Sách tôn giáo/Do thái giáo/Kinh Thánh Kitô giáo

Tủ sách mở Wikibooks

Kinh Thánh Kitô giáo[sửa]

Kinh Thánh sử dụng trong các giáo phái khác nhau của cộng đồng Kitô giáo bao gồm Cựu ƯớcTân Ước mà các phiên bản và các bản dịch chỉ khác nhau đôi chút. Cựu Ước dựa trên Kinh Thánh Hebrew, trong một số bản có phần thêm vào; Tân Ước ký thuật cuộc đời và lời giảng của Chúa Giêsu.

Cựu Ước[sửa]

Kể từ Bản Vulgate của Hierom cho đến ngày nay, người ta thích chọn bản Masorete thay vì Bản Bảy Mươi để làm nguyên bản cho các bản dịch Cựu Ước sang các ngôn ngữ phương Tây, nhưng trong cộng đồng Kitô giáo Đông phương, các bản dịch vẫn thường dựa trên Bản Bảy Mươi. Một số bản dịch ở phương Tây sử dụng Bản Bảy Mươi để làm rõ nghĩa bản Masorete cho một số bản sao bị mục nát.

Có một số Thứ Kinh (deuterocanonical books) là một phần trong Bản Bảy Mươi Hy văn, nhưng không có trong Kinh Thánh Hebrew. Hầu hết các giáo hội Kháng Cách (Protestant) không công nhận các sách Thứ Kinh là Kinh Thánh mặc dù chúng vẫn có mặt trong Kinh Thánh Kháng Cách cho đến thập niên 1820, trong khi Giáo hội Công giáo, Chính Thống giáo Đông phương và các giáo hội phương Đông khác xem các sách Thứ Kinh là một phần của Cựu Ước. Công giáo công nhận 7 sách (Tôbia, Giuđitha, Macabê quyển 1, Macabê quyển 2, Khôn Ngoan, Huấn Ca, và Barúc) cũng như một vài đoạn trong sách Étte và Đanien. Một số giáo hội Chính Thống thêm vào một vài sách như Maccabê quyển 3, Thánh Vịnh 151, Étra quyển 1, Odes, Thánh Vịnh của Solomon và đôi khi là Macabê quyển 4.

Tân Ước[sửa]

Bản mẫu:Các sách Tân Ước Tân Ước là một tuyển tập 27 sách của Kitô giáo với Chúa Giêsu là nhân vật trung tâm, phần lớn được viết bằng tiếng Hy Lạp Koine trong thời kỳ sơ khai của Kitô giáo, được hầu hết Kitô hữu công nhận là Kinh Thánh.

Có thể chia Tân Ước thành ba nhóm:

Ngôn ngữ và Ấn phẩm[sửa]

Ấn bản đầu tiên của Tân Ước Hy văn xuất hiện năm 1516 từ nhà in Froben. Đây là một công trình của Desiderius Erasmus, dựa trên các bản cổ sao tiếng Hy Lạp theo truyền thống Byzantine, theo cách sắp xếp của ông, trong những phần không tìm được bản Hy văn, ông sử dụng bản Vulgate.

Erasmus là tín hữu Công giáo Rôma, nhưng ông thích sử dụng bản Hy văn Byzantine hơn bản Vulgate tiếng Latin, vì vậy ông bị một số chức sắc có thẩm quyền trong giáo hội xét nét ông với sự nghi ngờ.

Ấn bản đầu tiên dựa trên sự so sánh giữa các bản cổ sao được xuất bản bởi nhà in Robert Estienne ở Paris năm 1550. Các bản văn được in trong ấn bản này và trong ấn bản của Erasmus được biết đến dưới tên Textus Receptus (bản văn được công nhận), danh hiệu này được dùng cho ấn bản Elzevier năm 1633, gọi là bản văn nunc ab omnibus receptum (được mọi người công nhận). Dựa trên bản văn này mà các giáo hội trong thời kỳ Cải cách Kháng Cách thiết lập các bản dịch sang ngôn ngữ địa phương như bản King James trong tiếng Anh.

Sự phát hiện các bản cổ văn có tuổi thọ lớn hơn như codex Sinai (Codex Sinaiticus) và codex Vatican (Codex Vaticanus), khiến giới học giả xét lại quan điểm của mình về văn bản. Ấn bản năm 1831 của Karl Lachmann, dựa trên các bản cổ sao có niên đại từ thế kỷ thứ tư trở về trước, tìm cách biện luận rằng cần phải xét lại giá trị của Textus Receptus. Những bản văn này đều dựa trên những nghiên cứu học thuật nhờ vào sự khám phá các mảnh rời bằng giấy cói (papyrus), trong một số trường hợp, có niên đại lên đến chỉ vài thập niên cách biệt so với thời điểm trước tác của các sách trong Tân Ước. Do đó, hiện nay hầu như tất cả các bản dịch hoặc bản nhuận chánh (revision) của các bản dịch trước đó, tính từ hơn một thế kỷ cho đến nay, đều dựa trên các bản cổ sao này, mặc dù vẫn còn một số học giả thích lập nền trên Textus Receptus hoặc một bản văn tương tự, bản "Byzantine Majority Text".