, cứu cánh của Kỳ Na giáo không phải là suy tưởng mà là giải thoát, cái vốn được người Kỳ Na giáo xem là mục đích của đời người. Do đó, nó phối hợp sự phân tích kinh nghiệm trong tương ứng với những huấn thị mang tính đạo đức học.

Thuyết vô thần và vũ trụ luôn luôn biến đổi[sửa]

Kỳ Na giáo mang tính vô thần chủ nghĩa. Hoàn toàn khác với Ấn giáo, Kỳ Na giáo không có những cái tuyệt đối, không có sự hiệp nhất sau cùng của Tiểu ngã Atman vào Đại ngã Brahman hằng cửu. Thay vào đó, Kỳ Na giáo cho rằng giải thoát sau cùng là sự thừa nhận rằng tinh thần của ta quả thật là một thực tại tối hậu — thời điểm xảy ra sự thừa nhận này được gọi là trạng thái kavala.

Thế giới không có khởi đầu nhưng được xem là đang chuyển động qua các thời kỳ tiến hóa và thoái hóa. Thế giới ấy không đòi phải có sự giải thích ngoại tại, và quá trình biến đổi ấy xảy ra do bởi thao tác của định luật nghiệp báo (karma) và do bởi mọi sự, một cách cố hữu, đều không bền vững và bị hỗn hợp. Chính nghiệp báo lèo lái vũ trụ, chứ chẳng phải một thần linh nào cả.

Thuyết nguyên tử[sửa]

Trong lời giảng của Kỳ Na giáo truyền thống, nguyên tử là yếu tố nhỏ bé nhất của vật chất. Có bốn loại nguyên tử: khí, lửa, nước và đất. Các nguyên tử ấy hiệp nhau hình thành các hợp chất (skandhas), cùng hình thành các đối vật trong thế giới được chúng ta trải nghiệm.

Thuyết vạn vật hữu hồn[sửa]

Đức Mahavira dạy rằng mọi sự đều có linh hồn bên trong nó. Không chỉ con người, loài vật và cỏ cây, mà ngay cả đá, đất và gió; không chỉ các thực thể thường trực mà ngay cả các biến cố xảy ra trong thoáng chốc, hết thảy mọi sự mọi vật ấy đều có linh hồn, được sinh ra bên trong mỗi cái, và chừng nàosự vật ấy còn hiện hành thì linh hồn ấy vẫn còn sống. Do đó, triết học Kỳ Na giáo thừa nhận có một quá trình tương tác liên tục giữa thực tại tinh thần và vật chất. Bất cứ khả năng nào mà một linh hồn có, thí dụ cảm giác về sự vật, nó có vì thế giới của vật chất, do bởi các giác quan đều thuộc về thể xác vật chất. Mặt khác, các cơ quan cảm giác ấy không là gì cả nếu chúng không cung cấp thông tin cho một linh hồn đang sống động. Dù linh hồn và vật chất có thật và riêng biệt không kém gì nhau, cả hai không thể tách biệt trong liên quan tới sự sống thông thường.

Quy định[sửa]

Ngũ giới luật[sửa]

  1. không sát sinh
  2. không lừa đảo
  3. không trộm cướp
  4. không tà dâm
  5. không chiếm đoạt làm của riêng

Quy định trong đạo[sửa]

Những quy định cho người cho trong đạo có 5 điều:

  • Cẩn trọng trong ngôn từ.
  • Cẩn trọng trong suy tư.
  • Thận trọng khi đi đứng.
  • Tập trung khi nâng vật lên hoặc để vật xuống.
  • Khi ăn uống, phải quan sát thức ăn và nước uống.
  • Từ bỏ tất cả những sở hữu thế tục.
  • Để cho ngũ giác quan thỏa mãn là một tội lỗi.
  • Mỗi năm ẩn cư 3 tháng mùa mưa.
  • Chấp nhận thức ăn từ sự hỷ cúng của thế gian.
  • Mặc đồ khác biệt với xã hội.
  • Ăn chay tuyệt đối.
Quy định Tu sĩ

Muốn trở thành tu sĩ phải thực hành 22 khổ ải như: Kềm chế cơn đói, khát . Chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết nóng, lạnh . Chấp nhận môi trường thiên nhiên cho muỗi đốt, ruồi bu . Đối với cơ thể khống chế sự khát vọng về quyền lực, danh vọng, thù ghét, yêu thương và chối bỏ hoàn toàn nhục dục

  • Ăn chay
  • Khỏa thân
  • Sống với tự nhiên
  • Không còn tham vọng ( tham quan quyền, danh vọng , tham khoái lạc dục vọng , yêu thương thù ghét ...


