Sách tam giáo/Phật giáo/Thuốc

Tủ sách mở Wikibooks

Thuốc tạo ra từ cây cỏ (nên được gọi là Dược thảo ) được dùng trong việc chửa bệnh . Thần nông nghiên cứu và phát hiện cây cỏ có dược tánh riêng có thể dùng trong việc chửa bệnh .

Thần Nông bản thảo kinh[sửa]

Thần Nông bản thảo kinh giản thể: 神农本草经; phồn thể: 神農本草經; bính âm: Shénnóng Běncǎo Jīng; Wade–Giles: Shen2-nung2 Pen3-ts'ao3 Ching1) là một sách về thuốc và nông nghiệp Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu tin rằng văn bản này là một bản tổng hợp các truyền thống truyền miệng, được viết trong khoảng năm 200 đến 250.[1][2] Văn bản gốc không còn tồn tại nhưng được cho là gồm ba tập chứa 365 mục về thuốc và mô tả của chúng.Trong sách, ghi 365 loại dược vật, chia làm ba loại là Thượng, Trung và Hạ phẩm. Giới thiệu 365 loại dược vật, chia làm ba loại là:

  • Thượng phẩm, 120 loại.
  • Trung phẩm, 120 loại.
  • Hạ phẩm, 125 loại.
  • Thực vật 252 loại.
  • Động vật 67 loại.
  • Khoáng vật 46 loại.

Dạng thuốc[sửa]

Thuốc được bào chế dưới các dạng Cao, Đơn, Hoàn, Tán , Thang


Thuốc thang

Cho nước vào ấm đổ nước vừa đủ, nấu sôi thành thuốc nước uống. Đặc điểm thuốc thang là: dễ gia giảm hợp với tình hình bệnh cho nên là loại thuốc thường được dùng nhiều nhất trên lâm sàng. Nhược điểm chính của thuốc thang là cồng kềnh, mất công sắc thuốc, mất thì giờ, tốn chất đốt, có lúc lượng thuốc nhiều đối với trẻ em sẽ khó uống.

Thuốc hoàn

Đem thuốc tán bột mịn dùng với nước mật hoặc hồ viên thành hoàn. Ưu điểm của thuốc là cho đơn có được uống ngay nhưng thuốc để lâu khó bảo quản, liều lượng có khi phải dùng nhiều, trẻ nhỏ khó uống.

Thuốc tán

Thuốc được tán thành bột mịn dùng uống trong hoặc bôi ngoài, có lúc sắc cùng thuốc sắc. Nhược điểm của thuốc là khó bảo quản, khó uống đối với trẻ em.

Thuốc cao

Thuốc được sắc lấy nước cô đặc thành cao, thuốc có thể chế thành dạng sirô hoặc dạng rượu để dễ bảo quản. Có loại thuốc cao dán hoặc cao mỡ, dầu dùng bôi, đắp ngoài đối với bệnh ngoại khoa ngoài da.

Thuốc đơn

Thuốc hoàn hoặc tán, đưọc tinh chế như các loại Chí bảo đơn, Hồi xuân đơn, Tử tuyết đơn. Ngoài ra còn có các các dạng thuốc ngâm rượu, thuốc đinh như Khô trĩ đinh, thuốc đóng ống tiêm hiện đang sử dụng nhiều ở Trung quốc.

Sắc thuốc[sửa]

Dụng cụ sắc thuốc tốt nhất là dùng ấm đất, cũng có thể dùng ấm nhôm. Thuốc bỏ vào ấm đổ nước ngập khoảng 2 cm, ngâm thuốc khoảng 15 - 20 phút trước lúc sắc cho thuốc ngấm đều nước, với thang thuốc ngoại cảm thường sắc 2 lần. Mỗi lần sắc còn 1/3 lượng nước đổ vào, thuốc bổ nên sắc 3 lần lúc nước sôi cho nhỏ lửa, sắc lâu hơn và thuốc cô đặc hơn.

Những điều chú ý lúc sắc thuốc:

  • Những thuốc thơm có tinh dầu như Bạc hà, Hoắc hương, Kinh giới. nên cho vào sau ( 10 phút trước khi đem thuốc xuống).
  • Những loại thuốc cứng, nặng như vỏ sò, mai rùa cần đập vụn và cho vào sắc trước.
  • Những thứ hạt nhỏ như hạt Củ cải, hạt Tía tô.nên bỏ vào vải rồi cho vào sắc.
  • Những thuốc có độc tính như: Phụ tử, Ô đầu, Thảo ô. nên sắc trước độ nửa giờ rồi cho các thuốc khác vào sau.
  • Những thuốc quí như: Nhân sâm hoặc thuốc nam lượng nhiều quá cũng nên sắc riêng rồi trộn chung với thuốc sắc để uống.

Uống thuốc[sửa]

Tùy theo loại thuốc mà cách uống thuốc khác nhau, thường mỗi thang thuốc sắc 2 lần.

  • Nếu là thang thuốc bổ nên sắc 3 lần rồi trộn lẫn uống trong một ngày.
  • Thuốc thanh nhiệt và thuốc dưỡng âm nên uống lúc nguội.
  • Thuốc tán hàn và thuốc bổ dương nên uống nóng.
  • Thuốc chữa ngoại cảm, trừ phong nên uống lúc đang bệnh.
  • Thuốc bổ và thuốc chữa bệnh mạn tính nên uống vào sau lúc ăn 1 - 2 giờ, thường uống vào 8 giờ sáng, 2 giờ chiều, tối trước lúc đi ngủ. Đối với trẻ em lượng thuốc có thể chia nhiều lần để uống trong ngày.