Sách tam giáo/Phật giáo/Phật tổ

Tủ sách mở Wikibooks

Sự Tích Phật Tổ Như Lai - Vị Phật Đầu Tiên Trên Trái Đất


Share3 Phật Tổ Như Lai là ai và Ngài có thật không? Phật Tổ Như Lai có phải vị phật đầu tiên trên trái đất không? Hiện đang là một trong những câu hỏi được rất nhiều quý Phật tử quan tâm hiện nay. Bài viết dưới đây của Đồ Đồng Dung Quang Hà với chủ đề tìm hiểu “Sự tích Phật Tổ Như Lai” sẽ đem đến cho quý Phật tử câu trả lời chính xác nhất, để tránh nhầm lẫn với các vị Phật khác trong Phật Giáo, mời quý vị cùng theo dõi!

>> Xem thêm 18+ mẫu tượng Phật Thích Ca bằng đồng đẹp chất lượng nhất hiện nay

Phật Tổ Như Lai là ai? Theo sách sử ghi lại, Phật Tổ Như Lai là người từng sống trên trái đất và sáng lập ra Phật Giáo. Thế nhưng nhiều Phật tử lại chưa hiểu rõ về sự tích, thân thế cuộc đời của Phật Tổ Như Lai cũng như vì sao Ngài lại có nhiều tên gọi khác nhau như vậy. Để tránh gây nhầm lẫn cho quý Phật tử, Đồ Đồng Dung Quang Hà sẽ xin giải đáp ở phần dưới đây:

Sự tích Phật Tổ Như LaiSự tích Phật Tổ Như Lai

Đầu tiên, Như Lai là gì? Như Lai được dịch từ chữ Tathagata trong tiếng Phạn, là một trong mười danh hiệu của Phật, dùng để chỉ vị Thánh Nhân đã đạt đến bậc giác ngộ cao nhất, tột cùng của thế giới. Rất nhiều người không biết rằng tên gọi Phật Tổ Như Lai chính là đang nhắc tới Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay Phật Thích Ca. Ngoài ra tại Việt Nam, Ngài còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Phật Tổ, Phật Như Lai, Tất Đạt Đa Cồ Đàm, Đức Thế Tôn,... Vì vậy có thể nói Phật Tổ Như Lai và Phật Thích Ca Mâu Ni chính là một người.

Không chỉ Phật tử trên thế giới mà ắt hẳn những người không theo đạo đi nữa chắc hẳn cũng ít nhất một lần bắt gặp hình ảnh Phật Tổ. Phật Thích Ca Mâu Ni được khắc họa dưới nhiều dạng tranh ảnh, hay những bức tượng đồng được trưng bày ở nhiều nơi thờ cúng của Phật Giáo trong các triều đại có lịch sử từ hàng trăm hàng nghìn năm về trước.

Sự tích Phật Tổ Như LaiSự tích Phật Tổ Như Lai

Dựa theo các tài liệu ghi lại, Phật Tổ Như Lai sinh ra tại tiểu vương quốc Sakya, ngày nay thuộc Ấn Độ. Ngài vồn là Thái Tử Tất Đạt Đa, từ nhỏ đã được sống trong cuộc sống nhung lụa, vinh hoa phú quý nhưng Ngài đã từ bỏ tất cả để đi tìm đạo, cứu khổ cứu nạn nhân gian và sáng lập nên Phật Giáo.

Tất Đạt Đa đã tự giác ngộ được chân lý cho bản thân, giải thoát khỏi quy luật luân hồi, đồng thời truyền bá những triết lý ấy cho con người trên thế gian để họ thoát khỏi những đau khổ, muộn phiền hướng đến những điều tốt đẹp. Cho đến ngày nay dù đã trải qua bao năm tháng thăng trầm của thời gian những những bài giảng, lời dạy của Người vẫn còn nguyên giá trị và ẩn chứa nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

