Sơ cứu/Chấn thương đầu & mặt
Chấn thương đầu
[sửa]Chấn thương đầu cần chăm sóc đặc biệt, vì luôn có khả năng tổn thương não. Điều trị chung cho các chấn thương đầu cũng giống như các chấn thương bên ngoài khác. Tuy nhiên, có một số lưu ý đặc biệt nếu sơ cứu viên đang sơ cứu cho nạn nhân có chấn thương đầu. Nạn nhân chấn thương đầu có mức độ tỉnh táo suy giảm dần (dù chấn thương nhẹ hay không) cần đánh giá bởi bác sĩ. Nạn nhân chấn thương đầu cũng cần đánh giá về một nguy cơ tiềm ẩn chấn thương cột sống. Bất kì thứ gì gây chấn thương đầu cũng có thể gây chấn thương cột sống. Cũng nên lưu ý rằng chấn thương đầu liên quan đến máu nhiều hơn các vết rách so với các loại chấn thương còn lại.
Gãy xương sọ thẳng
[sửa]- Về cơ bản, não bộ hơi lúc lắc trong hộp sọ
- Không có thiệt hại hay tổn thương tới hộp sọ
Nhận diện
[sửa]- Bất tỉnh trong thời gian ngắn
- Váng và bối rối trong thời gian ngắn
- Nôn mửa
- Rối loạn thị giác
- Mất trí nhớ (amnesia)
- Đồng tử khác kích thước và không phản ứng với ánh sáng
- Đau đầu
- Lo lắng và kích động
Gãy xương sọ lún
[sửa]- Não chịu áp lực của các dịch cơ thể hoặc sọ gãy lún.
- Bầm não
- Có thể thiệt hại mô não
- Các triệu chứng tiến triển và tồi tệ hơn theo thời gian.
Nhận diện
[sửa]- Bất tỉnh trong thời gian ngắn
- Váng và bối rối trong thời gian ngắn
- Nôn mửa
- Rối loạn thị giác
- Mất trí nhớ (amnesia)
- Đồng tử khác kích thước và không phản ứng với ánh sáng
- Đau đầu
- Lo lắng và kích động
- Triệu chứng nghiêm trọng hơn theo thời gian
Điều trị
[sửa]- Triệu hồi xe cứu thương
- Cố định cột sống nếu cần thiết
- Điều trị xuất huyết, bầm tím hoặc sưng (nếu sơ cứu viên nghi ngờ chấn thương cột sống, thì bỏ qua phần nén và sử dụng băng dày với ít áp lực càng tốt).
Lưu ý dành cho chần thương đầu
[sửa]- Nếu thay đổi mức độ tỉnh táo, triệu hồi xe cứu thương
- Không ép lực trực tiếp để xử lí xuất huyết nếu hộp sọ nứt, vì điều này sẽ càng gây thương tích và gây ép não.
Chấn thương liên quan đến mắt
[sửa]Chấn thương có liên qua đến mí mắt hoặc các mô mềm xung quanh mắt phải được chăm sóc đặc biệt để tránh gây thiệt hại thêm. Nếu chấn thương không tổn hại đến nhãn cầu, hãy sử dụng một miếng băng khô và vô trùng giữ chặt mắt. Nếu chấn thương có vẻ tổn hại đến nhãn cầu, hãy sử dụng một miếng băng rộng hơn. (Lưu ý rằng sơ cứu viên KHÔNG được lấy dị vật trong mắt ra, thay vào đó hãy sử dụng băng khô, vô trùng để che kín hai mắt và sử dụng băng rộng băng bó lại). Bất kì nạn nhân nào có chấn thương đầu và mặt kèm theo chấn thương về mắt đều phải nhận được sự chăm sóc y tế khẩn cấp và đặc biệt. Hãy giữ cho nạn nhân nằm xuống. Có thể sử dụng băng ca để di chuyển nạn nhân nếu cần thiết.
