Thiếu lâm tự/Võ Thiếu Lâm

Tủ sách mở Wikibooks

Bài quyền vò thuật thiếu lâm[sửa]

Các hệ phái của Thiếu Lâm Quyền[sửa]

Trong Thiếu Lâm Quyền có 3 hệ thống quyền thuật biểu hiện theo những kỹ thuật đặc trưng:

  • Quyền Pháp Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam:
      • La Hán Thập Bát Thủ
      • La Hán Quyền
      • Tiểu La Hán Quyền
      • Đại La Hán Quyền
      • Tiểu Hồng Quyền
      • Đại Hồng Quyền
      • Thông Tý Quyền
      • Triều Dương Quyền
      • Thất Tinh Quyền
      • Ngũ Lộ Mai Hoa Quyền
      • Liên Hoa Quyền
      • Pháo Chùy hay Pháp Trùy (Pháo Quyền)
      • Tâm Ý Bả
      • Tâm Ý Quyền
      • Ngũ Hợp Quyền
      • Khán Gia Quyền
      • Ngũ hình quyền (Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc)
      • Thái Tổ Trường Quyền
      • Kim Cương Quyền
      • ......
  • Bắc Thiếu Lâm:
  • Nam Thiếu Lâm:
      • Thiếu Lâm Hồng gia
      • Lưu Gia
      • Lý Gia
      • Mạc Gia
      • Thái Gia
      • Thiếu Lâm Bạch Mi
      • Thiếu Lâm Vịnh Xuân
      • Thiếu Lâm Phật Gia Quyền
      • Thiếu Lâm Chung Ngoại Châu Gia.
      • Thiếu Lâm Đường Lang Quyền Nam Phái
      • Thiếu Lâm Bạch Hạc Quyền
      • Thiếu Lâm Quý Châu Quyền
      • ...

Thiếu Lâm Quyền Tung Sơn Hà Nam[sửa]

Thiếu Lâm quyền Tung Sơn Hà Nam (Trung Quốc) là nơi xuất phát ra võ thuật Thiếu Lâm Nguyên Thủy tại Thiếu Lâm tự ở huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam.

Đặc trưng của hệ quyền thuật này là các thế tấn thấp và di chuyển rất nhanh và kín đáo (khép kín hai đầu gối), các chiêu thức thủ pháp thì gọn gàng, tiết kiệm động tác, có đủ đòn chân (cước pháp) và đòn tay (thủ pháp), thế quyền nhanh thoăn thoắt, công thủ linh hoạt biến hóa với kỹ thuật thủ pháp (đòn tay) chủ yếu là Liên Hoa Thủ (tay nở như hình hoa sen) và Cầm Nã Thủ (Tiểu Cầm Nã Thủ Pháp: Hầu ThủĐại Cầm Nã Thủ Pháp: Xà Hình Thủ Pháp). Do vậy ở Quyền thuật ở Thiếu Lâm tự Tung Sơn Hà Nam (Trung Quốc) không có sự phân biệt Nam Quyền Bắc Cước.

  • Các bài quyền của hệ quyền Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam: La Hán Thập Bát Thủ (Shaolin 18 Arhat Form), Tiểu Hồng Quyền (Xiao Hong Quan), Đại Hồng Quyền (Da Hong Quan), Thái Tổ Trường Quyền (Tai Zhu Chang Quan) của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn, Kim Cương Quyền (Jin Kang Quan), Triều Dương Quyền (Chao Yang Quan), Tâm Ý Bã, Tâm Ý Quyền, Pháo Trùy (Pao Chui), Thất Tinh Quyền, Thông Tý Quyền, Ngũ Hợp Quyền, Khán Gia Quyền, Tiểu La Hán Quyền (Xiao Lohan Quan), Đại La Hán Quyền (Da Lohan Quan), La Hán Quyền (Luohan Quan), Ngũ Lộ Mai Hoa Quyền (Ng Lo Mui Fa Kuen) (còn gọi là Mai Hoa Phong Vũ Quyền), Liên Hoa Quyền (Lin Fa Kuen), Ngũ Hình Quyền Nguyên Thủy (Long-Xà-Hổ-Báo-Hạc) do Bạch Ngọc Phong sáng tác (bài này nghe nói đã thất truyền),...

