Sơ cứu/Các tổ chức đào tạo sơ cứu
Như đã nói ở trên, quyển sách này không thể thay thế được sự hướng dẫn của một chuyên gia đã được chứng nhận bởi một tổ chức uy tín. Do vậy, muốn áp dụng những điều đã học trong sách này vào thực tế, bạn phải qua một số lớp học sơ cứu.
Các chương trình đào tạo sơ cứu khác nhau ở mỗi vùng. Dưới đây là một vài chương trình chính:
Việt Nam
[sửa]Lưu ý: các tác giả chưa hề tham gia khóa học sơ cứu nào tại Việt Nam. Thông tin dưới đây được tìm thấy từ một số nguồn trên mạng có thể không chính xác hoặc không đáp ứng được nhu cầu học tập.
- Dịch vụ cấp cứu ngoại viện 115: nhận đào tạo sơ cứu nếu bạn yêu cầu. [1]
- Trung tâm huấn luyện sơ cứu và phòng chống thảm họa: có các khóa học sơ cứu ban đầu [2]
Bắc Mỹ
[sửa]- Lifesaving Society: tổ chức này ở Canada, đào tạo sơ cứu cho cứu hộ viên và quần chúng.
- Red Cross (Hội Chữ Thập Đỏ): đây là tổ chức luôn dẫn đầu trong việc đào tạo sơ cứu ở Bắc Mỹ.
- St. John Ambulance: đào tạo sơ cứu cho quần chúng, có các khóa học nâng cao.
- Canadian Ski Patrol: đào tạo sơ cứu cho nhân viên tuần tra vùng trượt tuyết, quần chúng.
- Heart and Stroke Foundation of Canada
- Các chương trình đào tạo khác: Có rất nhiều công ty chuyên đào tạo sơ cứu tại Bắc Mỹ.
- Nhiều dịch vụ cấp cứu, chữa cháy nhận đào tạo sơ cứu cho những ai quan tâm. Liên hệ với Emergency Services Station ở địa phương để biết thêm chi tiết.
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
[sửa]- British Red Cross: thuộc Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, có các chương trình đào tạo sơ cứu miễn phí cho người dân (như trong công sở, trường học,...) cũng như các chương trình có thu phí.
- St John Ambulance: SJA cũng là một trong những tổ chức chính đào tạo sơ cứu ở Anh.
Các trình độ cao hơn
[sửa]Những ai quan tâm đến sơ cứu có thể đạt được trình độ chăm sóc y tế cao hơn khi tham gia vào các lớp nâng cao tổ chức bởi Emergency Medical Services ở địa phương. Các trình độ này bao gồm (lưu ý rằng các khóa đào tạo theo trình độ dưới đây là ở Bắc Mỹ và nước Anh. Chúng tôi không chắc có những lớp tương tự tại Việt Nam ở thời điểm viết quyển sách này):
- Phản ứng viên (first responder) - các lớp đào tạo trình độ này thường nhắm vào những người có nghiệp vụ đặc biệt, như cảnh sát,... Tuy vậy, trong một số lĩnh vực, người thường cũng có thể trở thành phản ứng viên, được đào tạo để xử lý tình huống trước khi xe cấp cứu đến.
- Chuyên viên cấp cứu y tế (emergency medical technician, viết tắc EMT) - Phần lớn các dịch vụ cấp cứu trên thế giới yêu cầu nhân viên của mình có trình độ EMT hoặc tương đương. Các kỹ năng có thể học được thêm ở trình độ này tùy thuộc vào chương trình đào tạo, nhưng phần lớn sẽ có các chủ đề như cấp cứu xương sống, hồi sức và di chuyển nạn nhân. Ở rất nhiều nước, sơ cứu viên có thể đạt được trình độ này thông qua các khóa học sơ cứu tại các tổ chức tình nguyện hoặc qua đào tào riêng.
- Á sĩ (paramedic) - thường thì á sĩ là trình độ cao nhất của một nhân viên y tế trên xe cấp cứu. Á sĩ thường mang theo những thứ như thuốc để tiêm vào tĩnh mạch, bộ dụng cụ đặt nội khí quản .v.v.... Hiếm khi người thường có thể đạt tới trình độ này. Ở nhiều nước, trình độ á sĩ được bảo vệ, có nghĩa là một người không đủ trình độ y tế mà tự nhận mình là á sĩ có thể bị khởi tố.
Các chú thích
[sửa]Trở về mục lục
Chương một: Lời nói đầu
Giới hạn trách nhiệm y tế — Các tác giả — Cách đọc quyển sách này — Sơ cứu là gì? — Các tổ chức đào tạo sơ cứu