Quy định cho người cho tại gia
  1. Không tổn hại mạng sống hữu tình (ahimsa).
  2. Không nói dối (satya).
  3. Không trộm cắp (asteya).
  4. Không tà dâm (brahmacarya).
  5. Hạn chế tham đắm các sở hữu thế tục (aparigraha).

Lời khuyên thứ năm của giáo điều còn mang thông điệp đến các tín đồ, không nên để thân xác và tâm lý bị lôi cuốn, trói buộc vào thế giới vật dục, do giác quan mang lại những khoái cảm thì cũng bị xem là tội lỗi.

Phật giáo[sửa]

Lịch sử hình thành và phát triển[sửa]

Khoảng 3000 năm TCN, người Dravidian bản địa xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ sông Ấn và sông Hằng. Sau đó, người Aryan du mục đã dần mở mang và xâm chiếm các vùng lãnh thổ Ấn Độ và lan rộng ra hầu hết bán đảo Ấn Độ khoảng 1000 năm TCN.

Nền văn hóa triết học chính ngự trị thời bấy giờ là văn hóa Vệ-đà (Vedas). Văn hoá Vệ-đà nghiêng về sùng bái nhiều thần thánh cũng như có các quan điểm thần bí, tâm linh về thế giới, vũ trụ. Tư tưởng luân hồi cho rằng sinh vật có các vòng sinh tử thoát thai từ đạo Bà-la-môn (hay sớm hơn từ văn hóa Vệ-đà). Đạo Bà-la-môn còn cho rằng tồn tại một bản chất chung của vạn vật, đó là Đại ngã (Brahman).

Những sự phát triển về sau đã biến văn hóa Vệ-đà thành Đạo Bà-la-môn (Đạo Brāhmaṇa) và phân hoá xã hội thành bốn giai cấp chính trong đó đẳng cấp Bà-la-môn (tầng lớp tăng lữ) là giai cấp thống trị.

Phật giáo hình thành

Phật giáo được Tất-đạt-đa Cồ-đàm, người sáng lập Phật giáo, thuyết giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Được truyền bá trong khoảng thời gian 45 năm theo Phật giáo Nam tông (hoặc 49 năm theo Phật giáo Bắc tông) khi Đức Phật còn tại thế ra đến nhiều nơi, nhiều dân tộc nên lịch sử phát triển của Phật giáo khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức, nghi lễ hay phương pháp thực tập, tu học. Ngay từ buổi đầu, Đức Phật đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. Tại Ấn Độ .

Phật giáo suy sụp

Phật giáo có thể đã bắt đầu suy tàn từ thế kỉ thứ 7 và đạo Phật thật sự biến mất trên đất Ấn Độ vào thế kỉ thứ 14 do sự đàn áp của các chính quyền Hồi giáo.

Phật giáo chấn hưng

Mãi cho đến thế kỉ thứ 21 thì phong trào chấn hưng Phật giáo tại Ấn mới bắt đầu lại. Tuy nhiên, Phật giáo lại phát triển mạnh ở những nước lân cận. Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ sang Tây Tạng, Trung Quốc, Đông Bắc Á và Đông Nam Á.

Nhờ vào tính chất khai sáng cùng sự uyển chuyển, linh hoạt của triết lý, Phật giáo được nhiều người tiếp nhận và có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều tầng lớp giai cấp, nhiều phong tục tập quán ở các thời kỳ, đất nước khác nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ, Canada, Úc và châu Âu. Triết lý Phật giáo phù hợp với tinh thần khai sáng của châu Âu nên nhiều nhà triết học ở đây chú ý nghiên cứu Phật giáo và truyền bá nó.

Sau khi Đức Phật qua đời thì Tôn giả Ma-ha-ca-diếp (Maha Kassapa) thay phần lãnh đạo giáo hội và Phật giáo bắt đầu phân hóa ra thành nhiều nhánh và nhiều hệ tư tưởng, với nhiều sự khác biệt .