Trong bốn bài quyền của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam (Trung Quốc): Thái Tổ Trường Quyền, Tiểu Hồng Quyền, Đại Hồng Quyền, La Hán Quyền đã xuất hiện thấp thoáng bóng dáng các động tác Kiều Thủ cơ bản là kỹ thuật đặc trưng trong hệ Nam Quyền Thiếu Lâm Hồng Gia sau này.

  • Vài điểm dẫn xuất

Lưu ý rằng trong các hệ thống quyền thuật Thiếu Lâm không hề có Thập Bát La Hán Quyền.

Đây là hệ thống quyền thuật do võ sư Đoàn Tâm Ảnh thuộc hệ phái Thiếu Lâm Côn Luân sáng tạo ra đã được phổ biến tại Sài Gòn vào những năm của thập kỷ 1960 và 1970 và chưa được Thiếu Lâm tự Tung Sơn nạp vào danh sách hệ thống (xem Thập Bát La Hán Quyền của Lạc Việt trong mục Sách Tham khảo dưới bài Thiếu Lâm Hồng Gia) vì Thiếu Lâm tự Tung Sơn có thời gian bị cấm hoạt động trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc vào thập kỷ 1960 và không có liên lạc gì với bên ngoài.

Thiếu Lâm Quyền Bắc Phái Bàn Sơn Hà Bắc,Sơn Đông[sửa]

Thiếu Lâm quyền Bắc Phái Bàn Sơn Hà Bắc - Sơn Đông: các động tác quyền thuật lả lướt, công thủ từ xa, dùng đòn chân nhiều hơn đòn tay nên gọi là Bắc Cước Thiếu Lâm, nhảy cao đá lẹ, bộ pháp chạy nhảy nhiều và di chuyển nhanh, đòn tay (thủ pháp) và đòn chân (cước pháp) tay liền tay, chân liền chân trông như mưa sa sấm chớp liên tục không ngừng.

  • Các bài quyền nổi tiếng của Bắc Thiếu Lâm: Mê Tung Quyền (còn gọi là Yến Thanh Quyền) của cha con Hoắc Nguyên Giáp (Mê Tung có nghĩa là những bước chân kỳ ảo), Nhị Lang Quyền, Tra Quyền (hay Soa Quyền), Đàn Thoái Quyền, Bát Cực Quyền, Phiên Tử Quyền, Thông Tý Quyền (hay Thông Bối Quyền) (Tong Bei Quan), Phách Quải Quyền, Pháo Quyền (Canon Fists hay Canon Form), Đường Lang Quyền (Mantis Form, Mantis Fist), Hình Ý Quyền, Hoa Quyền (Fa Kuen), Địa Đàng Quyền, Binh Bộ Quyền, Quan Đông Quyền, và Ưng Trảo Quyền (Eagle Form, Eagle Fist),... Các bộ môn quyền thuật của Bắc Thiếu Lâm được gọi bằng một tên chung là Trường Quyền.

Khái niệm Trường Quyền là một khái niệm bao hàm tất cả các loại Bắc Quyền Thiếu Lâm chủ trương lối đánh trường trận (công thủ từ xa) đòi hỏi phải di chuyển nhanh và thân pháp xoay chuyển nhiều nên yêu cầu nguyên tắc là Nhất Thốn Trường, Nhất Thốn Cường có nghĩa là dài thêm một tấc, mạnh thêm một tấc.