>> Xem thêm ý nghĩa tượng Phật Thích ca để việc thờ cúng được viên mãn nhất

Sự tích Phật Tổ Như Lai Sự ra đời của Đức Phật Nói về sự ra đời của Phật Tổ Như Lai hay Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có rất nhiều điều thú vị kỳ bí xung quanh, vì thế để giúp quý Phật tử có thể dễ hiểu hơn thì nội dung sẽ được tóm tắt như sau:

Tương truyền rằng vào ngày mùng 8 tháng 4 năm 624 TCN, Thái Tử Tất Đạt Đa chào đời. Trước khi hạ sinh Ngài thì hoàng hậu Maha Maya đã mơ thấy từ một ngọn núi vàng, có một con bạch tượng (voi trắng) xuất hiện, dâng lên một đoá hoa sen trắng lên cho bà. Khi thức giấc, hoàng hậu đem việc này kể lại với Đức Vua, sau đó nhà Vua đã đã triệu tập các nhà hiền triết, họ cho rằng đây là một điềm báo rằng đứa trẻ sinh ra sẽ là một vĩ nhân.

Sự tích Phật Tổ Như LaiSự tích Phật Tổ Như Lai - Phật Thích Ca

Điều này được thể hiện rõ khi mới sinh ra Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã biết đi. Mỗi bước đi của Ngài nở ra 1 bông hoa sen trắng. Vào giây phút thiêng liêng ấy thì đất trời, nhân gian cũng có sự thay đổi kỳ lạ. Cả bầu trời lúc này được bao phủ bởi ánh hào quang rực rỡ. Con người trên nhân gian sống trong bầu không khí bình yên, hạnh phúc.

Nhận thấy những điều kỳ lạ này, đức vua đã tìm những đạo sư giỏi nhất trong cả nước để cầu phúc và xem tướng cho Tất Đạt Đa. Một hôm A Tư Đà - một vị đạo sư đến từ vùng Hy Mã Lạp Sơn xin được gặp thái tử. Vừa gặp ngài, ông đã khóc, Đức Vua lo lắng hỏi sự tình, đạo sư thưa rằng: “Thái tử có đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp sau này nhất định sẽ trở thành bậc chánh đẳng, chánh giác. Tôi khóc là vì tới lúc đó thì tôi đã chết rồi nên không có cơ hội được nghe pháp của Ngài”.

>> Xem thêm 101+ Mẫu tượng Phật Thích Ca nhỏ đẹp, đa dạng kích thước

Bước ngoặt thay đổi cuộc đời của Thái Tử Tất Đạt Đa Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm vốn là người trầm tư, nhân hậu và giàu lòng vị tha. Ngài thường một mình tìm đến những nơi yên tĩnh để thiền định, với sự thông minh trời ban vốn có, năm 13 tuổi thái tử đã tinh thông học vấn, năm 16 tuổi nên duyên cùng công chúa Yasodhara.

Sự tích Phật Tổ Như LaiSự tích Phật Tổ Như Lai - tượng Phật dát vàng

Cuộc sống bình yên cứ thế trôi qua, cho đến một ngày khi đi dạo bốn cửa thành, Ngài đã nhìn thấy 4 hình ảnh đó là: 1 người già yếu, 1 người bệnh tật, 1 xác chết, và 1 vị tu sĩ. Ngài nhận ra con người ta được sinh ra, lớn lên rồi cũng sẽ già đi và chết, dù là ai thì cũng sẽ không thoát khỏi cảnh “ sinh lão bệnh tử”. Ngài trân quý hình ảnh sự ra đi thanh thản của các vị tu sĩ nên đã quyết tâm bước vào con đường tu hành. Ngài bỏ lại sau cuộc sống vinh hoa phú quý, vợ đẹp con xinh, đi theo con đường tu hành tìm đến chính đạo vào năm 29 tuổi. Từ đó Tất Đạt Đa trở thành vị Phật đầu tiên và đặt nền móng cho Phật Giáo trở về sau.

>> Xem thêm bài viết Phật A Di Đà và Phật Thích Ca để biết vị phật nào có trước?

