Bước tới nội dung

Sách cổ học đông phương/Bát quái/Bói Quẻ Dịch

Tủ sách mở Wikibooks

Bát quẻ Phục hy (八卦 bā gùa) là tổ hợp của Ba hào (3 hàng) của vạch âm dương . Đầu tiên vạch một nét liền (tức là vạch lẻ), để làm phù hiệu (tượng trưng) cho khí Dương . Một nét đứt (tức là vạch chẵn), để làm phù hiệu (tượng trưng) cho khí Âm. Hai cái vạch đó gọi là Lưỡng nghi (2 nghi) . Trên mỗi nghi thêm một nét nữa, thành ra bốn cái hai vạch, gọi là Tứ tượng (4 tượng) . Trên mỗi Tượng lại vạch thêm một vạch nữa, thành ra tám cái ba vạch tạo thành 8 quẻ

8 Quẻ Phục Hy

[sửa]

2 quẻ Lưỡng nghi

[sửa]
___ tượng trưng cho khí Dương
_ _ tượng trưng cho khí Âm

4 quẻ Tư tượng

[sửa]
Tứ tượng

8 quẻ Bát quái

[sửa]
八卦 Bát Quái
乾 Càn
兌 Đoài
離 Ly
震 Chấn
巽 Tốn
坎 Khảm
艮 Cấn
坤 Khôn
Thiên/Trời Trạch/Đầm/Hồ Hỏa/Lửa Lôi/Sấm Phong/Gió Thủy/Nước Sơn/Núi Địa/Đất
天 Tiān 澤(泽) Zé 火 Huǒ 雷 Léi 風(风) Fēng 水 Shuǐ 山 Shān 地 Dì

Ý nghỉa

[sửa]
Hình bát quái Giá trị nhị phân Tên Ý nghĩa: Wilhelm Hình ảnh trong tự nhiên (pp.l-li) Phương hướng(p. 269) Mối quan hệ gia đình (p. 274) Bộ phận cơ thể (p. 274) Tính chất (p. 273) Giai đoạn/Trạng thái (pp.l-li) Linh vật (p. 273)
1 111
Càn
sáng tạo thiên (trời)
tây bắc cha đầu cứng, mạnh, khỏe sáng tạo
mã (ngựa)
2 110
Đoài
vui sướng trạch (đầm, hồ)
tây con gái út miệng dễ chịu thanh bình
dương (con dê)
3 101
Ly
bám lấy hỏa (lửa)
nam con gái thứ mắt soi sáng, sự phụ thuộc bám lấy, sự rõ ràng, thích nghi
trĩ (con chim trĩ)
4 100
Chấn
khơi dậy lôi (sấm sét)
đông con trai trưởng chân dịch chuyển có tác động khởi đầu
Long (rồng)
5 011
Tốn
dịu dàng phong (gió)
đông nam con gái trưởng bắp đùi thông suốt (hiểu rõ) sự len vào một cách dễ chịu
kê (con gà)
6 010
Khảm
không đáy thủy (nước)
bắc con trai thứ tai nguy hiểm đang chuyển động
thỉ (con heo)
7 001
Cấn
vững chắc sơn (núi)
đông bắc con trai út tay thư giãn, đứng vững hoàn thành
cẩu (con chó)
8 000
Khôn
tiếp thu địa (đất)
tây nam mẹ bụng hết lòng (tận tụy), dễ tính dễ tiếp thu
ngưu (con trâu)

64 Quẻ Văn vương

[sửa]

Dưới triều vua Vũ (禹 Yǔ) nhà Hạ, vua Hạ vũ đem quẻ nọ chồng lên quẻ kia, thành ra sáu mươi tư cái sáu vạch, gọi là Sáu mươi tư quẻ (tức là Quẻ kép) được ghi chép lại trong kinh Liên Sơn (連山 Lián Shān) được gọi là Liên sơn dịch. Bắt đầu bằng quẻ Thuần Cấn (艮 gèn) (núi), với nội quái và ngoại quái đều là Cấn (tức hai ngọn núi liên tiếp nhau) hay là Tiên thiên Bát quái.


Biểu đồ các quái

[sửa]
Ngoại quái

Nội quái

|||

Càn

Trời

|::

Chấn

Sấm

:|:

Khảm

Nước

::|

Cấn

Núi

:::

Khôn

Đất

:||

Tốn

Gió

|:|

Ly

Hỏa

||:

Đoài

Đầm

|||

Càn

1 34 5 26 11 9 14 43
|::

Chấn

25 51 3 27 24 42 21 17
:|:

Khảm

6 40 29 4 7 59 64 47
::|

Cấn

33 62 39 52 15 53 56 31
:::

Khôn

12 16 8 23 2 20 35 45
:||

Tốn

44 32 48 18 46 57 50 28
|:|

Ly

13 55 63 22 36 37 30 49
||:

Đoài

10 54 60 41 19 61 38 58

Quy ước quẻ

[sửa]

Sáu mươi tư quẻ của Kinh Dịch được chia ra thành 2 phần

  1. Thượng kinh - bàn về Đạo của Trời Đất bao gồm các quẻ từ số 01 đến số 30 bắt đầu với hai quẻ Càn (trời), Khôn (đất)
  2. Hạ kinh - bàn ve6` Đạo của vợ chồng bao gồm các quẻ từ số 31 đến số 64 bắt đầu với hai quẻ Hàm (tình yêu), Hằng (vợ chồng)

Tên gọi của mỗi quẻ gồm 3 phần

  1. Ngoại quái
  2. Nội quái
  3. Ý nghỉa của quẻ

Ví dụ Quẻ Thủy Hỏa Ký Tế:

  • thủy chỉ ngoại quái: Khảm (nước);
  • hỏa chỉ nội quái: Li (lửa);
  • ký tế chỉ ý nghĩa của quẻ: đã xong, đã hoàn thành, đã qua sông;

64 quẻ Hạ vũ

[sửa]

64 quẻ Hạ vũ

  1. Quẻ 1: Thuần Càn
  2. Quẻ 2: Thuần Khôn
  3. Quẻ 3: Thủy Lôi Truân
  4. Quẻ 4: Sơn Thủy Mông
  5. Quẻ 5: Thủy Thiên Nhu
  6. Quẻ 6: Thiên Thủy Tụng
  7. Quẻ 7: Địa Thủy Sư
  8. Quẻ 8: Thủy Địa Tỷ
  9. Quẻ 9: Phong Thiên Tiểu Súc
  10. Quẻ 10: Thiên Trạch Lý

Tham khảo

[sửa]