Giáo phái[sửa]

  • Phật giáo Nguyên thủy, còn gọi là Phật giáo Nam Tông, Phật giáo Thượng tọa, Phật giáo Tiểu thừa, Thanh-văn thừa. Đây là nhánh Phật giáo có hệ thống kinh điển được coi là gần nhất với giáo lý nguyên thủy của đạo Phật . Phát triển mạnh ở Sri Lanka và Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar).
  • Phật giáo Đại thừa, còn gọi là Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Đại chúng, Phật giáo Phát triển . phát triển ở Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam) cùng các Tông phái nhỏ hơn bao gồm Tịnh độ tông, Thiền tông, Thiên thai tông.
  • Phật giáo Chân ngôn, còn gọi là Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Mật tông, Phật giáo Kim cương thừa, phát triển ở Tây Tạng, Mông Cổ và Bhutan.

Quan niệm Phật giáo[sửa]

  • Đạo Phật không công nhận một đấng thần linh tối thượng
  • Trong Đạo Phật thì chỉ coi một trình độ nhận thức được gọi là Giác ngộ có khả năng Giải thoát ra khỏi bể Khổ nghiệp luân hồi của kiếp sống mọi sinh vật
  • Phật là danh từ chung để gọi một người đã giác ngộ, đạt tới cảnh giới giải thoát ra khỏi luân hồi,
  • Đạo Phật có giáo hội nhưng không đặt ra người đứng đầu, các tín đồ đều bình đẳng
  • Đạo Phật không ép buộc hay khuyến khích thờ cúng của bất kỳ ai.
  • Sự cúng dàng và bái lạy, hầu cận Phật là một sự ngưỡng mộ tôn kín
  • Đức Phật cũng nói về thần thánh, nhưng ngài nói rằng các vị thần cũng chỉ là một dạng sinh vật trong các thế giới.
  • Đạo Phật cho rằng mọi sự vật, hiện tượng (trừ cõi Niết Bàn) đều là vô thường, không thể tồn tại vĩnh hằng, có sinh thì phải có diệt. Duyên khởi thì sinh, duyên tận thì diệt.
  • Đạo Phật thì cho rằng trong muôn vàn các thế giới cùng tồn tại, mỗi thế giới có những đặc điểm khác nhau
  • Trong Đạo Phật, loài người cũng chỉ là một kiếp sống như các loài vật khác cũng đều là sinh vật chịu theo quy Luật Nhân quả Có nhân thì có quả . Quả nào cũng có nguyên nhân tạo ra no . Thí dụ như làm thiện gặp thiện, làm ác gặp ác
  • Không sinh vật nào là vĩnh cửu mà đều phải có lúc chết, lúc chết thì sẽ luân hồi sang kiếp sống khác, kiếp sau như thế nào thì phải tùy vào việc làm nhiều thiện nghiệp hay ác nghiệp

Quy luật[sửa]

Gia nhập Phật giáo cần phải tuân theo các quy định sau

Ăn chay . Cạo trọc . Tu niệm . Thờ cúng

Không được vi phạm 5 giới cấm sau

Không sát sanh , Không trộm cướp , Không tà dâm , Không gian dối , Không uống rượu .

Phải chịu trừng trị khi vi phạm giới cấm như sau

Phạt nộp tiền , Giam , Đày , Chém , Giết

Lễ hội[sửa]

Phật Đản (chữ Nho 佛誕 - nghĩa là ngày sinh của đức Phật) hay là Vesak (tiếng Phạn: Vaiśākha, Devanagari: वैशाख, Sinhala: වෙසක් පෝය) là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm.
Vu lan (chữ Hán: 盂蘭, bính âm: Zhōngyuán Jié; sa. ullambana), còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Trung Hoa. Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán, và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng cô hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế để thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Vào "tháng cô hồn" (tháng 7 âm lịch),
Cúng cô hồn, cúng vong linh là một hoạt động tâm linh tương đối phổ biến tại Trung Quốc, Việt Nam với việc thực hiện các nghi thức cúng tế cho các cô hồn, thường là vào tháng Bảy âm lịch, trong dịp lễ Tết Trung Nguyên (Vu-lan).[1]
Cúng mộ tổ tiên . Nói đến Tết Thanh minh thì bao giờ người ta cũng nghĩ đến lễ tảo mộ và hội đạp thanh. Tại Việt Nam các tỉnh Bắc bộ và cộng đồng người gốc Hoa thì ăn tết này theo ngày tiết Thanh minh như Trung Quốc, từ các tỉnh Thanh Hóa trở vào Trung bộ vẫn ăn tết Thanh Minh theo truyền thống vào ngày 3 tháng 3 âm lịch.

Kinh sách[sửa]

Từ bitrí tuệ là hai trụ cột trong giáo lý Phật giáo. Toàn bộ giáo lý Phật giáo nhằm hướng con người đến việc sử dụng trí tuệ của mình nhận thức thế giới đúng như nó thật là để từ đó sống từ bi.

