Bước tới nội dung

Sách cổ học đông phương/Ngũ hành/Đông y ngũ hành

Tủ sách mở Wikibooks

Trong Y học cổ truyền phương Đông, học thuyết Ngũ hành cùng học thuyết Âm dương là các học thuyết cơ bản chỉ đạo toàn bộ cơ sở lý luận của Y học cổ truyền.Học thuyết ngũ hành là triết học cổ đại phương Đông giải thích mối quan hệ hữu cơ giữa các sự vật trong quá trình vận động và biến hóa.

Ngũ hành

[sửa]

Ngũ hành là 5 thành tố có quan hệ tương tác với nhau. Mỗi hành đều có tên gọi và thuộc tính riêng

Tên gọi

[sửa]
  • Mộc: Cây cối
  • Hỏa: Lửa
  • Thổ: Đất
  • Kim: Kim loại
  • Thủy: Nước

Thuộc tính của ngũ hành

[sửa]
  • Hành Mộc: Phát động, phát sinh, vươn tỏa
  • Hành Hỏa: Phát nhiệt, tiến triển, bốc lên
  • Hành Thổ: Xuất tiết, ôn hòa, nhu dưỡng
  • Hành Kim: Thu liễm, co cứng, lắng đọng
  • Hành Thủy: Tàng giữ, mềm mại, đi xuống

Quy loại theo ngũ hành

[sửa]

Các vật chất, các hiện tượng, các dạng vận động được xếp vào hành nào đó, sẽ mang thuộc tính chung của hành đó và cũng có những mối quan hệ đặc biệt.

Vd: Thuộc tính chung của hành Hỏa là nóng, bốc lên, phát triển mạnh mẽ nên thuộc mùa Hạ, phương Nam, màu đỏ. Tạng Tâm được xếp vào hành Hỏa.

Bảng quy loại ngũ hành

TẠNG PHỦ KHIẾU THỂ TÍNH MÙA KHÍ MÀU VỊ LUẬT HƯỚNG
MỘC Can Đởm Mắt Cân Giận Xuân Phong Xanh Chua Sinh Đông
HỎA Tâm Tiểu trường Lưỡi Mạch Mừng Hạ Nhiệt Đỏ Đắng Trưởng Nam
THỔ Tỳ Vị Môi miệng Lo Cuối hạ Thấp Vàng Ngọt Hóa Trung tâm
KIM Phế Đại trường Mũi Da, lông Buồn Thu Táo Trắng Cay Thu liễm Tây
THỦY Thận Bàng quang Tai, nhị âm Xương Sợ Đông Hàn Đen Mặn Tàng Bắc

Quy luật của ngũ hành

[sửa]

Vât chất luôn vận động, trong quá trình vận động các vật luôn tác động lẫn nhau. mỗi vật thể đều chịu tác động của hai nguồn lực đối lập, thúc đẩy và kìm hãm. Quy luật tương sinh, tương khắc . Trong tình trạng hoạt động bình thường, ngũ hành vừa tương sinh lại vừa tương khắc để giữ cân bằng, hài hòa giữa các vật liên quan. Nếu chỉ sinh mà không có khắc sẽ dẫn đến tình trạng phát triển quá mức, phá vỡ sự cân bằng tự nhiên. Nếu chỉ khắc mà không sinh sẽ dẫn đến suy thoái, tàn lụi cũng phá vỡ sự cân bằng tự nhiên. Khi tương sinh, tương khắc bị rối loạn sẽ chuyển thành tương thừa, tương vũ.

Ngũ hành tương sinh

[sửa]

Tương sinh là giúp thúc đẩy, nuôi dưỡng. Ví dụ: Cây cỏ thuộc Mộc, khi cháy sinh Hỏa, Hỏa cháy thành than sinh Thổ…

Mộc sinh hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc

Hành sinh ra hành khác gọi là hành mẹ, hành được sinh ra gọi là hành con.

Ngũ hành tương khắc

[sửa]

Tương khắc là ngăn cản, kiềm chế, giám sát. Thí dụ

Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc

Ngũ hành tương thừa

[sửa]

Tương thừa là khắc quá mạnh, hành đi khắc quá mạnh so với hành bị khắc. Ví dụ: Mộc thừa khắc thổ (Can Mộc thừa khắc Tỳ Thổ)

Ngũ hành tương vũ

[sửa]

Vũ là sự phản ngược lại, ngược lại với tương thừa. Hành đi khắc quá yếu so với hành bị khắc. Xảy ra hiện tượng bị khắc phản lại hành đi khắc. Ví dụ: Như bình thường Kim khắc Mộc, Mộc chắc quá làm Kim gãy.

Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong y học

[sửa]

Học thuyết ngũ hành là nền tảng tư duy và hành động của y học cổ truyền, được ứng dụng trong khám bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh và tìm thuốc, chế thuốc.

