Vũ điệu với người khổng lồ - Trung Quốc, Ấn Độ, và nền kinh tế toàn cầu

Tủ sách mở Wikibooks

VŨ ĐIỆU VỚI NGƯỜI KHỔNG LỒ
TRUNG QUỐC, ẤN ĐỘ, VÀ NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU







CHỦ BIÊN
L. Alan Winters và Shahid Yusuf
(sách tham khảo)




NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

Viện Nghiên cứu
Chính sách











Ấn phẩm chung của Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu chính sách (Singapore)



[...] thường không ổn định bằng ở các nước công nghiệp phát triển. Khi nền kinh tế đang lên có quy mô lớn lên trong nền kinh tế thế giới, sự không ổn định này sẽ ảnh hưởng nhiều hơn lên các nền kinh tế khác, và trừ khi nó có liên quan tiêu cực đến các cú sốc tăng trưởng khác thì tính không ổn định nhìn chung này sẽ tăng nhẹ.

Một cái nhìn khác về tăng trưởng của những Người khổng lồ đến từ số liệu trong quá khứ. Nhìn từ khi Trung Quốc bắt đầu cất cánh năm 1979, chúng ta có thể so sánh tiến triển của nó với các nền kinh tế công nghiệp khác (tăng trưởng của Ấn Độ thì quá gần đây để có thể so sánh theo cách này). Bảng 1.2 xem xét ví dụ của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ trong thế kỷ 18 và 19, theo thống kê của Maddison (2003). Rất tiếc là mặc dù những số liệu thống kê này có PPP và chỉ có ở một số thời điểm cụ thể, chúng cũng cho thấy rằng cả hai nước này đều không tạo ra cú sốc lên nền kinh tế toàn cầu lớn như Trung Quốc. Như cột 1, bắt đầu với mức 2,9% tổng thu nhập toàn cầu, trong vòng 26 năm, Trung Quốc đã có mức tăng trưởng 6,6%/năm, cao hơn mức tăng trưởng của thế giới. Theo cột 2, nước này có tỉ trọng ban đầu là 4,9% và mức độ chênh lệch tăng trưởng là 4,4%. Tỷ lệ tăng trưởng trong quá khứ thấp hơn rất nhiều, và gần với Trung Quốc nhất có lẽ là Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ 1820 - 70, trong khoảng đó mức độ chênh lệch là 3,3% trong vòng 50 năm (với tỉ trọng ban đầu thấp hơn).[1] Nếu tính mức tuyệt đối, cuộc Cách mạng Công nghiệp



đúng là một cuộc cách mạng vì lần đầu tiên trong lịch sử, mức độ thu nhập bình quân đầu người có thể tăng gấp đôi chỉ trong một vài thế hệ. Trong thời hoàng kim của Hoa Kỳ, thu nhập tăng cao hơn hai lần chỉ trong một thế hệ, và với mức độ tăng trưởng của những Người khổng lồ và với tuổi thọ như thế này, có thể mức thu nhập sẽ tăng hàng trăm lần chỉ trong một thế hệ.



Hình 1.1 đưa ra phân tích tương tự cho một số trường hợp gần đây, sử dụng dữ liệu của Maddison. (Dữ liệu của ông cho Trung Quốc bị cho là quá thận trọng so với tăng trưởng - xem Holz [2006].) Lấy năm 1950 (thời điểm đầu tiên có dữ liệu hàng năm) là thời điểm ban đầu của sự tăng trưởng mạnh ở Liên bang Đức, Nhật Bản và Đài Loan, năm 1962 cho Hàn Quốc và 1979 cho Trung Quốc, chúng tôi tính (Hình 1.1a) tăng trưởng đầu ra so với tổng sản phẩm thế giới (vẫn với mức PPP không đổi), lấy năm đầu tiên là số 1 và (Hình 1.1b) sự tăng trưởng của tổng sản phẩm của nền kinh tế đó trong thế giới.

Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đều có mức tăng trưởng nội địa cao hơn tăng trưởng của Trung Quốc trong 25 năm "đầu tiên", và Đức có mức tăng trưởng thấp hơn trong 12 năm đầu tiên, với Đức, năm 1950 có thể là thời điểm bắt đầu quá muộn. Sau khi quân bình với tăng trưởng thế giới (tức là xem xét tăng trưởng của các nền kinh tế đích so sánh với tăng trưởng thế giới trong khoảng thời gian tăng trưởng của các nền kinh tế này [Hình 1.1a]), tất cả các nền kinh tế, trừ Đức cho thấy có xu hướng giống nhau, ít nhất là trong vòng 20 năm. Xét về giá trị tuyệt đối, nền kinh tế của Hàn Quốc, Đài Loan rất nhỏ khi bắt đầu tăng trưởng, và kể cả Nhật Bản cũng chỉ với tỉ trọng ban đầu là 3% tổng GDP thế giới, nhỏ hơn Trung Quốc. Vì vậy, xét về mức tăng tỉ lệ trong tổng sản lượng thế giới, thì tăng trưởng của Trung Quốc cao hơn rất nhiều so với những tăng trưởng khác trong lịch sử.

Nếu chúng ta có dữ liệu giá thực chứ không phải PPP, tỉ trọng ban đầu của Trung Quốc chắc chắn sẽ nhỏ hơn và tỉ trọng của Nhật cũng sẽ nhỏ hơn, vì vậy so sánh sẽ ít cực đoan hơn. Tuy nhiên cũng nên nhớ rằng dữ liệu của Maddison (2003) về Trung Quốc có thể thận trọng, và bùng nổ tăng trưởng của Nhật yếu đi sau 20 năm. Mặc dù tăng trưởng của Nhật Bản phục hồi vào những năm 80, êr từ đó Nhật Bản chưa bao giờ khôi phục được tỉ lệ cao hơn 9% của GDP toàn cầu tính theo PPP, trong khi đó Trung Quốc đã chiếm 14%.

Những số liệu này chứng tỏ công nghiệp hóa của Trung Quốc là quá trình đặc biệt duy nhất và nhờ công nghiệp hóa đã tạo sự phát triển ngày nay. Trong tương lai, sẽ có thể là một cú sốc lớn cho các nền kinh tế khác. Hơn thế, điều quan trọng là Trung Quốc và Ấn Độ đang phát triển trong một thế giới mà nguồn lực ngày càng khan hiếm. Có thể những tiến bộ công nghệ sẽ tăng năng suất trên đầu người, nhưng không thể phủ nhận rằng nguồn lực toàn cầu - như đất, biển và không khí - đang chịu sức ép nặng nề.

Một con tính tương tự cho xuất khẩu, câu chuyện có thể hơi khác. Bên cạnh câu chuyện tăng trưởng xuất khẩu thần kỳ của Hàn Quốc (cao hơn mức trung bình thế giới [...]

















Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc Nguyễn Đình Thiêm
Biên tập và chịu trách nhiệm Nội dung: Ngân hàng Thế giới
Giấy phép xuất bản số: 475-2007/CXB/
In xong và nộp lưu chiểu quý 2-2007
*

Chú thích[sửa]

  1. Vì không thể chọn năm cao điểm và thấp điểm một cách chính xác, chúng tôi chắc có thể đã nói cường điệu về sự khác biệt giữa Trung Quốc và các nước khác, nhưng chưa chắc kết luận định lượng của chúng tôi đã sai: : (1 + 0.065)26 cao hơn (1 + 0.033)50.