Toàn bộ giáo pháp của Phật giáo được chứa đựng trong Tam tạng (zh. 三藏, sa. tripiṭaka, pi. tipiṭaka, bo. sde snod gsum སྡེ་སྣོད་གསུམ་) . Tam tạng còn được truyền lại trọn vẹn nhất chính là Tam tạng tiếng Pali. Theo lịch sử, Kinh tạng và Luật tạng bằng tiếng Pali được viết lại trong lần kết tập thứ nhất (năm 480 trước Công nguyên), trong đó Ưu-bà-li nói về Luật và A-nan-đà trình bày giáo pháp. Những lời thuật lại của hai vị đại đệ tử này đã trở thành cơ sở của hai tạng đó. Và tạng vi diệu pháp cũng hình thành ngay sau đó.


Kinh tạng[sửa]

(zh. 經藏, sa. sūtra-piṭaka, pi. sutta-piṭaka, bo. mdo sde`i sde snod མདོ་སྡེའི་སྡེ་སྣོད་) bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử. Kinh điển Phật giáo (Tipitaka) được phiên dịch từ tiếng Pali và được xem là gần gũi với lời Phật dạy nhất; gồm năm bộ:

  1. Trường bộ kinh (pi. dīgha-nikāya),
  2. Trung bộ kinh (pi. majjhima-nikāya),
  3. Tương Ưng Bộ kinh (pi. saṃyutta-nikāya),
  4. Tăng chi bộ kinh (pi. aṅguttara-nikāya) và
  5. Tiểu bộ kinh (pi. khuddaka-nikāya). Ngoài ra còn có chú giải và phụ chú giải.

Luận tạng[sửa]

(zh. 論藏, sa. abhidharma-piṭaka, pi. abhidhamma-piṭaka, bo. mngon pa`i sde snod མངོན་པའི་སྡེ་སྣོད་) — Phật giáo nguyên thủy gọi là A-tì-đạt-ma hoặc Vi diệu pháp — chứa đựng các kiến thức về tâm.

Luật tạng[sửa]

(zh. 律藏; sa., pi. vinaya-piṭaka, bo. `dul ba`i sde snod འདུལ་བའི་སྡེ་སྣོད་), chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng-già (sa., pi. saṅgha) cũng như các giới luật của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Phật nhập Niết-bàn.

Tam tạng còn được truyền lại trọn vẹn nhất chính là Tam tạng tiếng Pali. Theo lịch sử, Kinh tạng và Luật tạng bằng tiếng Pali được viết lại trong lần kết tập thứ nhất (năm 480 trước Công nguyên), trong đó Ưu-bà-li nói về Luật và A-nan-đà trình bày giáo pháp. Những lời thuật lại của hai vị đại đệ tử này đã trở thành cơ sở của hai tạng đó. Và tạng vi diệu pháp cũng hình thành ngay sau đó.

Hệ thống giáo lý của Phật giáo không hướng đến sự sùng bái thần linh mà hướng đến nhận thức chân lý hay còn gọi là Giác ngộ. Chính sự nhận thức đúng đắn về con người và thế giới xung quanh sẽ giúp con người được Giải thoát ra khỏi bể khổ trầm luân

Lý thuyết[sửa]

Vù Trụ
Âm dương, Tứ tượng , Ngũ hành, Bát quái
Con người
Đạo đức, Khổ, Luân hồi , Nhân quả, Giác ngộ , Giải thoát
Cơ thể , Sức khỏe, Bệnh, Võ công

Sikh giáo[sửa]

Lịch sử hình thành và phát triển[sửa]

Dưới Vương quốc Hồi giáo Delhi (1206-1526), Ấn Độ thường xuyên bị phân liệt về lãnh thổ và chính trị bởi các thủ lĩnh Hồi giáo chia nhau cầm quyền ở các địa phương và nhiều lần bị quân Mông Cổ tấn công xâm lược, nhất là ở vùng Tây Bắc rộng lớn. Bên cạnh đó, người Hồi giáo cai trị lại thực hiện chính sách phân biệt tôn giáo. Họ dành nhiều ưu ái, quyền lợi về chính trị, kinh tế cho tín đồ Hồi giáo cũng tức là hạn chế quyền lợi của các tôn giáo khác, trong đó có đông đảo tín đồ Ấn giáo. Cùng với những lý do khác về kinh tế, xã hội đã dẫn đến phong trào đấu tranh của các giáo phái ở Ấn Độ. Những nhà tư tưởng của các phong trào này đều phủ nhận sự phân chia đẳng cấp, đòi bình đẳng của mọi người trước thần linh và chủ trương không phân biệt biệt địa vị xã hội và tôn giáo, tín ngưỡng.