Rất nhiều chấn thương mắt sẽ có dị vật. Bụi, tro, than, lông mi và mảnh kim loại, và một số đối tượng dị vật khác. Ngay cả một mảnh bụi nhỏ cũng rất kích thích đối với mắt, nên việc loại bỏ các dị vật này là rất quan trọng. Tuy nhiên, mắt là bộ phận rất dễ bị tổn thương. Suy giảm thị lực (thậm chí có thể mất hoàn toàn khả năng nhìn) có thể gây ra từ việc mò mẫm, không thông thạo trong lúc loại bỏ dị vật. Sơ cứu viên phải tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng ngừa sau:
- KHÔNG cho nạn nhân dụi mắt
- KHÔNG ấn mạnh mắt hoặc thực hiện bất kì hành động nào làm dị vật lọt sâu hơn vào các mô mắt. Hãy sơ cứu nhẹ nhàng nhất có thể, vì bất kì hành động thô bạo nào cũng có thể gây ra chấn thương vĩnh viễn cho mắt.
- KHÔNG sử dụng các vật dụng như dao, tăm, que diêm, hoặc dây để loại bỏ dị vật.
- TUYỆT ĐỐI KHÔNG THỬ LOẠI BỎ DỊ VẬT ĐÃ LỌT SÂU VÀO TRONG NHÃN CẦU TRONG BẤT KÌ TRƯỜNG HỢP NÀO! Nếu sơ cứu viên thấy mảnh dị vật hoặc dị vật ở nhãn cầu, hãy để nó yên! Chỉ có nhân viên y tế được đào tạo bài bản mới có thể loại bỏ dị vật đã lọt sâu vào trong mắt mà không để lại ảnh hưởng xấu. Nếu sơ cứu viên có hai cuộn băng gạc, hãy băng mỗi cuộn sang hai bên và sử dụng một ly nhựa úp lên mắt, cố định ly nhựa sử dụng băng keo.
Các dị vật nhỏ mắc kẹt ở mắt, mí lót có thể loại bỏ theo các bước sau đây:
- Rửa mắt nhẹ nhàng sử dụng nước ấm và vô trùng. Ống nhỏ vô trùng hoặc ống tiêm vô trùng có thể được sử dụng. Để nạn nhân nằm xuống, đầu nghiêng sang một bên. Sử dụng ống nhỏ vào mắt từ phía bên trong (gần mũi), để nước tràn ra phía ngoài (gần thái dương). Tránh để nước rơi trực tiếp vào nhãn cầu.
- Kéo nhẹ mí mắt dưới xuống, yêu cầu nạn nhân nhìn lên trên. Nếu sơ cứu viên có thể nhìn thấy dị vật, loại bỏ chúng sử dụng một góc của khăn tay, hoặc sử dụng một miếng bông gòn vô trùng, ẩm. Có thể sử dụng tăm bông bằng cách quấn miếng bông gòn vào một cây gỗ rồi thấm nhẹ vào nước vô trùng.
- LƯU Ý: Không sử dụng bông gòn khô quanh mắt. Vì nếu làm vậy thì bông gòn sẽ dính vào nhãn cầu hoặc mí mắt, trở thành dị vật.
- Nếu không nhìn thấy dị vật khi kéo mí mắt xuống, thử kéo mí mắt trên sử dụng que tăm bông và yêu cầu nạn nhìn xuống dưới. Đặt tăm bông vào trung tâm của mí mắt. Túm nhẹ nhưng chắc lông mi của nạn nhân. Nhấn nhẹ nhàng tăm bông. Nếu sơ cứu viên nhìn thấy dị vật, loại bỏ chúng sử dụng một góc của khăn tay, hoặc sử dụng một miếng bông gòn vô trùng, ẩm.
- Nếu dị vật không loại bỏ được sau khi sử dụng các biện pháp trên, ĐỪNG TIẾP TỤC LOẠI BỎ NỮA. Thay vào đó, đặt một miếng băng dày lên vào băng lại sử dụng băng rộng. Điều này giúp hạn chế cử động của mắt chấn thương.
- Tìm sự hỗ trợ y tế cho nạn nhân nhanh nhất có thể.
Trở về mục lục
Chương tám: Chấn thương xương & khớp
Chấn thương hệ cơ xương — Cố định — Chấn thương đầu & mặt — Tiềm ẩn chấn thương cột sống