Khám bệnh

[sửa]
Ngũ hành MỘC HỎA THỔ KIM THỦY
Ngũ vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
Ngũ sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
Tạng Can Tâm Tỳ Phế vThận
Phủ Đởm Tiểu, Tam tiêu Vị Đại Bàng
Giác quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
Phần dư ra Móng Tóc Môi Lông mao Răng
Ngũ thể Gân cơ Mạch máu Thịt Da Xương
Thất tình Nộ (giận) Hỷ (mừng) Tư (nghĩ) Bi (ưu) Thương (lo) Khủng (kinh) Sợ (hãi)


Căn cứ phân loại ngũ hành theo bảng, ta ứng dụng vào khám chữa bệnh:

Xem Màu sắc da

Xanh liên quan tới can huyết,
Đen liên quan tới thận,
Vàng liên quan tới tạng tỳ,
Đỏ liên quan tới tâm,

Xem Biểu hiện

Nộ thương can (giận dữ tổn hại can),
Hỷ thương phế (buồn quá hại phế),
Ưu tư thương tỳ (lo nghĩ nhiều hại tỳ),
Kinh khủng thương thận (sợ hãi quá hại thận).

Ví dụ:

Miệng đắng, mặt đỏ, lưỡi đỏ . Bệnh liên quan tới tạng tâm.
Móng tay chân sần sùi, không tươi nhuận, da xanh hay cáu gắt . Bệnh liên quan tới tạng can

Chẩn bệnh

[sửa]

Tìm nguyên nhân gây ra bệnh . Co chế chẩn bệnh dựa vào cơ chế ngũ tà.

  1. Chính tà - Bản thân tự bệnh. Nguyên nhân chính do tạng đó (vd Can Mộc tự bệnh gây chóng mặt; chứng mất ngủ do Tâm huyết hư, Tâm hỏa vượng)
  2. Hư tà - Bệnh mẹ truyền con (Thủy sinh Mộc, Thận truyền bệnh cho Can). Ví dụ chứng nhức đầu choáng váng do can hỏa vượng. Nguyên nhân do thận âm hư nên phải bổ thận và bình can.
  3. Thực tà - Bệnh con phạm mẹ (Vd. Can thực nhiệt làm thận âm suy; Chứng khó thở, bệnh ở tạng phế. Nếu khó thở do phù nề, nguyên nhân từ tạng thận, phép chữa phải lợi tiểu, bình suyễn)
  4. Vi tà - Kẻ vốn bị khắc nay phản lại ta (Vd. Can khắc tỳ, Tỳ vũ lại Can; Chứng đau thượng vị – viêm loét dạ dày, do can khí phạm vị, phép chữa phải là sơ can hòa vị)
  5. Tặc tà - Kẻ vốn khắc ta lại thừa ta (Vd. Phế khắc Can, nay lại thừa Can; Chứng phù dinh dưỡng, thận thủy áp đảo lại tạng tỳ gây phù, phép chữa phải tả thận bổ tỳ)

Chữa bệnh

[sửa]

Dựa vào sự sinh, khắc, thừa, vũ của ngũ hành để chữa bệnh dựa trên nguyên tắc

Con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con.

Ví dụ:

Chứng phế hư, pháp chữa là bổ Tỳ vì Tỳ là mẹ của Phế (Thổ sinh Kim)
Chứng Can thực nhiệt thì phải tả Tâm hỏa (Mộc sinh Hỏa, Hỏa là con của Mộc)

Tương thừa (tặc tà): Hành đi khắc quá mạnh phải tả hành đi khắc và bổ hành bị khắc.

Tương vũ (vi tà): Tạng bị khắc mạnh phản vũ lại tạng đi khắc gây bệnh, phép chữa tả tạng bị khắc.

Bào chế

Quy kinh: Sử dụng cho một vị thuốc thường dựa vào màu và vị của nó có quan hệ với tạng phủ trong cùng hành đó.

   Vị ngọt, màu vàng thuộc hành thổ ứng tạng Tỳ, muốn dẫn thuốc vào Tỳ ta sao tẩm thuốc với mật, đường sao vàng.
   Vị mặn màu đen thuộc hành Thủy ứng tạng Thận, muốn dẫn thuốc vào Thận sao tẩm với muối.
   Vị cay màu trắng thuộc hành Kim ứng tạng Phế, muốn dẫn thuốc vào Phế thường dùng rượu nước gừng.
   Vị chua màu xanh thuộc hành Mộc ứng tạng Can, muốn dẫn thuốc vào Can thường sao tẩm với giấm chua.
   Vị đắng màu đỏ thuộc hành hỏa ứng tạng Tâm, muốn dẫn thuốc vào tạng Tâm thường sao tẩm với nước mật đắng

Tiết chế, dinh dưỡng

[sửa]

Trong ăn uống không nên dùng nhiều và kéo dài một loại, nên thay đổi thức ăn vì:

   Ngọt nhiều quá sẽ hại tỳ
   Mặn nhiều quá sẽ hại thận
   Cay nhiều quá sẽ hại phế
   Đắng nhiều quá sẽ hại tâm
   Chua nhiều quá sẽ hại can

Khi bị bệnh, cần kiêng khem những thứ có cùng vị liên quan ngũ hành với tạng bệnh:

   Bệnh thận không nên ăn nhiều muối mặn
   Bệnh phế nên kiêng cay như tiêu, ớt, rượu
   Bệnh về tiêu hóa nên kiêng ăn ngọt, béo nhiều

Phòng bệnh

[sửa]
   Giữ âm dương trong cơ thể cân bằng, chính khí đầy đủ
   Ăn uống dinh dưỡng đủ lượng và chất
   Lao động sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý
   Thể dục thể thao phù hợp