Trong bối cảnh lịch sử đó, Guru Nanak đã sáng lập ra đạo Sikh vào đầu thế kỷ 16 tại bang Punjab thuộc miền Bắc Ấn Độ cùng chung sống hòa bình với các tôn giáo khác đã có ở Ấn Độ như Ấn Độ giáo, Jaina giáo (Kỳ Na giáo), Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo. Đạo Sikh được xem như một tôn giáo cải cách, ra đời trên cơ sở tiếp nhận tư tưởng, giáo luật, lễ nghi của các tôn giáo đã có ở Ấn Độ như Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Phật giáo.

Tôn chỉ của đạo Sikh là ‘Nhất thần giáo’ chỉ thờ duy nhất một vị thần là Chúa Trời – người đã tạo ra vũ trụ và con người, và là đấng tối cao trong tất cả các tôn giáo. Chỗ thờ tự của đạo Sikh gọi là Gurdwara, theo tiếng Punjab nghĩa là ‘Nhà của Đức Chúa Trời’ cũng là ‘cổng vào Guru’.

Đạo Sikh không có các chức sắc nhưng lại có những con người với các trách nhiệm khác nhau gọi là Granthi và Giani. Gianthi là những người trông coi việc đạo trong các đền thờ Gurdwaras, có bổn phận đọc kinh Guru Granth Sahib và hướng dẫn các buổi cầu kinh hằng ngày. Trong khi đó, Giani là học giả và là người rất thông thạo ngôn ngữ và văn học Punjab. Họ có trách nhiệm giảng giải cho các tín đồ hiểu được nội dung và ý nghĩa trong sách kinh, tuy nhiên, tất cả họ không phải là chức sắc tôn giáo. Nghi thức cầu nguyện trong cộng đồng những người theo đạo Sikh là ngày hai lần (sáng và tối), chủ yếu bao gồm sự thiền định và những bài hát ca tụng của các Gurus. Trong đó, Sodar và Arati được tụng vào buổi chiều và Japti thì được tụng vào buổi sáng sớm dưới sự hướng dẫn của các Granthi.

Công trình[sửa]

Trong thời gian trị vì (1556-1605) của Akbar Đại đế giàu lòng khoan dung tôn giáo, đạo Sikh nhận được sự khích lệ đáng kể vì tư tưởng tôn giáo của nhà vua tương đồng với tư tưởng Sikh giáo nhằm thực hiện sự hòa đồng tôn giáo hay đoàn kết tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật văn hoá của Sikh giáo đã được xây dựng. Guru Ram Das (1534 – 1581) tận dụng sở đất mà hoàng đế Akbar ban tặng, đã xây thành một hồ nước hình vuông rộng lớn gọi là "Amristar" (Hồ rượu tiên hay là hồ mật hoa); chính giữa mặt hồ có một ngôi đền được làm bằng vàng do chính con trai của Guru Ram Das, Guru Arjan xây dựng.

Sau đó, một đô thị lớn, tên gọi Punjab được hình thành, nơi đây được coi là thánh địa của Sikh giáo. Bên cạnh đó, Guru Arjan cũng được biết đến là nhà biên soạn bộ thánh kinh đầu tiên ‘Adi Granth’ và đã thiết lập một hệ thống thu nhập thuế từ những tín đồ Sikh giáo cho những công việc từ thiện. Đạo Sikh thời bấy giờ ngày càng có nhiều ưu thế mãi cho đến đời Guru Teg Bahadur (1621-1675), người đã bị hoàng đế Aurangzeb hành hình mà không rõ lý do. Hành động này đã làm cho những người theo đạo Sikh từ một đạo giá cải cách vốn bình lặng trở thành một giáo phái kiêu hùng gồm những con người sẵn sàng quyết chiến, "tử vì đạo" (đây là một đặc điểm của tôn giáo nói chung mà S. Freud, V.I. Lênin... đã chỉ ra) dưới sự lãnh đạo của Guru Govind Singh, người luôn sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ đạo giáo (con trai của Guru Teg Bahadur).

Kinh sách[sửa]

Sách kinh thường cầu nguyện của đạo Sikh gọi là Adi Granth, còn gọi là Guru Granth Sahib; chữ viết trong kinh gọi là Gurmukhi; và lời của kinh gọi là Gurbani.