Quá trình khổ luyện tu hành trên con đường chính đạo Ban đầu, Phật Tổ chọn đi theo con đường đạo hạnh mới đưa đến đạt đạo, tuy nhiên sau 5 năm tu khổ hạnh, cơ thể Người rơi vào trạng thái suy nhược có lúc cận kề với cái chết. Lúc này người quyết định bỏ con đường tu khổ hạnh và tìm đến phương pháp khác. Chợt nhớ ngày ấu thơ, thường ngồi dưới gốc cây mận để thiền định, càng nghĩ càng thấy phương pháp này tâm sáng, đầu óc minh mẫn.

Sự tích Phật Tổ Như LaiSự tích Phật Tổ Như Lai

Sau 49 ngày thiền định, tâm trí Ngài khai quang phấn chấn. Sau khi tắm rửa ở sông NiranjaNa xếp cỏ thành tọa cụ và bồ đoàn, ngồi kiết già, lưng thẳng đứng hướng về gốc cây bồ đề, mặt hơi cúi xuống nhìn hướng về hướng đông phía sông NiranjaNa. Lúc Ngài đạt diệt thọ tưởng đỉnh khắp người tỏa ra ánh sáng uy năng chiếu khắp Tam Giới, thu hút bao yêu ma từ khắp nơi kéo đến. Ma vương vì không muốn Người đắc đạo đã dùng đủ trăm phương ngàn cách để quấy nhiễu, 3 cô con gái của ma vương hóa thành 3 tiên nữ tuyệt đẹp để quyến rũ nhưng đều thất bại. Trải qua muôn vàn những cám dỗ, vào một bình minh trăng tròn tháng 4 năm 588 TCN thái tử Tất Đạt Đa đã hoàn toàn giác ngộ trở thành một đấng chánh đẳng, chánh giác và chính thức thành trở thành Phật.

Sự tích Phật Tổ Như LaiSự tích Phật Tổ Như Lai

Với sự yêu thương chúng sinh, Phật tổ đã hoằng dương chính pháp, dựa vào căn cơ để thuyết pháp cứu độ, cũng từ đó mà Tất Đạt Đa có danh hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Sau khi việc giáo hóa chúng sinh viên mãn, Phật Tổ Như Lai quyết định niết bàn vào năm 80 tuổi. Ngài chọn vườn cây Sala ở Kusinara làm nơi yên nghỉ.

Sự tích Phật Tổ Như LaiSự tích Phật Tổ Như Lai

Hy vọng bài viết trên đây đã phần nào giúp quý Phật Tử hiểu rõ thêm về sự tích cuộc đời cũng như con đường tu hành khổ luyện của Phật Tổ Như Lai đồng thời ghi nhớ những lời răn dạy của Ngài.


Nếu quý Phật tử đang có nhu cầu thỉnh tượng Phật Tổ về thờ tại gia với mong muốn noi theo tấm gương sáng của Ngài giúp cho bản thân thoát khỏi thói đời tham sân si, tâm tính được thanh thịnh, cuộc sống được an lành, gia đình được hạnh phúc thì đừng bỏ qua Đồ Đồng Dung Quang Hà - cơ sở chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm tượng Phật bằng đồng đẹp chất lượng, uy tín được khách hàng đánh giá cao nhất trên thị trường hiện nay. Chúng tôi rất hân hạnh có thể đồng hành và phục vụ đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng. Chúc cho mọi người mọi nhà luôn có được thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và ấm no!


Thân thế và sự nghiệp[sửa]

Phật tổ tước hiệu của Tất-đạt-đa Cồ-đàm người sáng lập ra Phật giáo và thuyết giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (sau này là Đức Phật) ra đời tại vườn Lâm-Tỳ-Ny ở thủ đô Ca-Tỳ-La-Vệ của một vương quốc nhỏ ngay dưới chân rặng núi Hy Mã Lạp Sơn của Ấn Độ cổ xưa. Ngài sinh vào ngày 8 tháng 4 Âm Lịch năm 624 TCN. Về sau, đại hội Phật Giáo Thế Giới đổi và tổ chức ngày Đại Lễ Phật Đản vào ngày trăng tròn 15-4 Âm Lịch.

