Triết học phương Tây

Tủ sách mở Wikibooks

Sách triết học phương Tây này gồm có 3 chương:

Triết học Hy Lạp-La Mã[sửa]

Hình thành[sửa]

Triết học Hy Lạp cổ đại là nền triết học được hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên đến thế kỷ VI tại Hy Lạp. Triết học Hy Lạp cổ đại được xem là thành tựu rực rỡ của văn minh phương tây, tạo nên cơ sở xuất phát của triết học châu Âu sau này.

Phát triển[sửa]

Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại tập trung vào hai chủ đề chính. Thứ nhất là mối liên hệ giữa nguyên nhân và hệ quả, hay nói cách khác, tìm câu trả lời cho câu hỏi phải chăng các sự vật hiện tượng vận động theo một chuỗi nguyên nhân-hệ quả tất yếu khách quan hay chỉ là sự trùng hợp, tình cờ ngẫu nhiên. Thứ hai là bản chất và khởi thủy của thế giới tồn tại.

Hy Lạp cổ đại là đất nước của thi ca, thần thoại. Thần thoại là nơi để con người tưởng tượng, diễn giải về các hiện tượng thiên nhiên kỳ bí mà còn là nơi thể hiện đời sống tâm linh, sự hình thành số phận cũng như muôn mặt của đời sống thường ngày. Thần thoại là nơi đâù tiên để tư duy triết học ra đời và từng bước triết học tách khỏi thần thoại, tự mình tư duy về tự nhiên, đạo đức, về xã hội, về lẽ sống, về chân lý, về con người… Những tinh hoa về toán học, thiên văn học, địa lý, hệ thống đo lường, lịch pháp,…đã xuất hiện do nhu cầu buôn bán, vượt biển đến các nước phương Đông.

Vì vậy, các nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp cũng là những người đã nhiều lần đến phương Đông và nhiều vùng đất khác. Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại là một tất yếu-đó là kết quả nội sinh của cả một dân tộc, một thời đại. C.Mác viết: "Các nhà triết học không phải những cây nấm mọc trên đất. Họ là sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá nhất và khó nhìn thấy nhất đã được suy tư trong các khái niệm triết học". Triết học Hy Lạp cổ đại phát triển qua 3 thời kỳ sau: - Triết học thời kỳ tiền Xôcrat (thời kỳ sơ khai) - Triết học thời kỳ Xôcrat (thời kỳ cực thịnh) - Triết học thời kỳ Hy Lạp hoá

Có thể coi triết học Hy Lạp cổ đại là đỉnh cao của văn minh Hy Lạp, với các đặc trưng cơ bản sau đây:

Triết học Hy Lạp đã có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái, duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình, vô thần và hữu thần. Toàn bộ nền triết học thế giới sau này cũng dựa trên những nền tảng cơ bản đó. Thế giới quan triết học Hy Lap - La Mã thời cổ đại là sự phong phú và đa dạng của các quan niệm Triết học.

Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã biết gắn bó chặt chẽ triết học với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau để hướng tới việc xây dựng thế giới quan tổng thể, biến triết học thành "khoa học của các khoa học".

Ngoài ra, triết học Hy Lạp cũng rất coi trọng vấn đề con người.

Triêt gia[sửa]

Triết học thời Trung cổ[sửa]

Nguồn gốc[sửa]

Thời kỳ trung cổ của triết học bắt đầu từ sự sụp đổ của văn minh La Mã và bình minh của Ki-tô giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo.

Thời kỳ trung cổ mang đến triết học kinh viện Ki-tô giáo, với các tác giả như Augustine xứ Hippo, Boethius, Anselm, Robert Grosseteste, Albertus Magnus, Roger Bacon, Thánh Bonaventure, Thomas Aquinas, John Duns Scotus, William xứ Ockham, Nicholas xứ Cusa và Francisco Suárez. Một nữ triết gia Ki-tô giáo của thời kỳ này là một học trò của Pierre Abélard với tên Héloïse.

Các triết gia trong truyền thống kinh viện Ki-tô giáo và các triết gia trong các tôn giáo Abraham chính khác (chẳng hạn các triết gia Do Thái Saadia Gaon và Maimonides, và các triết gia Hồi giáo Avicenna, Al-Ghazali và Averroes) đã có biết đến các công trình của nhau. Các truyền thống tôn giáo này quan tâm đến các câu hỏi về quan hệ giữa con người và Chúa trời .

Nhiều người trong số các triết gia này đã lấy xuất phát điểm của mình là các lý thuyết của Plato hay Aristotle. Tuy nhiên, những người khác, chẳng hạn Tertullian, lại phủ nhận triết học Hy Lạp vì cho rằng nó không đội trời chung với mặc khải và đức tin.

Nền tảng[sửa]

Triết học của thời kỳ này có đặc điểm là sự phân tích về bản chất và các tính chất của Chúa trời . Ngành siêu hình học quan tâm đến chất, tính cốt yếu và tình cờ (nghĩa là, các phẩm chất có tính "cốt yếu" với các chất sở hữu chúng hay các chất này chỉ "tình cờ" có các phẩm chất đó), hình thức và khả năng phân chia , ngoài ra còn có lôgic và triết học ngôn ngữ.

Triết học phương Tây hiện đại[sửa]

Triết học phương Tây hiện đại thường được xem là được khởi đầu từ nghiên cứu của René Descartes. Nghiên cứu của ông đã chịu ảnh hưởng lớn từ các trao đổi của ông với các nhà triết học khác.

Vì sự thúc giục của Pierre Gassendi và Công chúa Elizabeth xứ Bohemia đã làm Descartes cố gắng thiết lập các câu trả lời có sức thuyết phục hơn cho vấn đề tâm-thân (mind-body problem).

Triết học thời Trung cổ đã quan tâm chủ yếu tới các luận cứ từ giai cấp thống trị, và việc phân tích các kinh sách cổ bằng lôgic của Aristotle.

Thời Phục hưng đã thấy một dòng chảy các quan niệm mới, các quan niệm này đòi hỏi xem xét lại quyền lực.

  • Roger Bacon (1214–1294?) là một trong các tác giả đầu tiên kêu gọi việc đưa các quyền lực hiện tại ra xem xét bằng thực nghiệm và lý tính.
  • Niccolò Machiavelli (1469–1527) đã thách thức các quan niệm truyền thống về đạo đức.
  • Francis Bacon (1561–1626) đã viết các nội dung ủng hộ các phương pháp khoa học trong phát kiến triết học