Sách binh pháp/Lục thao binh pháp/Võ thao

Tủ sách mở Wikibooks

VÕ THAU (BINH PHÁP LỤC THAO).

Khương Tử Nha (Khương Thượng - Lã Vọng) Khương Tử Nha (Khương Thượng – Lã Vọng)

Thiên thứ 1: PHÁT KHẢI[sửa]

Văn Vương ở đất Phong, mời Thái Công đến mà nói rằng: “ Than ôi, vua Thương tàn ác vô cùng, giết hại người vô tội. Khanh đang có cách gì để giúp đỡ dân đang đau khổ chăng?”

Thái Công đáp: “Vua nêm sửa đức để người hiền cảm phục, ban ân để dân thấy đạo trời.

Không có tai ương thì không thể khởi xướng đạo trời. Không có tai họa thì không thể toan tính đạo người.

Phải lấy thiên tai và nhân họa thì mới mưu được việc lớn. Phải thấy được phải trái thì mới biết được lòng người. Phải thấy bên ngoài và bên trong thì mới rõ được ý người, phải thấy chỗ sơ hở và chỗ thân thì mới hiểu được tính người.

Bây giờ theo đạo mà làm, đạo sẽ được thi hành, theo cửa mà vào, theo cửa sẽ được mở cho vào. Đặt ra việc lễ, lễ nghi sẽ thành. Đấu tranh bằng sức mạnh, sức mạnh sẽ chiến thắng.

Toàn thắng mà không phải đánh nhau, không cần lập đại binh, cảm thông đến quỷ thần. Huyền diệu thay!

Đối với người, cùng bị bệnh thì cứu nhau, cùng bị thương thì dựa vào nhau, cùng bị ghét thì giúp nhau, cùng thích thì hợp nhau. Nên không cần giáp binh mà vẫn thắng. Không cần xung đột, mà vẫn tiến công, không cần hào lũy mà vẫn cố thủ.

Người có trí lớn không cần đến trí, có mưu cao không cần đến mưu, có dũng khí không cần đến dũng, có lợi to không cần đến lợi.

Làm lợi cho thiên hạ thì thiên hạ chào đón, làm hại cho thiên hạ thì thiên hạ chối từ. Thiên hạ không phải của một người, thiên hạ là của cả thiên hạ. Chiếm lấy thiện hạ như việc săn thú, mà mọi người đều tin rằng mình sẽ được chia phần thịt, cũng như ngồi chung thuyền mà sang sông, qua được thì cũng có lối đi, mà thất bại thì cùng bị hại, nên tất cả đều chờ đón mà không chối từ.

Không lấy của dân là chiếm được dân, không lấy của nước là chiếm được nước, không lấy của thiên hạ là chiếm được thiên hạ.

Không lấy của dân thì dân làm lợi cho mình, không lấy của nước thì nước làm lợi cho mình. Không lấy của thiện hạ thì thiên hạ làm lợi cho mình.

Cho nên đạo hay ở chỗ không thể thấy, sự hay ở chỗ không thể nghe, thắng hay ở không thể biết. Huyền diệu thay!

Chim cắt sắp bắt mồi thì ngưng bay thu cánh, thú dữ sắp vồ thì nép mình cụp tai, thánh nhân sắp hành động thì có vẻ dại khờ.

Nay ở nước Thương, dân chúng ngờ vực lẫn nhau, tinh thần hoang mang, đời sống khổ cực vô cùng. Đấy là cái điềm mất nước.

Ta nhìn thấy ngoài đồng cỏ nhiều hơn lúa, dân chúng thì gian nhiều hơn ngay, quan lại thì tham tàn bạo ngược, bất chấp cả luật pháp trên dưới đều không giác ngộ. Đấy là lúc mất nước.

Đại minh phát ra thì muôn vật đều sáng. Đại nghĩa phát ra thì muôn vật đều lợi. Đại binh phát ra thì muôn vật đều phục tùng.

Vĩ đại thay! Cái đức của thánh nhân! chỉ nghe chỉ thấy cũng đủ vu lòng”.

Thiên thứ 2: VĂN KHẢI[sửa]

Văn Vương hỏi Thái Công: “Thánh nhân phải giữ điều gì?”

Thái Công đáp: “Phải lo nghĩ, xót xa, quan tâm đến vạn vật. Xót xa lo nghĩ, quan tâm thì vạn vật sẽ hết lòng vì mình. Chính sách ban ra, ai cũng biết. Thời cơ chưa đến, ai cũng biết lúc đổi thay. Thánh nhân giữ điều này mà cảm hóa vạn vật.

