Sách lịch/Lịch tử vi/Thiên Can

Tủ sách mở Wikibooks

Theo như truyền thuyết, vua Phục hy tìm ra được Hà đồ. Do quan sát các chấm đen trắng, nằm trên lưng con Long Mã, xuất hiện ở sông Hoàng Hà mà lập thành. Từ đó, vua Phục Hy chế ra Tiên Thiên Bát Quái.Trên Hà đồ có tất cả 10 con số , chia ra đứng theo các hành trong Ngũ Hành . Do đó, người xưa dùng con số 10 để chế ra Thập Thiên Can , 10 can , dùng dể chỉ phương hướng . Thiên Can được phối hợp với Âm dương và Ngũ hành, để ứng dụng trong xem Tử vi.

Thiên can có tất cả 10 can nên được gọi là Thập thên can với tên gọi như sau Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý . Trong âm lịch Trung quốc , Can được dùng để biểu thị Năm Âm lịch . Năm kết thúc bằng số nào thì có Can số đó.

Ý nghĩa 10 Thiên Can[sửa]

- Giáp: Có nghĩa là mở, ý chỉ dấu hiệu vạn vật được tách ra, bắt nguồn sự sống.

- Ất: Có nghĩa là kéo, ý chỉ quá trình vạn vật bắt đầu quá trình nhú mầm, sinh trưởng

- Bính: Có nghĩa là sự đột ngột, khi vạn vật bắt đầu lộ ra trên mặt đất

- Đinh: Có nghĩa là mạnh mẽ, khi vạn vật bước vào quá trình phát triển mạnh mẽ

- Mậu: Có nghĩa là rậm rạp, tức chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu xanh tốt

- Kỷ: Có nghĩa là ghi nhớ, chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu thành hình để phân biệt được.

- Canh: Có nghĩa là chắc lại, khi vạn vật bắt đầu kết quả.

- Tân: Có nghĩa là mới, vạn vật bước vào thời kỳ thu hoạch.

- Nhâm: Có nghĩa là gánh vác, ý chỉ dương khí có tác dụng nuôi dưỡng vạn vật.

- Quý: Có nghĩa là đo, chỉ sự vật khi đã có thể đo lường được.

Quan hệ Thiên Can[sửa]

Giáp hợp Kỷ, khắc Canh

Ất hợp Canh, khắc Tân

Bính hợp Tân, khắc Nhâm

Đinh hợp Nhâm, khắc Quý

Mậu hợp Quý, khắc Giáp

Kỷ hợp Giáp, khắc Ất

Canh hợp Ất, khắc Bính

Tân hợp Bính, khắc Đinh

Nhâm hợp Đinh, khắc Mậu

Quý hợp Mậu, khắc Kỷ

Thiên Can Âm-Dương và Ngũ hành[sửa]

Số Can Việt Âm - Dương Ngũ hành
0 canh Dương Kim
1 tân Âm Kim
2 nhâm Dương Thủy
3 quý Âm Thủy
4 giáp Dương Mộc
5 ất Âm Mộc
6 bính Dương Hỏa
7 đinh Âm Hỏa
8 mậu Dương Thổ
9 kỷ Âm Thổ