Bước tới nội dung

Giáo dục Việt Nam Cộng hòa/Tổng quan/Bối cảnh ra đời

Tủ sách mở Wikibooks
Xem thêm

1. Nguồn tham khảo
2. Biên soạn cuốn sách

Ngay sau khi xâm chiếm Nam Kỳ, thực dân Pháp đã thành lập một số trường học. Tuy nhiên phải đến năm 1917, chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam mới thiết lập một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc. Hệ thống giáo dục thời Pháp có ba bậc: Tiểu học, Trung học và Đại học. Chương trình học là chương trình của Pháp, với một chút sửa đổi nhỏ áp dụng cho các cơ sở giáo dục ở Việt Nam, dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính, tiếng Việt là ngôn ngữ phụ.

Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố thành lập tại Hà Nội, chương trình học của Việt Nam, còn gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn (ban hành thời chính phủ Trần Trọng Kim) được áp dụng ở miền Trung và miền Bắc. Riêng ở miền Nam, vì có sự trở lại của quân Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếp tục cho đến giữa thập niên 1950.