Phàm cái gì đến chỗ cùng tận thì trở lại lúc ban đầu. Muốn tốt muốn nhàn thì khéo léo mà cầu mong. Cầu mong mà được thì không thể không giữ lấy, đã giữ lấy thì không thể không hành động, đã hành động thì không nên khoe mình.

Trời đất không khoe mình nên tồn tại lâu dài. Thánh nhân không khoe mình nên nên tên tuổi rạng rỡ.

Xưa Thánh nhân tập hơp người lại thành nhà, tập hợp nhà lại thành nước, hợp nước lại thành thiên hạ, phong hầu cho người hiền, lập thành vạn quốc, gọi là đại kỉ.

Đặt ra chính sách, dạy dỗ, dựa theo phong tục của dân, sửa điều trái thành ngay, thay hình đổi dạng muôn nước đều thông, khắp nơi đều vui vẻ, mọi người đều thương vua, gọi là đại thịnh.

Ôi, Thánh nhân lo ổn định, hiền nhân lo chỉnh đốn, kẻ ngu không thể chỉnh nên tranh chấp với người trên, nên có nhiều hình phạt, hình phạt nhiều thì dân lo lắng, dân lo lắng nên lưu vong khắp nơi, trên dưới sống không yên, cứ thế kéo dài từ đời này sang đời kia gọi là đại thất.

Người trong thiên hạ ví như dòng nước chảy, hễ ngăn thì dừng, mở thì chảy, yên thì trong.

Thần diệu thay! Thánh nhân thấy được cái khởi đầu thì biết được sự kết thúc”.

Văn Vương hỏi: “Làm sao yên?”

Thái Công đáp: “Trời có hình tượng của trời, dân có đời sống bình thường, cùng dân chung sống thì thiên hạ yên. Xưa bậc minh quân noi theo đó mà cảm hóa dân, dân được cảm hóa thì tuân theo chính sách, nên làm nên sự nghiệp, giàu có. Đấy là cái đức của thánh nhân”.

Văn Vương nói: “Lời nói của người rất hợp với lòng ta vậy. Ta sẽ đêm ngày ghi nhớ không quên đển dùng làm đạo”.

Thiên thứ 3: VĂN PHẠT[sửa]

Văn Vương hỏi Thái Công: “ Văn phạt là thế nào?”

Thái Công đáp: “Văn phạt có mười hai điều:

+ Điều 1: Tùy sở thích của người mà chiếu theo ý họ, họ sẽ sinh lòng kiêu hãnh, sẽ hay gây sự, ta nhân dịp đó mà trừ đi.

+ Điều 2: Thân thiện với người họ yêu quý để chia xẻ uy quyền, một người mà hai lòng nội bộ ắt suy, trong triều không có trung thần thì xã tắc phải nguy.

+ Điều 3: Mua chuộc những người thân cận để gây cảm tình. Thân ở trong mà lòng ở ngoài thì nước sẽ bị hại.

+ Điều 4: Cho họ hưởng lạc để làm tan ý chí, biếu nhiều châu ngọc, hiến dâng gái đẹp để mua vui, nói năng khiêm nhường thuận với lẽ phải thì họ sẽ không tranh, gian kế ấy sẽ thành.

+ Điều 5: Đối với trung thần không được hối lộ, vờ lưu giữ họ, khiến cấp trên không nghi họ mà thay ngay kẻ khác. Ta đối với họ thành thật, thân mật và tin tưởng. Vua sẽ triệu họ về mà nghiêm trị. Khi đó ta có thể mưu việc lấy nước.

+ Điều 6: Mua chuộc bên trong, li gián bên ngoài, khiến cho quan giỏi giúp bên ngoài, địch đánh vào trong thì họ không tránh khỏi mất nước.

+ Điều 7: Muốn nắm được lòng người thì phải biếu xén thật nhiều, thu phục những người thân cận trung tín với vua, chỉ ra cái lợi khiến họ lơ là công việc mà gây nên sự suy yếu trong nước.

+ Điều 8: Hối lộ đò quý báo rồi nhân đó cùng mưu tính công việc. Mưu có lợi thì họ phải tin, gọi là trung thân (đã thân lại thêm thân), thân nhiều thì ta có thể dùng. Ở trong nước mà lòng hướng ngoại thì nước sẽ đại bại.

+ Điều 9: Tôn cho họ một danh vị mà không hại đến bản thân họ. Biểu dương thế lực cho họ tin tưởng mà sinh lòng tôn kính. Trước hết làm cho họ được vinh quang, vờ coi họ như thánh thần thì có thể lấy được nước.

+ Điều 10: Hạ mình cho họ tin để biết rõ tình hình, tuỳ theo ý họ mà ứng biến, như cùng chung sống với nhau, lúc đã được lòng họ thì từ từ mà thu phục dân chúng, chờ khi thời cơ đến là lúc Trời diệt họ.

