Bước tới nội dung

Sách Y Học/Tây y/Chẩn bệnh và điều trị

Tủ sách mở Wikibooks

Chẩn bệnh hay Thao tác lâm sàng

[sửa]

Chẩn bệnh là những bước cơ bản nhất để thiết lập một chẩn đoán y khoa là Hỏi, Nhìn, Nghe, Khám, Nghe trong Y học hiện đại (Tây y) . Tương đương với Tứ chẩn là Vọng chẩn (nhìn), Văn chẩn (nghe), Vấn chẩn (hỏi) và Thiết chẩn (sờ nắn, bắt mạch) trong Y học cổ truyền.

Một khi đã có chẩn đoán sơ bộ từ việc thăm khám lâm sàng nói trên, người thầy thuốc có thể quyết định điệu trị ngay hoặc đề nghị một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để xác định chẩn đoán hoặc loại trừ chẩn đoán. Các xét nghiệm cận lâm sàng thường được dùng trong chẩn đoán là huyết học, sinh hóa, hình ảnh học, vi sinh vật học, tế bào học, giải phẫu bệnh, thăm dò chức năng và có thể là các xét nghiệm cao cấp hơn như di truyền học.

Điều trị

[sửa]

Trong kĩ thuật điều trị, bác sĩ tiếp xúc bệnh nhân và dùng phương pháp chẩn đoán gồm dự chẩn, ngăn ngừa, trị bệnh; hay còn được gọi bằng thuật ngữ "quan hệ người bệnh-thầy thuốc", nghĩa là bác sĩ làm việc với bệnh nhân dựa trên bệnh sử, bệnh án của họ bằng vấn chẩn rồi khám tổng quát bằng một số y cụ thông thường như ống nghe, thiết bị nội soi. Sau khi vấn chẩn tìm triệu chứng và khám để tìm dấu hiệu bệnh, bác sĩ thường đề nghị bệnh nhân làm vài xét nghiệm như thử máu, làm sinh thiết hoặc kê đơn thuốc hay là phép điều trị khác nữa.

Nhiều phương pháp chẩn đoán chuyên biệt được dùng phân tích bệnh tình trên cơ sở thông tin cung cấp. Trong buổi vấn chẩn điều rất quan trọng là thu thập được chi tiết nhất mọi dữ liệu liên quan đến bệnh nhân để có được thông tin trung thực nhất, sau đó kết quả vấn chẩn được ghi vào bệnh án. Các bước kế tiếp có thể ngắn hơn nhưng cũng tuân theo quy trình cơ bản như vậy.