Khái niệm Trường Quyền không nên lẫn lộn với khái niệm Trường Kiều của các dòng Nam Quyền Thiếu Lâm ám chỉ lối đánh chuyên dùng các đòn tay rộng và dài với các bộ tấn rộng nên trong Nam Quyền Thiếu Lâm thường có câu Ổn Mã Ngạnh Kiều, Trường Kiều Đại Mã, Đoản Kiều Tiểu Mã nghĩa là ngựa vững cầu cứng, ngựa lớn cầu dài, ngựa nhỏ cầu ngắn (bộ tấn vững vàng kiều thủ chắc chắn, đánh xa thì bộ tấn rộng đòn tay dài, đánh gần thì bộ tấn hẹp đòn tay ngắn) (xem Nam Quyền Toàn Thư, nguyên tác Trung Văn Quyền sư Trương Tuấn Mẫn, dịch giả Thiên Tường, nhà xuất bản Mũi Cà Mau tháng 1/2004).

Trong bộ môn Wushu có 3 bài Trường Quyền 1-2-3 (Long Fists 1-2-3 hay Chang Quan 1-2-3) tập trung những tinh hoa của quyền thuật Bắc Thiếu Lâm (Northern Shaolin) mà ta có thể thấy rất rõ ràng.

Thiếu Lâm Quyền Nam Phái Toàn Châu Phúc Kiến[sửa]

Thiếu Lâm quyền Nam Phái Toàn Châu Phúc Kiến: các động tác quyền thuật chủ về cương quyền nhiều hơn với những chiêu thức thủ pháp dũng mãnh mà dấu vết của nó hiện nay có thể thấy được qua các hệ thống thi triển quyền pháp (tiếng Nhật gọi là Kata) của môn võ Karaté có nguồn gốc từ Thiếu Lâm Nam Quyền Phúc Kiến (võ Karaté được truyền vào Nhật Bản qua hòn đảo Okinawa bởi các thương nhân người Phúc Kiến).

Ngoài Ngũ Đại Danh Gia Quyền Thuật Nam Thiếu Lâm Phúc KiếnHồng, Lưu, Lý, Mạc, Thái còn có các hệ phái Nam Quyền khác cũng có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm như Thiếu Lâm Bạch Mi (Shaolin Pak Mei), Thiếu Lâm Phật Gia Quyền (Shaolin Fut Gar Kuen), Thiếu Lâm Chung Ngoại Châu Gia (Shaolin Chung Oi Jow Gar), Thiếu Lâm Vịnh Xuân Quyền (Shaolin Wing Sun Kuen), Nam Thiếu Lâm Bạch Hạc Quyền (Southern Shaolin White Crance Fist), Nam Thiếu Lâm Quý Châu Quyền, Nam Thiếu Lâm Đường Lang Quyền (Southern Shaolin Mantis Fist),...

Đặc điểm nổi trội của các dòng quyền thuật Nam Thiếu Lâm là thế tấn thấp, không đá cao, thường hay đạp chân (giậm chân) rất mạnh xuống đất và hét lớn (người Trung Hoa gọi là "dĩ thanh trợ lực") giận dữ trợn mắt, rồi vặn eo buông vai phóng quyền với khí thế ào ạt, thế quyền thường di chuyển như cuồng phong bão táp cả hai mặt tấn công lẫn phòng thủ trông rất thô bạo.

Nhìn vào 3 bài Nam Quyền 1-2-3 (Nan Quan 1-2-3 hay Shaolin Southern Fist 1-2-3) của Wủshú thấy rất rõ các động tác của Trường Kiều Đại Mã, động tác mổ của Hạc Quyền trong chiêu thức Câu Thủ Hạc Trủy (tay quyền câu lại như mỏ của con hạc đang mổ kiếm ăn), động tác vồ của Hổ Quyền trong tư thế của chiêu Ngọa Hổ Tầm Dương (cọp nằm bắt dê),...

Ngay trong các tài liệu do chính các môn đồ Hồng quyền (hay Thiếu Lâm Hồng gia) ở Quảng Đông - Trung Hoa Đại Lục và Hong Kong mà trong tiếng Anh họ dịch là Hung Kuen hay Shaolin Hung Gar cũng nêu rất rõ hai danh từ này chỉ là một mà thôi.