Văn minh Trung Quốc sơ lược/Thời phong kiến

Tủ sách mở Wikibooks

  • Nhà Tần (221-206 TCN): Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng đánh bại các nước khác thời Chiến quốc, thống nhất đất nước, tạo điều kiện thống nhất chữ viết, đo lường, tiền tệ.
  • Nhà Hán (206 TCN - 220): Lưu Bang lập nên nhà Hán. Giai đoạn đầu, nhà Hán đóng đô ở phía tây Trung Quốc, lúc này gọi là nhà Tây Hán. Sau loạn Vương Mãng, nhà Hán dời đô sang phía đông, được gọi là nhà Đông Hán.
  • Thời Tam quốc (220 - 280), đây là thời kì Trung Quốc bị chia xé ra làm ba nước Nguỵ, Thục, Ngô.
  • Nhà Tấn (265 - 420). Năm 265, cháu Tư Mã Ý (tướng quốc nước Nguỵ) là Tư Mã Viêm bắt vua Nguỵ phải nhường ngôi, lập ra nhà Tấn.
  • Nam - Bắc triều (420 - 581). Thời kì này, Trung Quốc lại chia làm hai triều đình riêng biệt, đến năm 581 Dương Kiên mới thống nhất lại được.
  • Nhà Đường (618 - 907), đây là thời kì phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
  • Thời kì Ngũ đại - Thập quốc (907 - 960), hơn 50 năm này lại loạn lạc, ở miền Bắc có 5 triều đại kế tiếp nhau tồn tại (Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Tần, Hậu Chu). Ở miền Nam chia thành 9 nước đó là: Ngô, Nam Đường, Ngô Việt, Tiền Thục, Hậu Thục, Nam Hán, Sở Mãn, Nam Bình (và một nước nữa chưa rõ tên).
  • Nhà Tống (960 - 1279). Giai đoạn đầu nhà Tống đóng đô ở phía bắc (Bắc Tống), sau bị bộ tộc Kim tấn công quấy phá phải chạy về phía nam (Nam Tống). Đến năm 1279 thì bị nhà Nguyên diệt.
  • Nhà Nguyên (1279 - 1368). Đây là triều đại ngoại tộc Trung Quốc do người Mông Cổ cai trị. Sau khi diệt Tây Hạ, Kim, Nam Tống thì Hốt Tất Liệt thống nhất toàn bộ Trung Quốc và lập ra nhà Nguyên.
  • Nhà Minh (1368 - 1644). Năm 1368, Chu Nguyên Chương đã lãnh đạo người Hoa khởi nghĩa lật đổ ách thống trị của nhà Nguyên, lập ra nhà Minh.
  • Nhà Thanh (1644 - 1911). Người Mãn vốn là một nhánh của tộc Nữ Chân, năm 1636 họ lập nước Thanh. Năm 1644, nhân sự loạn lạc ở vùng Trung Nguyên, người Mãn đã kéo quân vào đánh chiếm Bắc Kinh, lập ra triều đại cuối cùng của phong kiến Trung Quốc