+ Điều 11: Dùng đạo để che lấp. Từ quan đến dân không ai là không thích giàu sang phú quý, ghét sự chết chóc và tội lỗi. Ta tỏ ra cao quý rồi lén đem báo vật thu phục hào kiệt. Bên trong chất chứa nhiều mà ngoài thì ra vẻ thiếu thốn. Ngầm kết nạp tu sĩ để tính kế bàn mưu, thu dụng dũng sĩ để nâng cao uy thế. Giàu sang sung túc thì vây cánh càng đông, đồ đảng càng nhiều. Đấy là bưng bít. Có nước mà bị bưng bít thì làm sao gọi là có nước?

+ Điều 12: Nuôi dưỡng loạn thần để mê hoặc vua, hiến nhạc dâm, gái đẹp để quyến rũ vua, nhường chó tốt ngựa hay để giải khuây, cho quyền thế lớn để dụ dỗ. Khi đã kiểm soát được trên thì cùng thiên hạ mưu đồ việc lớn.

Đầy đủ mười hai điều này thì việc binh sẽ thành. Đấy là trên xem trời, dưới xem đất, điều kiện xuất hiện thì có thể đánh chiếm”.

Thiên thứ 4: THUẬN KHẢI[sửa]

Văn Vương hỏi Thái Công: “Làm thế nào để trị thiên hạ”.

Thái Công đáp: “Lượng phải bao trùm thiên hạ rồi sau mới chứa được thiên hạ.

Tín phải bao trùm thiên hạ rồi sau mới giữ được thiên hạ.

Quyền phải bao trùm thiên hạ rồi sau mới không mất thiên hạ.

Làm mà không nghi thì vận trời không thể rồi, thời thế không thể thay đổi.

Sáu điều này có đầy đủ thì mới cai trị được thiên hạ.

Cho nên có lợi cho thiên hạ thì thiên hạ chào đón, có hại cho thiên hạ thì thiên hạ chối từ.

Cho thiên hạ sống thì thiên hạ ghi ân. Giết hại thiên hạ thì thiên hạ làm giặc.

Soi thấu thiên hạ thì thiên hạ cảm thông. Đưa thiên hạ đến chổ cùng cực thì thiên hạ thì thiên hạ oán thù.

Làm cho thiên hạ yên thì thiên hạ tin cậy. Làm cho thiên hạ nguy thì thiên hạ hại mình.

Thiên hạ không phải của một người, nhưng người có “ĐẠO” thì nắm được cả thiên hạ”.

Thiên thứ 5: TAM NGHI[sửa]

Võ Vương hỏi Thái Công: “Trẫm muốn lập nên nghiệp lớn, nhưng có ba điều nghi ngại: sợ sức mình không thể đánh nước mạnh, không li gián được người thân, không phân chia được dân chúng. Vậy phải làm thế nào?”

Thái Công đáp: “Phải mưu tính cẩn thận và dùng nhiều tiền của.

Muốn đánh nước mạnh, phải dưỡng họ cho mạnh, giúp học khuếch trương. Mạnh quá phải gãy, trương quá phải khuyết.

Dùng nước mạnh đánh nước mạnh. Dùng người thân li gián người thân.

Dùng dân chúng phân chia dân chúng.

Phàm đạo dùng mưu, quý ở điểm chu đáo. Tùy sự mà địch, lấy lợi mà nhử thì họ sẽ sinh lòng tranh chấp.

Muốn chia rẽ nội bộ họ thì tùy theo sở thích của họ mà làm cho người họ yêu quý, cho điều họ muốn,vạch rõ điều lợi, rồi nhân đó mà làm họ chia rẽ nhau. Họ thấy lợi thì vui, nhưng đừng cho họ thỏa mãn. Khi gây được hiềm nghi thì dừng lại.

Về phép tấn công, trước phải che mắt địch rồi mới đánh vào chỗ mạnh. Diệt điểm lớn của địch, tránh làm hại cho dân.

Dùng sắc quyến họ mê, dùng lợi nhử họ ăn, dùng hương vị quyến rũ họ, dùng ca nhạc giúp vui. Đã xa người thân ắt phải xa dân.

Đừng cho họ biết mưu kế, cũng đừng để họ biết ý định của mình, ngầm giúp dân để thu phục nhân tâm thì có thể thành công.

Ban ân cho dân thì đừng tiếc của. Dân như trâu, ngựa, phải chăm nom nuôi nấng, nghe và thương mến họ.

Lấy lòng mở mang trí tuệ, dùng trí tìm của, lấy của thu dân, dùng dân đón người hiền.

Đón được người hiền thì làm vua thiên hạ”.