Cha của Ngài là vua của bộ tộc Thích Ca (Skakya). Mười hai năm trước khi ra đời, các tu sĩ Ấn Giáo đã tiên tri rằng Ngài sẽ là một vị vua vĩ đại hoặc sẽ trở thành một nhà hiền triết lừng danh của thế giới loài người. Vì không muốn Phật Thich Ca trở thành tu sĩ, cha của Ngài đã giữ Ngài bên trong cung điện.Thái tử Tất Đạt Đa lớn lên trong sự xa hoa của một bậc vua chúa, không được phép nhìn thấy thế giới bên ngoài, được các vũ nữ giúp vui, và được các tu sĩ Bà La Môn dạy học.Thái tử còn học cưỡi ngựa, bắn cung, đánh kiếm, đánh vật, bơi lội… Khi đến tuổi trưởng thành, Thái tử thành hôn với công chúa Gia Du Đà La và có một con trai.

Trên những đường phố của kinh thành Ca Tỳ La Vệ, Ngài đã trông thấy ba cảnh tượng thông thường nhất đối với mọi người khác: một người bị bệnh, một người già yếu, và một xác chết đang được người ta đưa đi hỏa thiêu.Ngài chưa bao giờ được sửa soạn để chứng kiến những cảnh bi thảm như thế này, cho đến khi người đánh xe nói với Ngài rằng tất cả mọi người đều phải chịu sự già yếu, bệnh tật và chết chóc. Ngài cảm thấy mình không thể nào an tâm sống trong sự xa hoa như trước nữa.

Trên đường trở về cung điện, Ngài trông thấy một tu sĩ đang bước đi một cách thong dong trên đường phố, và Ngài đã quyết định rời khỏi cung điện để đi tìm giải pháp cho vấn đề đau khổ của cuộc đời.Trong đêm khuya Ngài lặng lẽ từ giã vợ con mà không đánh thức họ, rồi phi ngựa đến một khu rừng, nơi đó Ngài đã dùng gươm cắt tóc và thay bộ trang phục vua chúa bằng một chiếc áo tu sĩ đơn sơ. Đó là năm Ngài 29 tuổi, (595 BC). Với hành vi này Thái tử Tất Đạt Đa đã gia nhập vào hạng người từ bỏ xã hội Ấn Độ để tìm giải thoát.

Thái tử đã tìm đến học hỏi với nhiều vị thầy khác nhau . Sau cùng Thái tử đã theo học hai vị Thầy nổi tiếng, vị thứ nhất là Đạo Sư Alara-Kalama, thuộc phái Samkhya (phái Số luận), vị thầy thứ hai là Đạo Sư Uddaka Ramaputta (Uất-đầu-lam-phất) . Nhưng đây không phải là con đường giải thoát sinh tử khổ đau, và Tất Đạt Đa cũng đã quyết định từ giả vị thầy này. Trong sáu năm, Thái tử Tất Đạt Đa cùng với năm người bạn Kiều Trần Như cùng tu khổ hạnh và thiền định, chỉ ăn một hạt cơm mỗi ngày, lấy tâm trí thi đua với thể xác, và chỉ còn da bọc xương.Khi Ngài quyết định dùng nhiều thực phẩm hơn và không áp dụng pháp tu khổ hạnh nữa, năm người bạn kia đã từ bỏ Ngài.

Ngài đến một ngôi làng để khất thực, ở đó một cô gái tên là Sujata mời Ngài dùng một bát cháo sữa với mật ong. Khi sức khỏe phục hồi, Ngài xuống tắm dưới sông Nairanjana (Ni Liên Thiền) rồi ngồi thiền dưới cội Bồ Đề, trên một tấm tọa cụ làm bằng cỏ kusha.Ngài ngồi đó sau khi đã nghe tất cả các vị thầy, học tất cả những kinh sách và thực hành tất cả pháp môn, bây giờ không có gì vướng bận, không có ai để nương tựa, không có nơi nào để đi nữa.

Năm 544 (Trước Tây lịch), Đức Phật nhập Niết Bàn tại thành Câu Thi Na (Kusinagar) ở tuổi tám mươi sau khi ăn một bữa ăn có nấm.